ÂN SỦNG CHO NHÂN LOẠI




Kinh Thánh: Luca 2:14 Lời chào mừng: Trân trọng kính chào quý vị! Trước hết xin cho tôi thay mặt Hội Thánh của Đức Chúa Trời xin gởi lời kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh và một năm mới Bình An, Hạnh Phúc và Ân Sủng của Đức Chúa Trời. Thưa quý vị, Có một câu hỏi được hỏi nhiều nhất trên thế giới tính cho đến thời điểm này mà công cụ điện toán, google đã thống kê ghi lại đó là: Thượng Đế Ôi! Ngài ở đâu? Và nếu tối nay, tôi hỏi quý vị rằng: Thượng Đế ơi! Ngài ở đâu? Thì sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau phải không quý vị? Chúng ta trở về với không khí của Mùa Lễ Giáng Sinh, trở về với Lời của Đức Chúa Trời để tìm biết câu trả lời: Đức Chúa Trời đã nhập thế làm người qua thân vị là Chúa Giê xu Christ. Và Chúa Giê xu Christ có danh xưng cao quý là: Em-ma-nu-ên. Nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Vâng Thượng Đế Ôi! Ngài ở đâu? Ngài đang ở đây với chúng ta. Xin chúng ta cùng cho một chàng vỗ tay chào mừng sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì Ngài đang ở cùng chúng ta. Nhập đề: Kính thưa quý vị! Chúng ta đang ngồi hướng lên tâm điểm của Lễ Giáng Sinh, và buổi tối hôm nay, Hội Thánh chúng xin giới thiệu cùng quý vị chủ đề của Lễ Giáng Sinh đó là: Ân Sủng Cho Nhân Loại. Trước khi chúng ta cùng nhau đến với Lời Đức Chúa Trời, kính mời quý vị đồng đứng lên để chúng ta cùng đọc câu gốc nền tảng hai. Khi đọc xong... cầu nguyện. Kính lạy Đức Chúa Giê xu, tối nay chúng con muốn nói về Ngài, xin hãy làm vinh hiển Ngài qua chúng con, vì chúng con nhận biết rằng: Nếu không có Ngài thì cuộc đời chúng con chẳng là gì hết. Chúng con cầu xin Đức Thánh Linh hãy vận hành trên người nói cùng người nghe. Để mỗi chúng con đều được rờ chạm và nếm biết ân sủng của Ngài. Trong Danh Chúa Giê-xu Christ. A men. Thân đề: Quê hương VN nằm ở bên bờ của Thái Bình Dương, cho nên hứng chịu trọn vẹn hai mùa mưa nắng. Mùa mưa về, nước lũ ngập từng cơn, khi hạn hán đến, đồng khô cỏ cháy. Vì vậy quê hương VN luôn nguyện cầu: Cầu cho mưa thuận gió hòa, cho đồng lúa tốt, nhà nhà ấm lo! Miền Trung lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn. Mà chân dãy Trường Sơn thì đất cày lên sỏi đá, cho nên lời nguyện cầu có vẻ tha thiết hơn: Lạy trời mưa thuận gió đều, cho nhiều lúa bắp, cho nhiều sắn khoai. Đó là cái tâm, cái tấm lòng và sự cậy trông của người xưa đặt tin nơi Đức Chúa Trời Hằng Sống. Nhưng cách đây khoảng hơn 30 năm, Nhân loại .... đã thốt lên những lời mà khiến Đức Chúa Trời vô cùng thất vọng: Anh trời dẹp lại một bên, để cho thủy lợi đứng lên thay trời. Và khi chương trình thủy lợi, nông nghiệp thất bại thì đổ lỗi là tại trời: Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài của ta. Cách nói ấy, luận điệu đó, đúng như cách nói, giọng điệu của người La Mã vào Thế Kỉ thứ nhất mà Phao lô đã chép trong thư Rô-ma rằng: “ Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại” ( Rô ma 1:21-22) Trong khi con người tự hào có thể đội đá vá trời, trong khi con người càng ngày đẩy Ngài ra xa, trong khi con người luôn luôn làm Ngài thất vọng. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng Chí Nhân, Chí Ái: “Bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.” ( Mathiơ 5:45 ). Ngài vẫn luôn săn sóc, yêu thương và Ngài vẫn gọi tiếng gọi tình thương từ vườn Ê-đen năm xưa, để con người vốn xa cách trở về cùng Cha Thiên Phụ: “ A-đam, con ở đâu?” Vâng tiếng gọi ấy, tiếng gọi tình thương ấy cũng vẫn dành cho quý vị và tôi! Và ngày nay Ngài không phải ngồi trên Thiên đàng để gọi chúng ta đâu. Ngài cũng không phải ngồi trên thiên đàng rồi dơ tay xuống kéo con người ra khỏi cái huyệt của sự chết đâu. Thưa quý vị! Ân sủng của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại này không chỉ khiến mặt trời mọc lên soi dọi nơi trần thế thôi đâu, Ân sủng của Đức Chúa Trời cũng không chỉ làm mưa cho mùa màng bội thu thôi đâu. Vì dù mặt trời có soi dọi cả đêm đi chăng nữa thì tâm linh con người vẫn u mê đen tối, lầm lạc trong tội lỗi. Nước lũ có thể cuốn trôi đi bất cứ điều gì, nước chảy đá cũng phải mòn, nhưng tội lỗi của con người thì chẳng một loại nước lũ nào có thể cuốn trôi hay làm mòn, hoặc tẩy sạch đi được. Vì tội lỗi và sự hư hoại của con người nó ăn sâu, bám rễ trong bản chất của mỗi con người chúng ta. Chính vì thế mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ Ân sủng của Ngài cách trọn vẹn nhất, và Tuyệt Đỉnh của Ân Sủng đó là sự ban cho một Đấng Cứu Thế để cứu nhân loại hư mất này. Trong đêm đen tối của trần thế. Thiên sứ đã báo cho các kẻ chăn chiên rằng:“ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa.” ( Luca2:11) Sau đó thiên sứ ngợi khen Đức Chúa Trời mà rằng: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!” ( Luca2:14) Bài ca của thiên sứ rất ngắn, nhưng đã đụng đến và đem sự sống vĩnh cửu vào thế giới hư vong, đem vào cho nhân loại một tin mừng: tội ta được tha, nợ tôi được trả cho những kẻ nào tin đến danh con người, cho những kẻ ở trong Chúa Giê-xu Christ. Bài ca ấy chỉ cho nhân loại biết phương hướng tìm về nguồn của sự sống thật, sự bình an thật, cũng chỉ cho chúng phương cách để trở về làm hòa với Đấng Tạo Hóa thông qua: Một Đấng Cứu Thế, gọi là Christ, là Chúa. Martin Luther nói về sự Giáng Sinh của Chúa Jêsus rằng: “Ngài là Đấng mà nhiều thế giới không thể bao hết được lại nằm bên hông của Mary”. Một người khác cũng thốt lên rằng: “ Bởi vì yêu thế nhân mà Ngài đã từ vĩnh cửu bước vào trong thời gian, đã từ vô cùng đi vào hữu hạn.” Đấy là sự hóa thân thành nhục thể — Đây chính là Ân Sủng dành cho nhân loại. Chúa Cứu Thế Giê xu được ban tặng cho Những kẻ không xứng đáng, những kẻ luôn làm Ngài thất vọng. W. Tozer khi nói về ân sủng của Đức Chúa Trời Ông đã ghi trong nhật ký trước khi qua đời: “ Ðức Chúa Trời đã lấy ân sủng vô cùng to lớn của Ngài để đến với tôi, lớn đến nỗi cho dù tôi có sống được đến một triệu thiên niên kỷ, tôi cũng không thể trả nổi những gì Ngài đã làm cho tôi.” Thưa quý vị! Có một bài thánh ca đã làm lay động thế giới suốt 250 năm qua, làm rung động biết bao con tim trai cứng, mang lại sự yên ủi cho biết bao những cuộc đời vỡ tan trong hoạn nạn, nghịch cảnh, và đau thương. Bài ca: Ân Điển Lạ Lùng. Cuộc đời của John Newton: John Newton là một người mồ côi mẹ từ thuở nhỏ. Ông sống một cuộc đời ngang tàng, hư hỏng, tội lỗi, xấu xa. Ông len lỏi từ địa vì của một người sai vặt lên làm thuyền trưởng của một tàu buôn nô lệ hạng sang. Trong một chuyến vượt Đại Tây Dương, John Newton gặp một trận bão khủng khiếp. Trong hoàn cảnh nguy nan đó, ông nhận thức được sự mong manh của cuộc sống đã dâng một lời cầu nguyện để xin Đấng có quyền cứu mình khỏi chết. Và Đức Chúa Trời thành tín, Ngài phán rằng: Phàm ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Trong nhất ký John Newton mô tả cuộc đời mình như là một chiếc tàu hư hỏng, mục nát. Cuộc đời tôi lạc lõng giữa những bão tố mênh mông, cạm bẫy của cuộc đời. Nhưng ân điển Chúa đã cứu ông để rồi bài ca: Ân Điển Lạ lùng như một lời tạ ơn có mùi thơm dâng nên Chúa. Hôm nay có thể cuộc đời chúng ta có phải cũng đang đối diện với những giông bão, cạm bẫy và đêm đen của cuộc đời do tội lỗi đang nhấn chìm chúng ta. Tin mừng cho quý vị buổi hôm nay là: Ân điển của Đức Chúa Trời sẽ cứu vớt quý vị, giữ quý vị trong cuộc sống hạnh phước thiêng liêng. Khi mở đầu sứ điệp giáng sinh Sứ đồ Phao lô đã đi ngay, đi thẳng vào con tim của sự giáng sinh chính là: “ Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy ” ( ITi 1:15 ) Trọng tâm của lễ giáng sinh đối với Phao lô không phải là những kẻ chăn chiên mục đồng hay các bác sĩ đông phương, trọng tâm của lễ giáng sinh đối với Phao lô không phải là máng cỏ chuồng chiên, hay các ngôi sao. Trọng tâm của lễ giáng sinh đối với Phao lô không phải là đến Brazil để ngắm cây thông Noel lớn nhất thế cao 85m đâu. Trọng tâm của lễ giáng sinh đối với Phao lô không phải là cái bánh dài 1km với hương vị vani đâu. Con tim của lễ Giáng Sinh đối với Phao lô là: “ Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, trong đó có tôi và quý vị” ITi 1:15. Đây có phải tinh thần của chúng ta khi đến với Chúa giáng sinh không? Đây có phải là tấm lòng chúng ta đến đây để gặp Chúa Giáng Sinh không? Trong tất cả các vị sứ đồ của Chúa Cứu Thế Giê-xu thì Phao lô đã viết và nếm trải kinh nghiệm về Ân Sủng nhiều hơn hết thảy. Trong toàn bộ Kinh Thánh Tân Ước nói tới 76 lần động từ “ Ân điển” thì Phao lô nói đến 71 lần trong số 13 thư tín của Ông. Đó cũng đủ thấy Ân điển của Đức Chúa Trời đã gột rửa và đem ông lên cao hơn những người khác. Phao lô có nghĩa là nhỏ bé, + Chrysostom đã nói về Phao lô rằng: cao ba cubit ( đơn vị đo ngày xưa, 1 cubit =45,72cm) nhưng ông đã đụng đến bầu trời. Dầu vóc người thấp nhỏ, Phao lô là người đã nhận lãnh và kinh nghiệm được sự ban cho ân điển diệu kì của Đức Chúa Trời. Sau khi tin Chúa Phao lô được đổi mới nên khiêm tốn ý thức được rằng: Mình chỉ là một hạt cát bên bờ Đại Dương của tình yêu bao la Ân Sủng của Chúa. Đến đây có thể chúng ta tự nhủ rằng: Chắc ông ấy phải là người tốt lành, công bình lắm, đạo đức lắm nên mới được Đức Chúa Trời ưu ái, ban ơn nhiều như vậy. Kính thưa Hội Thánh, thưa quý vị thân hữu! Chúng ta đang sống trong một xã hội có qua có lại mới toại lòng nhau, quy luật sòng phẳng, bánh tét đi qua, bánh quy trở lại, chính vì vậy mà quy luật ấy con người cũng đem áp dụng vào lĩnh vực tâm linh, chúng ta đem vào mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Về phương diện con người thì Phao lô: Là con của gia đình gia giáo: Sinh trưởng trong một gia đình đạo đức hẳn hoi. Ông là một người mang dòng họ máu chất của dân tộc Do Thái, một gia đình khá giả, thượng lưu, một gia đình có tư cách, có địa vị, có tiền bạc, và là một gia đình nuôi dạy con theo luật pháp điển hình là lúc 8 ngày đem con vào đền thờ làm nghi thức theo đạo giáo. Về học vấn: Phao lô là một thanh niên tài giỏi, vượt bực, ông có tới ba bốn bằng tiến sĩ, rất giỏi, rất xuất sắc, một người đi học trường tư với thầy dạy nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Và ông là một sinh viên ưu tú. Ông là một diễn giả hùng hồn, ông là một triết gia, ông là một nhà hùng biện, là một giáo sư có một không hai. Đang khi còn rất trẻ ông là thuộc viên của tòa công luận của nước Do Thái. Một trong 70 người nỗi lạc nhất trên toàn quốc đứng trong chính quyền cai trị dân. Một người đức hạnh: ông nói: tôi giữ luật pháp không chỗ trách được, không chỗ chê, không chỗ thất bại. Khi nhìn vào những thành tích và mẫu mực của Phao lô thì chúng ta tưởng rằng: ông đủ tiêu chuẩn, đủ tư cách, đủ để được Đức Chúa Trời ưu ái cứu vớt. Nhưng Phao lô tuyên bố: nhờ những việc làm, việc lành được được cứu là vô ích, và Phao lô nói rằng: trong sự cứu rỗi thì không một mảy bụi việc làm nào hết. Phao lô nói: “ Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình;” ( Ê-phê-sô 2:8-9) Giữa con người với nhau thì Phao lô là một gương mẫu, là gương sáng cho chúng ta noi theo, và chúng ta thấy Phao lô là người thành công, là tốt đẹp là mẫu mực. Nhưng trong Kinh Thánh qua cái nhìn của Đức Chúa Trời thì Phao lô là một tội nhân. Nói đến tội nhân thì chúng ta thường nghĩ rằng: Một người được gọi là một tội nhân thì phải có cái gì đó sai trật trong đạo đức, trong cư xử. Nhưng thật ra thì không, theo con mắt bình thường chúng ta thấy: Phao lô là một tu sĩ, một dòng tu rất khắc khổ, một dòng tu Pha-ri-si. Giữ đạo luật rất khắt khe. Phao lô đưa ra một đại diện, một kiểu mẫu về hình ảnh của một tội nhân: Phao lô nói: “ trong những kẻ có tội đó ta là đầu.” Phao lô nói: ta là người nặng tội nhất, Phao lô nói: ta là tội nhân xấu nhất. [PT] Có một số bản dịch của CG là: ta là chúa chùm tội, ta tổ sư, là kẻ cầm đầu tất cả những tội nhân. Câu: “ tôi là người có tội” là nói đến bản chất trong con người bên trong, khi nói đến bản chất thì nói đến một vấn đề không thể sửa chữa ở bên ngoài mà phải là một sự giải quyết thay đổi trong bản chất. Hơn nữa, đây không phải là tội lỗi, lỗi lầm, vấp phạm giữa người với người mà thôi, câu nói Tôi là người có tội là một nhận thức về liên hệ giữa mình với Đức Chúa Trời, đối diện với Thiên đàng và địa ngục. Chúng ta thường ngoảnh mặt làm ngơ, sống cuộc đời không màng đến sự có mặt của Đức Chúa Trời. Mọi hơi thở của chúng ta đều đến từ Ngài, miếng cơm, áo mặc, hạnh phúc đều đến từ Đức Chúa Trời, mà chúng ta cứ tỉnh bơ, mà chúng ta cứ gọi rằng đó là chuyện của riêng mình, không đếm xỉa gì đến Ngài. Kinh Thánh gọi đó là tội lỗi, tội đó là tội vi phạm đến Đức Chúa Trời và tội đó là tội tày trời. Con người không thể bào chữa mình được. Đây là tội lỗi không thể chạy chữa mình được. Kết Luận: Trong tất cả chúng ta không ai dám chắc nói rằng: mình toàn hảo, tuyệt đối, ai cũng có thể nói rằng: tôi lầm lỗi, tôi thiếu xót, nhiều thất bại. Qua Lời của Đức Chúa Trời, quý vị và tôi có nhận thức thấy mình là một tội nhân cần được cứu vớt không? Quý vị và tôi có đồng thanh với Phao lô rằng: tôi là người có tội không? Thánh Kinh tuyên bố: Nếu ai nói mình không có tội chi hết ấy là người nói dối, lẽ thật không ở trong người ấy. Vì mọi người đều đã phạm tội. Con người vốn sinh ra trong tội lỗi, lớn trong tội lỗi và phạm tội mỗi ngày nữa. Chính vì thế, Thánh Kinh tuyên bố: Đức Chúa Trời đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta chất trên mình Chúa Giê-xu. Ro 6:23 23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Gi 3:36 36 Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó. Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. ( Ê-sai 53) Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Tr 12:6 6 Lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa trước khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng; Cụ Si mê ôn là người đạo đức công bình nhưng không .... Muốn thân mình không lệch, trước hết phải giữ cho tâm hồn không lệch. (Tuân Sinh Tiên)  

Related Posts

0 nhận xét