Vũ Khí Cầu Nguyện


Kinh Thánh: Thi Thiên 56:9
Ngày nào tôi kêu cầu, các kẻ thù nghịch tôi sẽ thối lại sau; tôi biết điều đó, vì Đức Chúa Trời binh vực tôi 
Nhập đề:
I/. Giới thiệu sách Thi-thiên
Chúng ta đến với sách Thi thiên, trong tiếng Hêbơrơ đề tựa của sách nầy là “ngợi khen”, đề tựa trong tiếng Hylạp là “Ban Âm Nhạc”, hay còn gọi là “Thi thiên”. Đây là sách Thờ Phượng, đây là sách Thánh Ca được dùng trong đền thờ.
Có nhiều tác giả đã góp phần vào sách Thi Thiên nầy. David là một nhà Thi Thiên tài ba của Israel đã cống hiến 73 Thi Thiên.
Một số tác giả khác cũng viết Thi thiên; Môise viết Thi thiên 90; Solomon đã viết 2 Thi thiên; các con trai Côrê viết 11 Thi thiên; Asáp viết 12 Thi thiên; Hêman viết Thi thiên 88; Êthan viết Thi thiên 89; Êxêchia viết 10 Thi thiên;  có 39 Thi thiên mồ côi, vô danh.

Sách Thi thiên nằm chính giữa trong Lời của Đức Chúa Trời; Thi thiên 119 nằm chính giữa Lời của Đức Chúa Trời, vì thế nó tôn cao Lời của Ngài. Sách Thi thiên ban phước hạnh cho lòng của nhiều người trải qua bao thế hệ, trong những lúc tôi bị bệnh ở nhà hay ở bịnh viện, hay lúc tôi đối diện với những vấn đề khó khăn với tâm tư rối reng, tôi thường mở sách Thi thiên ra. Các Thi thiên nầy làm cho lòng tôi và đời sống tôi được phước hạnh.

Ông Embrode, một thánh đồ của Hội thánh nói: “Sách Thi thiên là tiếng nói của Hội thánh”, ông Augustine nói: “Thi thiên là sách chủ yếu của Kinh thánh”,  ông Martin Luther nói: “Thi thiên là sách cho mọi thánh đồ” và ông John Calvin nói: “Sách Thi thiên đến với mọi chỗ của tâm hồn”
Ông Spurgeon nói: “Sách Thi thiên hướng dẫn chúng ta trong việc dùng đôi cánh như lời nói, nó cho chúng ta trả lời than van lẫn sự ca hát. Đây là cách các bạn trở nên chim sơn ca thay vì các loại chim khác”.

Sách Thi thiên được kể là vườn hoa Kinh thánh, có đến 219 lời được Tân Ước trích dẫn từ Cựu Ước, trong số nầy có 116 lần từ sách Thi thiên.
II/. Lời Cầu Nguyện Của Đa Vít Trong Sách Thi-thiên 56
+ Đa vít nói: Ngày nào tôi kêu cầu, các kẻ thù nghịch tôi sẽ thối lại sau; tôi biết điều đó, vì Đức Chúa Trời binh vực tôi 
Cuộc đời của Đa vít rất lận đận, với nhiều thăng trầm và nhiều nước mắt.

Đây là thi thiên mà Đa vít đã làm trong hoàn cảnh bị quân Phi-li-tin đuổi bắt khi ông chốn trong thành Gát. Lúc Đa-vít chạy trốn Sau-lơ mà vào lãnh thổ Phi-li-tin. Ông đã phải giả điên trước mặt A-kích .(ISa 21:10-15).
Tuy ông giả vờ điên dại trước mặt A-kích, nhưng không phải nhờ đó mà ông được giải thoát. Không phải nhờ sự khôn khéo lanh lợi trong ISa 21:1213 mà Đa-vít được giải cứu, nhưng nhờ sự cầu nguyện.
Vào ngay câu đầu: Đa vít đã thốt lên rằng: Đức Chúa Trời ôi! Xin thương xót tôi; vì người ta muốn ăn nuốt tôi:
Hằng ngày họ đánh giặc cùng tôi, và hà hiếp tôi.
2 Trọn ngày kẻ thù nghịch tôi muốn ăn nuốt tôi,
Vì những kẻ đánh giặc cùng tôi cách kiêu ngạo là nhiều thay.
Trong bản dịch khác dịch là: kẻ thù nhe nanh vuốt hại con, kẻ thù đàn áp con, họ ngăm đe cắn nuốt suốt ngày.
Chúng ta sẽ làm gì khi rơi vào trong hoàn cảnh éo le, suốt ngày bị đe dọa, đuổi giết ông.
Mặc dầu Đa-vít trong thời niên thiếu có thể hạ gục Gô-li-át khổng lồ chỉ bằng cái chành ném đá. Nhưng trong chiến công đó ông cũng đã nói rằng: hôm nay, Đức Giê- hô va sẽ phó ngươi vào tay ta. Ông đã xem mỗi giai đoạn, mỗi sự chiến thắng là đến từ Chúa và trong phân đoạn Kinh Thánh này cũng vậy.
Bạn thấy không? Phao lô đã duy trì được tình trạng thuộc linh tươi mới của mình từ hồi niên thiếu cho đến khi mỗi ngày về già, Đa vít đã giữ được tấm lòng tin kính của mình lúc chỉ là một người chăn chiên tầm thường cho đến khi có địa vị huy hoàng là Vua một nước.
Tôi rất hâm mộ tính kỷ luật của Đa-vít điều gì đã khiến Đa vít càng ngày sâu nhiệm trong Chúa. Qua thi thiên chúng ta biết ngay rằng: Ông đã thường xuyên có mối tương giao mật thiết với Chúa qua sự cầu nguyện.
Trong lịch sử của Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng: Không một người nào thành công mà không cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
Ngày nào (9, so sánh với c. 3), trong câu 3 là ngày tin cậy; còn trong câu 9 là ngày cầu nguyện,
Ngày nào đối với Đa vít là ngày hoạn nạn, ngày lận đận, ngày của nước mắt.
Đa-vít đã cho chúng ta thấy vũ khí của sự cầu nguyện, tầm quan trọng của sự cầu nguyện: Ngày nào tôi kêu cầu, các kẻ thù nghịch tôi sẽ thối lại sau; tôi biết điều đó, vì Đức Chúa Trời binh vực tôi 
Bạn và tôi có một kẻ thù sống trước chúng ta hàng ngàn năm. Thánh đồ Phi-e-rơ nói cho chúng ta biết rằng: IPhi 5:8   8 Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. 
Không ai hiểu rõ câu Kinh Thánh này bằng Phi-e-rơ. Bởi vì....
Cuộc đời của Phi-e-rơ đã có lần tưởng mình lớn như cây tùng, cây bách tự lương dựa vào sức lực của riêng mình mà xem nhẹ cầu nguyện: Chúa Giê-xu đã cảnh báo Phi-e-rơ rằng: Ma quỷ đã sàng xảy người, nhưng ta đã cầu nguyện cho ngươi.
Phi-e-rơ đã thất bại xem thường vũ khí cầu nguyện, chúng ta cũng thấy các môn đồ trong vườn Ghết-sa-ma-lê cũng đã ngủ gục: Chúa cũng đã trách rằng: các ngươi không thức được với ta một giờ thôi sao.
Ba-lần chối Chúa, nhiều lần vấp ngã Phi-e-rơ hiểu rằng: Mình sẽ không còn đứng vững được, không tiếp tục được nếu Chúa Giê-xu trước đó đã cầu nguyện cho Phi-e-rơ.
Khi chúng ta bày tỏ lòng tin cậy Chúa bằng lời cầu nguyện, kêu cầu, kẻ thù sẽ lui lại đàng sau chúng ta.
Chúa Giê-xu đã hiểu được vai trò của mình khi đến thế gian cho nên Ngài không một phút xem thường. Mặc dầu:
Trong 3 năm - Ngài đi từ bắc xuống nam, từ hữu ngạn cho đến tả ngạn của sông Giô đanh, Ngài kêu gọi từng người một, từ bờ biển Ga-li-lê đi lên tận Giê-ru-sa-lem để kêu gọi Ma thi ơ người thâu thuế- Ngài xuống tận miền Sa-ma-ri để gặp người đàn bà vô danh Sa-ma-ri. Ngài lên ngược Ga-li-lê
Chúng ta thấy Cứu Chúa chúng ta rất bận rộn, tuy nhiên bận rộn như thế, nhiều việc như thế, sứ mạng quan trọng như thế. Nhưng Chúa Giê-xu không bao giờ bỏ qua việc cầu nguyện
Chúng ta không thể làm gì được nếu không cầu nguyện. Sự cầu nguyện vượt qua hay cất đi mọi trở lực, thắng hơn mọi thế lực chống đối và đạt được mục đích của nó khiđối mặt với những trở lực khó có thể đánh bại được .”- E. M .Bounds
Tất cả những người đã đồng đi với Đức Chúa Trời đều xem sự cầu nguyện là công việc chính yếu của đời sống họ .”- Delma Jackson
+ Lời làm chứng về sự cầu nguyện của người dân tộc Hmong.
Gia cơ là nhà lãnh đạo, đây là em Chúa Giê-xu, đầu gối lạc đà.
Lãnh đạo mà đầu gối bóng bảy thì không phải là lãnh đạo, Lãnh đạo trong cơn bão tố bằng đầu gối, cầu nguyện không phải phân tâm, cầu xin không được vì không tin, ông rất có kinh nghiệm trong sự cầu nguyện, ông này hay nói về cầu nguyện.
Người lãnh đạo của HT đầu tiên là người có mối tương giao rất mật thiết của Chủ mùa gặt, ông không phải là 12 sứ đồ, nhưng cuối cùng ông đã vượt tất cả. Chúng ta phải để thì giờ cầu nguyện.
Chúa Giê-xu là gương tối cao – Ngài quỳ xuống cầu nguyện, Ngài khẩn thiết, mồ hôi giống như máu.
Đa ni ên thà chết chứ không bỏ cầu nguyện (Đanien6;10)
+ Trong suốt 40 năm đi trong sa mạc, ông Môsê luôn cầu nguyện cho dân chúng có cơm ăn, nước uống và còn xin Chúa tha tội cho dân, cứu dân khỏi cái chết nữa. Khi cầu nguyện, ông thưa với Chúa như với một người bạn : thành khẩn, tin tưởng.
Tội nghiệp cho Một HT, tội nghiệp cho họ khi chúng ta thiếu vắng sự cầu nguyện của chúng ta với Ngài. HT sẽ bị mất phước nếu chúng ta không cầu nguyện với Ngài,
Cầu nguyện là việc phải làm chứ không phải việc lựa chọn, không ai bảo rằng thành công mà không cầu nguyện. Thành công HVC là người yêu thích sự cầu nguyện.
Đoàn quân của Chúa sẽ đầu hàng vô điều kiện nếu người lãnh đạo và HT không cầu nguyện với Chúa.
Tấm gương của Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi là những nhà lãnh
Ông làm quan tửu chánh dâng rượu cho vua, một chức vụ cao quý và có nhiều bận rộn.
ông không chỉ là người giỏi về chiến lược và sắp đặt công việc, nhưng tấm lòng và đời sống cầu nguyện của ông là một Mô hình chúng ta cần hướng tới.

khi nghi tin về dân sót của dân Đức Chúa Trời bị sỉ nhục, và tường thành Giê-ru-sa-lem bị đổ nát. Ông Đã Cầu Nguyện Thâu Đêm đừng ngủ dài mỗi đêm để cầu nguyện, thà đừng ăn một bữa để cầu nguyện. Một con cái Chúa không thể bảo rằng: không có thì giờ để cầu nguyện.

Điều hành cả vũ trụ bao la, Ngài bận với công việc của hàng tỉ người trên thế giới. Ngài rất bận nhưng trong thời biểu của Ngài luôn luôn có một ô trống cho từng người một, Ngài muốn chờ đợi chúng ta đến với Ngài, và chúng ta đã nhiều lần lỡ hẹn với Ngài. Ngài là gương mẫu cho chúng ta noi theo

+ Nê-hê-mi Tường thành thuộc linh của chúng ta có thể bị
đã ngồi và khóc cư tang mấy ngày, tôi cữ ăn và cầu nguyện, ông đau buồn, đớn đau bởi thương dân sự và lo cho tường thành.đổ nát lâu rồi,
Tấm lòng nguội lạnh xa cách Đức Chúa Trời, chúng ta cần trổi dậy và cầu nguyện, tường thành thuộc linh của những người thân của chúng ta đã bị đổ. Chúng ta cần đau thương, đổi cười ra khóc đổi vui ra buồn /.
+ Ê xơ tê đã kiêng ăn cầu nguyện.
Sự thức tỉnh thuộc linh lớn lao đã xảy ra đời E-xơ-ra sau sự cầu thay thấm đẫm nước mắt. Trong E-xơ-ra 10:1 ghi lại rằng: “Trong lúc E-xơ-ra cầu nguyện như vậy, vừa khóc vừa xưng tội và sấp mình xuống trước đền của Đức Chúa Trời, thì có một đám dân Y-sơ-ra-ên, người nam và nữ rất đông, nhóm hiệp xung quanh người; chúng cũng khóc nức nở.”
Sự phục hưng thay đổi đời sống, quyền năng chuyển hóa đời sống sau những giọt nước mắt và sự cầu thay của E-xơ-ra.
Sự cầu thay của Cứu Chúa chúng ta được nói đến trong Hê-bơ-rơ 5:7, Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhơn đức Ngài, nên được nhậm lời.”

Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ khi Hội Thánh của chúng ta khóc về những người chưa được cứu. Nhiều người trong các Hội Thánh tốt hơn, lớn hơn ngày nay có những cái rể được tưới bằng những giọt nước mắt của những người đầy dẫy Đức Thánh Linh “mang gánh nặng” về những xã hội chưa được cứu (Cảm ơn Chúa, một số Hội Thánh vẫn con mang gánh nặng đó).
Nhiều lời chứng đắc thắng của người tin Chúa được kết thúc như những lời của Đa-vít: “ Đức Giê-hô-va đã nghe tiếng khóc lóc ta.” (Thi thiên 6:8) Chúa đã nghe. Đa-vít đã khóc lóc lớn tiếng!.
Bạn có từng đổ nước mắt – những giọt nước mắt cho những người khác không? Đây là thì giờ bạn nên làm. Đa-vít đã thường viết về những giọt nước mắt của ông , và Đa-vít không phải là người yếu đuối.
Trong Thi thiên 42:3, chúng ta đọc rằng những giọt nước mắt là thức ăn của ông ngày và đêm, và trong Thi thiên 126:5-6, chúng ta đọc rằng “Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, sẽ gặt hái cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình.”
+ Tống thượng tiết là một sứ giả phục hưng.
Tống Thượng Tiết đã cảm kích nhất là tấm lòng của giáo sĩ Schubert, vị giáo sĩ này thường rất ít ngủ, dành nhiều thì giờ ban đêm để quì gối cầu nguyện thiết tha với Chúa, ông cầu nguyện với những dòng nước mắt khẩn đảo. Có một đêm, trời đã về khuya, Tống Thượng Tiết đã lên giường, bỗng nghe văng vẳng từ trên lầu vọng xuống những tiếng khóc hòa trong lời cầu nguyện thiết tha, đó là những lời cầu thay của giáo sĩ Schubert. Giáo sĩ thường cầu xin với Chúa: “Chúa ôi, ngày nay Chúa không ban cho một cơn phấn hưng tại Nam Xương thì còn đến bao giờ nữa? Chúa ôi! Nếu lần này Ngài không phấn hưng Hội Thánh của Chúa tại Nam Xương thì Ngài đã làm ngược lại niềm tin ban đầu của con, khi con dâng mình vượt trùng dương đến đất nước Trung Hoa này. Nếu vậy, xin Chúa cho phép con trở về nước”. Những lời cầu nguyện của Giáo sĩ Schubert đã cảm động sâu xa tấm lòng Tống Thượng Tiết. Ông liền được thúc giục chờ dậy, mặc áo dài vào và cũng quì gối cầu nguyện: “Lạy Cha, còn con, con đến đây không phải được Cha dùng để đem lại sự phấn hưng cho giáo hội tại Nam Xương sao? Xin Cha, chính Cha làm những việc diệu kỳ, xin cha dùng con và chúng con là những người đang ngưỡng trông lên Cha. Giáo sĩ Schubert và Tống Thượng Tiết đã cầu nguyện như thế suốt đêm.
Khi ông bị ốm đau không còn giảng nữa ( thì ông nói bây giờ tôi mới thực sự bước vào một công tác quan trọng nhất).
+ Hội Thánh đầu tiên: chuyên tâm trong sự cầu nguyện và giảng đạo. Một đời sống không cầu nguyện là đời sống chết. Chúng tăng cường trong sự cầu nguyện, thì giờ cầu nguyện, chất lượng cầu nguyện.
Làm sao có thể biết được các môn đồ trên phòng cao cầu nguyện kiêng ăn, vì Chúa Giê-xu nói rằng: khi chàng rể còn ở với bạn hữu thì không cần phải kiêng ăn, nhưng khi chàng rể được đem đi rồi thì lúc đó bạn hữu mới kiêng ăn.
+ Mỗi ngày phải ảnh hưởng trên người mình bao phủ bằng sự cầu nguyện, ngày nay chúng ta thất bại vì thiếu sự cầu nguyện. Mỗi ngày hãy bao phủ từng thành viên một bởi lời cầu nguyện cầu thay cho nhau.
GIÁ trị của sự cầu nguyện là cực kỳ quan trọng.
Trong sách ITe 5:17 Lời Chúa có chép: Hãy vui mừng mãi mãi, 17 cầu nguyện không thôi,
+ Vua Đa-vít vị vua tin kính của người Y-sơ-ra-ên đã từng thốt nên trong Thi thiên 63
Khi trên giường nằm tôi nghĩ đến Chúa.
Bèn suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm
Kinh Thánh nói Ngài chọn 12 môn đồ ở với Chúa trước rồi mới sai đi.
Chúng ta không ở với Chúa mà đã ra đi là thất bại.
Giê rê mi 33:3 “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết.”
Chúa Giê-xu phán: Lu 11:10   10 Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ.
Sự cầu nguyện không thay đổi Đức Chúa Trời , nhưng nó biến đổi người cầu nguyện.”- Soren Kierkegaard
 “Những người của Đức Chúa Trời luôn là những người cầu nguyện .”
- Henry T.Mahan
+ Phao lô
Phaolô không hổ thẹn về nước mắt của ông. Ông nói đến nước mắt nhiều lần trong các thư tín của ông. Trong lần nói chuyện cuối cùng với các Trưởng lão trong Hội Thánh tại Ê-phê-sô, ông nhắc lại với họ cách ông đã phục vụ Chúa rằng “tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt...” (Công vụ 20:19).
Nếu buổi sáng tinh sương, không bước vào nơi vắng vẻ để gặp Cha thì làm sao trông mông được mùa gặt phấn hưng.
Làm sao Phao lô không nhiệt thành, không phấn hưng được khi căng buồm ngược gió tiến về cõi A-si mà vẫn giữ sự kiêng ăn.
Chúng ta không thể phấn hưng được nếu chính chúng ta không trả một cái giá nào hết.
Cái giá cho một tấm lòng phấn hưng là không dễ dàng, rất kiên nhẫn, nhẫn nại, nhiều lúc muốn bỏ, chúng ta cần vững tâm để giữ vững thói quen tin kính, xây dựng mô hình thuộc linh tin kính để trông chờ cơn phấn hưng mới.
Làm sao chúng ta có thể cất cánh bay cao như chim ưng đi mà không mòn mỏi, chạy mà không hề vấp ngã, khi chính chúng ta trông mong, mỏi mòn trước vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì.

Related Posts

0 nhận xét