MỤC SƯ JESS -SOẠN BÀI GIẢNG

Làm thế nào để lấy ra ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh đó, biết chủ ý của tác giả.
Expository;lấy ra ý nghĩa có sẵn để giải nghĩa cho dân sự. không phải là tự tạo ra nó:
Học 2 điều quan trọng:
LÀM Thế nào để chuẩn bị một bài giảng
Có sự đam mê để sống như thế.
Có thể giảng một bài giảng mà không sống như vậy thì nó chẳng có tác dụng gì.
Vấn đề của người giảng: hay tra xét Kinh Thánh, sách vở mà ít tra xét tấm lòng
Canh giữ tấm lòng trên hết vì mọi nguồn sự sống từ nơi đó mà ra
Điều cần làm trước khi vào buổi học chia nhóm:
Buổi thứ nhất: cầu nguyện xưng tội cùng nhau
Buổi thứ 2; Cảm ơn Chúa về những điều Chúa đã làm trên đời sống mình
Buổi học  thứ 3; Cầu nguyện cho chức vụ của nhau
Buổi học  thứ 4; Cầu nguyện cho điều cần giúp đỡ nhất bây giờ
Buổi học  thứ 5; Cảm ơn Chúa về ít nhất một điều Chúa đã dạy dỗ mình trong tuần vừa qua.

II. Ti mô thê 3 10 Về phần con, con đã noi theo ta trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta, 11 trong những sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ. Những sự bắt bớ đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn. 12 Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ. 13 Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà cũng lầm lạc chính mình nữa.14 Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, 15 và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. 16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
Đời sống chúng ta phải hòa trộn với lời Đức Chúa Trời thì mới đem lại quyền năng.
Ngôi Lời trở nên xác thịt: Ngôi lời = Logos. 
Khi Chúa Jesus thì Lời của ai được nói ra; lời của Đức Chúa Trời, khi chúng ta đang giảng, thì bài kiểm tra của chúng ta là chúng ta phải nói những gì là chủ ý của Đức Chúa Trời.
Giải kinh: chúng ta lấy ra ý nghĩa trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời chủ ý muốn nói. Lời Đức Chúa Trời quyền năng vì nó là Lời của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời sắc hơn gươm 2 lưỡi.
Nếu tôi không giảng những gì Đức Chúa Trời nói đến mà chỉ giảng ý riêng của tôi. Thì nó phá vỡ quyền năng của Chúa.
Sự thử nghiệm với người giảng là: lấy ra được chủ ý của Đức Chúa Trời. đó không phải là bài kiểm tra dễ.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta đang giảng mà có tội lỗi trong đời sống chúng ta??? Mất quyền năng. 
Đời sống chúng ta phải có niềm đam mê là sống theo lời Đức Chúa Trời như những gì chúng ta giảng.
Điều gì khó trong việc giảng để có quyền năng? 
o Tội lỗi…
o sự kiêu ngạo, sự kiêu ngạo ngăn trở chúng ta lắng nghe Chúa…vì chúng ta đang đi con đường của chúng ta.  Quyền năng không được đổ xuống đúng chỗ.
o Quyền lực: thay vì là người đầy tớ
Lớp học bài giảng không bắt đầu bằng nghệ thuật chuẩn bị bài giảng, mà bằng tấm lòng. Nếu chúng ta có sự trói buộc với tội lỗi thì Đức Chúa Trời không thể nghe chúng ta.
Chúng ta để tấm lòng chúng ta cho Đức Chúa Trời để Ngài thánh hóa nó. Điều quan trọng trước tiên không phải là chuẩn bị bài giảng nhưng là tấm lòng, có tội lỗi nào đang ràng buộc…cần xử lý nó trước. nếu tấm lòng chúng ta không đúng thì việc giảng không có ý nghĩa gì cả.
Châm ngôn 4:23. 
Giành thời gian xưng tội mỗi buổi sáng: để giải quyết tấm lòng của chúng ta. Cởi mở tấm lòng xin Chúa chỉ cho những lãnh vực nào còn yếu đuối, để Chúa thánh hoá tấm lòng chúng ta….để trở nên người giảng hiệu quả.
Super…người giảng lỗi lạc ở thế kỷ 18 ở nước Anh. Ông nói ông rất kinh ngạc khi được Đức Chúa Trời sử dụng….chúng ta có kinh ngạc khi Đức Chúa Trời sử dụng môi miệng chúng ta để nói lời của Ngài. 
Điều quan trọng chúng ta cần làm liên tục là kiểm tra tấm lòng mình, để xem nó có tương thích với lòng của Đức Chúa Trời không.
Ro 1:16   16 Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc; 
o Quyền phép: sự bùng nổ, phá huỷ. Để có sự bùng nổ thì cần có điều gì xảy ra. Tự bên trong chúng ta không có quyền năng gì cả, cho đến khi lửa đến khiến cho nó bùng nổ ra. 
o Phao lô nói không hổ thẹn vì là quyền năng để cứu rỗi. quyền năng không nằm trong chúng ta nhưng nằm trong Lời của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta khôn bày tỏ lời của Đức Chúa Trời đúng đắn, thì quyền năng lời của Đức Chúa Trời bị giới hạn lại. 
o Đó là sự giải kinh:nói điều Đức Chúa Trời muốn nói.
o Có sự thách thức về uy tín của người nói: anh là ai mà nói với tôi? 
o Sự giảng dạy phải tập chú vào danh của Chúa Jesus và lời của Chúa. Chúng ta dễ bị áp lực vì nhiều sự đòi hỏi giảng dạy khác nhau mà xa rời Lời Chúa. 
o Chúng ta đừng hổ thẹn vì lời Đức Chúa Trời ban quyền năng bùng nổ đê thay đổi cuộc đời người ta. Từ tối tăm qua ánh sáng, từ chống nghịch sang thuận phục Chúa. Mỗi chúng ta là cái bình chiếu ra lời của Đức Chúa Trời. 
o Năm 1800. Có những đèn trên đường phố cần thắp sáng mỗi đêm….chúng ta là người thắp đèn đem ánh sáng của Chúa Jesus đến đất nước tối tăm này. Đó là trách nhiệm và vinh hạnh của chúng ta. 
LOGOS:
Lời ETHOS:
Lời của Đức Chúa Trời sẽ ảnh hưởng đến đời sống thay đổi chúng ta có đạo đức của Kinh Thánh.
Lời Chúa phơi bày những điều trong đời sống mà nó trái nghịch với Lời của Đức Chúa Trời. 
Xưng tội mang tấm lòng của chúng ta đến gần với Lời của Đức Chúa Trời.
PATHOS:
Lời nung nấu trong tấm lòng, đem lại sự đam mê để muốn nói ra điều đó. 
Có gánh nặng ước muốn điều chúng ta chia sẻ nung nấu đem lại sự thay đổi trong đời sống người nghe. 
Chúng ta biết người đó đang đi xa lời Đức Chúa Trời, chúng ta cầu nguyện xin Chúa nắm lấy họ, đem lại sự thay đổi trong đời sống người đó.
Chúng ta là người thắp đèn và cũng là người mang gánh nặng. 
Lời Đức Chúa Trời có quyền năng bùng nổ để đem người ta đến với sự công bình. 
Nếu 3 điều Logos, Ethos, Pathos không hành động chúng ta thì sự giảng dạy không hiệu quả.
Có thể giảng mà không có quyền năng trong đó. Họ giảng mà mình không tin. Không có niềm đam mê nào cả. Cong 4:13   13 Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus
Điều gì xảy ra nếu tôi chỉ giảng những gì tôi muốn nói, hơn là điều Đức Chúa Trời muốn nói. Chúng ta có trách nhiệm lắng nghe Chúa, biết ý định Ngài là gì? Chúng ta hiểu nó và mới đem cho người khác.
Bài kiểm tra đó là phải biết chủ ý của tác giả trong phân đoạn đó là gì? Có hơn 40 trước giả nhưng chỉ có một tác giả.
Khi 3 điều xảy ra: Logos, Ethos, pathos xảy ra…thì chúng ta đứng qua một bên và Đức Chúa Trời hành động kinh ngạc.
Nếu tấm lòng của tôi không đúng với Đức Chúa Trời của tôi thì 3 điều đó không hành động. Khi người ta nghe chúng ta giảng người ta có thấy tấm lòng chúng ta đầy dẫy Đức Chúa Trời không? Nếu tấm lòng của tôi không có Đức Chúa Trời thì ai sẽ hành động đây.????
Nếu Chúa dùng tôi là công cụ, thì Ngài cần phải thay đổi tấm lòng tôi để mang ảnh hưởng của Ngài đến người khác. 
Ethos: phẩm chất của người hầu việc Chúa. Nếu người ta hoài nghi về phẩm chất của mình thì họ sẽ không sẵn sàng lằng nghe.
Đâu là ưu tiên số 1 đối với người giảng Lời Chúa: Đời Sống.
Trong sự chuẩn bị bải giảng chúng ta. Chúng ta dành bao nhiêu thời gian để ở với Chúa xin Chúa thanh tẩy mình????
Người quá lão luyện trong việc giảng dạy…tấm lòng dễ xa rời Đức Chúa Trời. Phải canh giữ lòng để không xa Chúa, nếu chúng ta yêu Chúa, người khác sẽ biết tôi yêu Chúa.
Nếu dân sự hoài nghi phẩm chất thì họ sẽ đóng cửa lòng lại.
Điều tôi nói: phải có lẽ thật, có lòng thương xót. Người ta muốn biết những gì chúng ta biết, khi họ biết chúng ta quan tâm đến họ. Người ta sẽ lắng nghe tôi khi thấy tôi yêu mến Đức Chúa Trời và yêu mến họ.
Điều gì xảy ra khi tôi không nói điều Đức Chúa Trời muốn nói, mà chỉ nói điều tôi muốn nói.
Bước đầu tiên trong chuẩn bị bải giảng: Tra xét tấm lòng>
Điều gì xảy ra nếu chúng ta biết  tấm lòng chúng ta không đúng trước khi giảng??
Lời giảng hiệu quả: khi nó tương xứng với phẩm chất, có lòng thương xót người nghe.
ITe 2:3   3 Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. 4 Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi.
5 Vả, anh em có biết, chúng tôi không hề dùng những lời dua nịnh, cũng không hề bởi lòng tư lợi mà làm, có Đức Chúa Trời chứng cho. 6 Dẫu rằng chúng tôi có thể bắt anh em tôn trọng chúng tôi, vì là sứ đồ của Đấng Christ, song cũng chẳng cầu vinh hiển đến từ loài người, hoặc từ nơi anh em, hoặc từ nơi kẻ khác. 7 Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. 8 Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao.
Giảng giải kinh: Giảng lời Chúa cách chính xác. Giảng chính xác và ngay thẳng. 
Bài giảng: phải có quan sát, giải thích, áp dụng. (như cái ghế 3 chân) Nếu chỉ giải thích mà không cho người ta hiểu mình phả làm gì. VD đến bác sĩ vì đau bụng, ông bác sĩ cho những kết quả xét nghiệm…nhưng không cho chúng ta biết phải làm gì với nó. Phần giải thích trở nên thực khi chúng ta đưa đến phần áp dụng. 
o Nên đưa ra áp dụng cụ thể chi tiết để dân sự biết cần phải làm điều gì.
Người giảng phải có tâm tánh tốt, sứ điệp phải là lẽ thật, sự nóng cháy phải nung nấu trong chúng ta.

TRÌNH TỰ BÀI GIẢNG;
Sự hiệp một:
Tại sao sự hiệp một, nhất quán trong bài giảng lại là quan trọng? 
Bài giảng phải để người ta đi cùng bải giảng của mình và rồi tự hỏi tôi phải làm gì?
Việc hiệp một trong bài giảng nó sẽ là chìa khoá của vấn đề: 
Tung một cái bút người ta có thể bắt được…tung nhiều cái một lúc người ta bắt cái nào họ thích thôi….
Sự hiệp một trong bài giảng vì sự cứu rỗi của chúng ta và của người nghe để họ biết họ phải làm gì.
Có mục đích:
Áp dụng: 
Nếu không có phần áp dụng thì sẽ không biến đổi đời sống người ta được.
Transformed: có sự biển đổi mà trước đây chưa từng có. 
Mục đích trong việc áp dụng của giảng dạy: làm cho người ta hiểu trong tâm trí, cảm động trong lòng và sống như vậy.
Nếu không áp dụng trong đời sống: bị cắt bỏ.
Mục đích sau cùng của bài giảng: để cho người ta được biến đổi ngày càng giống Chúa hơn.
Nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi…để làm gì….cho dân sự thì họ sẽ tự trả lời.
Lu ca 15:
Đức Chúa Trời vui mừng khi tìm được người con lạc mất.
Người pharisi không thích nghe về Ân điển. đôi khi chúng ta vui vì nhận được ân điển Chúa cho mình, nhưng lại không vui khi thấy người khác nhận được Ân điển.
Việc sai: lấy đoạn ra khỏi văn mạch và trình bầy theo ý của chúng ta.
Khải huyền:
Hội Thánh Lao đi xê hâm hẩm:
Câu 20:..này ta đứng ngoài cửa mà gõ………..đây là câu sử dụng cho sự ăn năn….nhưng chúng ta thường sử dụng cho sự cứu rỗi. Chúa nói cho phép ta bước vào nối lại mối thông công…vì họ đã lìa bỏ Chúa rồi.
Đối tượng là người không tăng trưởng.
Đề tài: là cần có sự tăng trưởng trong Chúa Jesus. 

Ý LỚN;
Là điều mà cả đoạn đó nói về, cần có mệnh đề cô đọng.
Điểm chính là điều để giữ điểm chính là điểm chính là điểm chính.
Chúng ta đưa ra câu nói về ý chính, đưa ra từng điều để minh chứng cho ý chính đó.
Nguy hiểm: là những gì chúng ta đã biết về đoạn Kinh Thánh đó rồi, và đó là điều ngăn trở chúng ta ….định kiến. vô hình chung chúng ta đóng tâm trí mình lại ngăn trở có thể biết thêm nhiều điều dạy dỗ về đoạn đó.
Mục đích của bài giảng: không phải là cho cái đầu nhưng cho tấm lòng để dẫn đến sự biến đổi của đời sống.
Trong bài giảng phải mang tính cứu chuộc, giúp đỡ, ân điển. những người trong Hội Thánh cần sự hy vọng và Đấng Christ là hy vọng cho họ.
Logos: giảng đúng lẽ thật: 
Ethos: tâm tánh, 
Pathos: niềm đam mê, hăng say ở trong đó
Trong mỗi bài giảng chỉ nên nói một điều: đó là ý tưởng lớn, sự hiệp một giúp duy trì tập chú vào đoạn đang giảng. nếu chúng ta không tập trung được vào trọng tâm thì chỉ như con thỏ đang chạy.
Nó cung cấp một bản đồ cho người nghe để họ biết họ đang đi đâu, để họ không đi lang thang và tự tìm câu hỏi cho mình.
Khái niệm của sự hiệp một bài giảng phải ra từ văn mạch Kinh Thánh , nếu không đó chỉ là kinh nghiệm của chúng ta , dân sự không cần nghe kinh nghiệm nhưng cần nghe Lời Đức Chúa Trời phán.
Thường chỉ có một ý chính lớn trong một phân đoạn Kinh Thánh nhưng có nhiều áp dụng. Cái sự hiệp nhất cho biết chỉ có một ý chính ra từ phân đoạn. cách để hiểu điều đó thì cần hỏi một số câu hỏi:
TÌM Ý CHÍNH
o Chủ đề, nội dung là gì? Trong giảng giải kinh phải lấy ra được ý mà tác giả muốn nói. Nhưng chỉ đi một nửa, nhiều người chỉ giải nghĩa đoạn đó mà không nói cho chúng ta phải làm gì. (khi đến Hội Thánh người ta sẽ hỏi tại sao tôi cần nghe sứ điệp này. 
Thứ 3.19.2013
16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, [†] 
có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
Dạy dỗ: 
Bẻ trách:
Sửa trị: sửa lại cho đúng hướng
Trọn vẹn: hoàn hảo, để người thuộc về Đức Chúa Trời hoàn hảo, 
Viêc giảng phải luôn giữ: Đức Chúa Trời là trung tâm, Đấng Christ là trung tâm. Không phải con người là trung tâm, nếu con người, xác thịt là trung tâm thì không có quyền năng gì cả.
Đưa ra tình trạng sa ngã, và cho biết Lời Đức Chúa Trời có thể biến đổi chúng ta như thế nào….
Có 3 câu hỏi để tìm ra tình trạng sa ngã:
o Đoạn Kinh Thánh đó nói gì?
o Sự quan tâm về thuộc linh mà đoạn Kinh Thánh đưa ra?
o Những quan tâm thuộc linh nào của độc giả nguyên thuỷ.
Áp dụng: để làm gì (so what?) nếu ai hỏi chúng ta giảng bài gì mà chúng ta không thể trả lời trong một câu ngắn ngọn thì sẽ không trả lời được cho dân sự để làm gì.
o Nếu không đưa họ áp dụng thì chỉ đưa ra thông tin, và họ không có cơ hội để biến đổi.

Điều gì khiến cho người ta nhận được Lời Chúa nhiều nhất? Ethos, tâm tánh người giảng.
Chiên đi theo khi họ biết chúng ta quan tâm đến họ. họ nhìn thấy lòng thương xót trắc ẩn thì họ sẽ đi theo. Nên chúng ta cần luôn luôn tra xét tấm lòng. 
Cần trở nên là người lãnh đạo đầy tớ giống như Chúa Jesus. 
Xác thịt chúng ta thường muốn có uy quyền khi có vị trí nhưng Chúa muốn chúng ta phục vụ
Giảng áp đặt cho Kinh Thánh, không phải là lấy ra ý nghĩa từ Kinh Thánh. Nó chỉ là thông báo chứ không phải giảng. cái thách thức là chúng ta phải can đảm công bố Lời của Đức Chúa Trời. tự trong Lời Đức Chúa Trời có quyền năng, cá nhân chúng ta không có quyền năng. 
o Đức tin đến bởi Lời Đức Chúa Trời rao ra, chứ không phải lời chúng ta rao ra.
o Mục tiêu của giải kinh là giảng đúng Kinh Thánh và lấy ra từ trong Kinh Thánh.
Công cụ giải nghĩa: 
o Kinh thánh nghiên cứu: 
o Sách giải nghĩa Kinh Thánh.
§ Hiểm hoạ: lệ thuộc vào con người hơn là lệ thuộc vào Chúa.
o Bản dịch khác nhau; giúp nhìn nó tổng quát hơn.
o Từ điển kinh thánh
§ Chúng ta có Đức Thánh Linh ở trong chúng ta giúp chúng ta hiểu được lẽ thật của Chúa. 
§ Việc tìm hiểu lấy ra ý nghĩa của Kinh Thánh có thể nhờ công cụ này nhưng đó không phải là duy nhất, nhưng phải lệ thuộc vào Đức Thánh Linh.
Thách thức giảng KT? Lấy ra ý trong đoạn Kinh Thánh đó, chứ không phải áp đặt ý mình vào. 
Giảng theo chủ đề: là khó…..giảng 1 ý lớn có 3 phân đoạn Kinh Thánh khác nhau, 3 đoạn đó phải chắc chắn là cũng nói về ý lớn. cám dỗ là lấy Kinh Thánh để phục vụ cho chủ đề mình muốn nói…nhiều khi những đoạn Kinh Thánh đó không có ý về chủ đề này.
Giảng theo điều mình muốn nói: thì không có quyền năng trong đó. 
Mục đích trong sự giảng dạy: họ muốn được áp dụng nó và muốn được biến đổi, dân sự có thể tự mở Kinh Thánh ra và đọc nó.
Có thời kỳ trước đây 
TIẾN TRÌNH TỪ BẢN VĂN KINH THÁNH ĐẾN GIẢNG:
Thói quen cần phá vỡ trong giảng dạy:
o Cần quan sát, đọc Kinh Thánh kỹ càng trước khi giảng dạy. 
Chúng ta thường có khuynh hướng nói nhiều hơn đến những gì Kinh Thánh nói đến.
o Vd: Câu chuyện Ra háp, ….sợi chỉ đỏ điều nói đến sự tuôn đổ huyết…biểu tượng nói đến sự đến của Chúa Jesus …đó là điều không có trong bản văn..chúng ta nói đến điều mà phân đoạn này không nói đến.
o Mipheboset…hàng ngày ăn ở bàn của vua: lối dạy mang tính biểu tượng…vì ông đã đươc chấp nhận ở bàn của vua…. Việc ông bị què đi tập tễnh là nói đến tình trạng sa ngã cực kì của loài người..nhưng ông được chào đón tại bàn của vua…họ nói đây là giáo lý xưng công bình….nó nói về tình trạng bảo an đời đời của tin đồ…nghe thì hay nhưng đó không phải là điều trong bản văn nói đến. Nếu chúng ta lấy ra ý nào đó…chỉ cho thấy thái độ ân điển của david cho người không xứng đang thôi.
o Chúng ta có khuynh hướng giảng nhiều hơn những gì trong bản văn nói. 
o Phải nhớ trách nhiệm của chúng ta là lấy ra trong bản văn những điều Kinh Thánh thực sự nói.
o Đức Chúa Trời nói chính xác những gì Ngài muốn nói; đừng tạo nên những kết nối mà Kinh Thánh không có.
Làm thế nào chọn phân đoạn Kinh Thánh rồi chuyển thành bài giảng cho dân sự? nhớ rằng mục đích bài giảng là cho sự biến đổi chứ không phải là thông tin mà thôi.
Hiểu được ý nghĩa chính xác Kinh Thánh muốn nói, hiểu được tình trạng dân sự đang ở đâu…thì mới đem được áp dụng chính xác. Là mục sư phải hiểu được dân sự đang ở đâu thì mới có sự kết nối được. di chuyển dân sự từ bản văn Kinh Thánh ….đến áp dụng…đến biến đổi.
6 câu hỏi:
o Câu hỏi 1: Đoạn Kinh Thánh đó có ý nghĩa gì? Tác giả có ý nghĩa gì khi nói những điều này. (cần đặt nhiều câu hỏi…ai, cái gì, tại sao…..)
§ Thi thiên 1: lối sống của người công bình: suy ngẫm…nhai đi nhai lại…
o Câu hỏi 2: Tra cứu những gì chúng ta không biết:
§ Lịch sử, ý nghĩa từ…. chúng ta tìm hiểu về thành Ninive thì mới biết tại sao ông không muốn đến đó. Có người cư xử xấu với chúng ta ….chúng ta có tìm kiếm họ không…chúng ta thường quay đầu ngược lại…Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm gì
§ Câu chuyện Nathan cáo trách David…..cần phải nói về bối cảnh ông phạm tội: David đi dạo trên thành đáng lẽ ông phải ra trận: đôi khi chúng ta phạm tội vì không ở đúng chỗ của mình. Khi ông được người đầy tớ nói lời khuyên can khôn khéo ông vẫn vượt đèn đỏ..sau khi batseba có thai, vua cho gọi U ri về để che dấu tội lỗi của ông. Rồi ông lập kế hoạch để U ri bị giết…sau đó Đức Chúa Trời kêu gọi Na than đến nói với David …trước nhất ông kể một câu chuyện…vua nổi giận tìm người đó và giết đi….sau khi Nathan nói ông là người đó thì David đã ăn năn….chúng ta thấy ý lớn là gì: ….chúng ta cần phải bày tỏ tình trạng sa ngã…có khi nào chúng ta phạm tội và muốn che đậy nó…nhưng điều gì làm trong nơi tối tăm sẽ được rao ra trên mái nhà. Tội lỗi sẽ phơi bày tôi ra. 
§ Nếu cứ tiếp tục phạm tội…thì thậm chí phạm đến tội lớn nhất cũng thấy bình thường…
o Câu hỏi 3: Mối quan tâm nào ở đây khi đoạn đó được viết?
§ Vd sách Cô rinh tô 13, cần hiểu tại sao sách Cô rinh tô được viết trong bối cảnh nào?.....
§ Galati: Người Giu đa đến nói đồng ý anh em được cứu bởi ân điển…nhưng cần cộng thêm giữ luật nữa….khi chúng ta hiểu được chủ đề cả sách thì mới hiểu được tại sao đoạn đó được viết.
§ Sách Giăng: 
o Câu hỏi 4: tôi có điểm chung nào trong đoạn Kinh Thánh đó:
§ Khi giảng sách Ga la ti….người DT đến nói bởi ân điển và cộng luật pháp…Phao lô nói như vậy không còn là ân điển nữa
§ Chúng ta có điểm chung nào giống? chúng ta nhiều khi tự cho mình tốt hơn người khác…bài giảng tốt luôn nhận diện được tình trạng sa ngã mà nó động chạm rõ ràng vào đời sống chúng ta.
o Câu hỏi 5: Làm sao đáp ứng đúng với lẽ thật của Kinh Thánh ?
§ Trước tiên nó phải động chạm đến chúng ta trước khi động chạm đến người khác.
Bài giảng phải có minh hoạ áp dụng để mang chúng ta lại đúng nơi chúng ta đang ở.
Lu ca 15: làm thế nào để đáp ứng với người mà chúng ta không muốn họ nhận ân điển.

THỨ 4;
Giải kinh: nếu người ta không hiểu ý nghĩa Kinh Thánh thì sẽ không có sự biến đổi nào trong đời sống của họ. Đó là gánh nặng của các tiên tri làm sao cho dân sự hiểu Lời Đức Chúa Trời/
Định nghĩa: Giảng giải kinh là một sự truyền thông của một ý niệm Kinh Thánh xuất phát và chuyền qua một sự nghiên cứu về lịch sử, ngữ pháp và văn phong của đoạn Kinh Thánh trong chính văn mạch của nó. Là điều mà trước nhất Đức Thánh Linh sẽ áp dụng cho cá nhân tâm tánh và kinh nghiệm của người giảng, sau đó thông qua người giảng áp dụng cho người nghe.
Việc giải kinh là lấy một đoạn Kinh Thánh xử lý với chính bản thân tôi trước, và sau khi xử lý với tôi rồi thì với Đức Thánh Linh chuyển giao cho người nghe.
Bước đầu tiên với giải kinh  là: tra xét tấm lòng.
Chính bản văn Kinh Thánh đó xác định cho bài giảng chúng ta chứ không phải cái gì khác, nhiệm vu chúng ta là tìm đoạn văn có ý nghĩa gì và truyền thông lại cho Hội Thánh.
Khi nhìn vào phần áp dụng thì tập chú vào tình trạng sa ngã. 
Ý Chính: Eido, nhìn thấy điều gì đó, có khi nào ai đó đang nghe chúng ta nói và họ…ồ tôi thấy điều đó……khi ra khỏi phòng nhóm họ muốn áp dụng điều họ đã nghe. Mục đích là để người ta có thể vòng tay ra và ôm lấy Lời của Đức Chúa Trời.
HÌnh thức của một ý tưởng: để cho ý tưởng lớn của chúng ta truyền thông cho người nghe cách hiệu quả thì nó phải có chủ ngữ. mọi điều tôi nói đến, những ý nhỏ đều phải nói đến ý lớn.
Bài kiểm tra về tâm tánh của một người là những gì họ sống khi không ai nhìn thấy.
o Thi thiên 15: Đâu là chuẩn mực của người bước đi với Chúa. Ông đưa ra những điều muốn nói sau đó ông chứng minh.
o
o Ý CHÍNH: 
§ Hê bơ rơ 10: 19-25 19 Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, 20 bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài, 21 lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, 
§ 22 nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa. 
§ 23 Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. (giữ vững niềm tin)
§ 24 Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 
§ 25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.
o Một bài giảng tốt sẽ làm cho người giảng thắc mắc làm sao người giảng biết về tôi.
§ Chủ đề: Bài giảng tốt là gì:
· Ý nhỏ: Phơi bày người nghe là ai.
· Cho người nghe thấy tình trạng của họ.
o Ý lớn: những toà giảng ngày nay đánh mất thẩm quyền vì đã bỏ ngơ KT là thẩm quyền của nó;
§ Chủ đề: Tại sao toà giảng mất thẩm quyền???
o Ý nhỏ: vì Bỏ ngơ Kinh Thánh 
o Ý lớn: những người trẻ có nhiều thời gian nhưng có ít ký ức, những người già nhiều ký ức ít thời gian
§ Chủ đề: đâu là sự khác nhau giữa người già và trẻ về thời gian và ký ức
· Người già: nhiều ký ức, ít thời gian
· Người trẻ: ít ký ức, nhiều thời gian.
o Mat 7:21   21 Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.
§ CHỦ ĐỀ: ai vào được nước thiên đàng?
· Ý bổ trợ: kẻ làm theo ý Chúa.
o Thi 32:1   1 Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình,
Được khỏa lấp tội lỗi mình!
o Thi 32:2   2 Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho,
Và trong lòng không có sự giả dối!
§ CHỦ ĐỀ: AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC PHƯỚC
· Được tha thứ tội lỗi
Ý tưởng lớn: là điều trung tâm chúng ta phải giảng trong bài giảng. 

Bài giảng. II Samuen 11: 
  Đã có bao giờ chúng ta có những lúc che dấu tỗi lỗi của mình chưa? Nơi chúng ta che dấu tội lỗi là cái nhà kho, nơi chúng ta để những đồ mà không muốn mở ra, không muốn người khác nhìn thấy. 
Người nào muốn trở thành người tận hiện thánh khiết đi theo Đấng Christ thì phải sẵn lòng dọn sạch mình.
Người sẵn lòng dọn sạch nhà kho là David. Chúng ta thường cố gắng che dấu, che đậy…hợp lý hoá nó, cố gắng kéo người khác vào trở thành một phần của điều đó. Những tội lỗi che đậy nó có tiềm năng phá huỷ chúng ta. Những người ao ước trở thành người tận hiến phải sẵn lòng đưa ra tội lỗi bí mật trong nhà kho đó.
Khi david phản bội Chúa ông, bản thân ông, và người khác…nhưng câu chuyện không dừng tại đó, vì sau khi mở cửa nhà kho ông đã được giải phóng. Không khám phá ra sự sa ngã đó…không phải là điểm chấm hết của cuộc đời ông. 
Bước đầu tiên dẫn đến nhà kho bí mật là 
ở nơi không nên ở: bỏ qua lời cảnh báo. II sa 11:1-2….
o Ông nên ở chiến trường nhưng ông đã ở tại nhà. Với những người nghiện để họ có thể làm lại, họ phải thay đổi nơi họ đi và con người họ tiếp xúc…nếu chúng ta cứ làm điều sai thì không thay đổi được.
o Ông đã nơi ông không nên ở.
Ông đã muốn điều ông không nên muốn:
o Bây giờ ông đang khao khát bà batseba…là người không thuộc về vua,…người đầy tớ đã cảnh báo vua nhưng ông đã vượt đèn đỏ. Với chúng ta cũng vậy khi bước đến điểm Đức Chúa Trời cảnh báo cho cho chúng ta 
Nắm điều không nên nắm:
o 11:3.
o 4 Đa-vít sai người đem nàng đến. Nàng đến nhà vua và vua ngủ với nàng. Sau khi nàng làm cho sạch sự ô uế mình, bèn trở về nhà
o Là con cái của Đức Chúa Trời chúng ta không nên hy sinh các nguyên tắc để được hạnh phúc. Đó là những suy nghĩ mù quáng. 
Nghe điều mình nghĩ rằng mình không bao giờ nghe.
o 5 Người nữ nầy thọ thai, sai người tâu cùng Đa-vít rằng: Tôi có thai.
o Đó là điều tội lỗi làm với chúng ta. Chúng ta thường nghĩ tội lỗi không có ảnh hưởng tác động gì với tôi. Khi tôi chọn phạm tội thì nó có hậu quả với nó. Bà nói tôi có thai. 
o Amtrong thắng 7 huy chương vàng: vì ông lừa đảo dùng thuốc kích thích…sau đó người ta phát hiện ra tội lỗi của ông và tước đoạt huy chương….Kinh Thánh dạy tội lỗi làm trong nơi kín nhiệm sẽ được rao trên mái nhà 2 Chẳng có sự gì giấu mà không phải lộ ra, chẳng có sự gì kín mà không được biết. 3 Vậy nên mọi điều mà các ngươi đã nói nơi tối, sẽ nghe ra nơi sáng; mọi điều mà các ngươi đã nói vào lỗ tai trong buồng kín, sẽ giảng ra trên mái nhà.
II. bước 2 để đổ đầy nhà kho……….Cố gắng giàn xếp, che đậy lại sai lầm:
Đầu tiên người ta không biết vì ông làm bí mật. Nhưng rất sớm người ta sẽ biết ông phạm tội…vì bà đã có thai.
Chúng ta cố gắng giàn xếp tội lỗi để che đậy nó.
Câu 6. 
Thay vì được giải phóng khỏi tội lỗi, ông đã bị cầm tù bởi tội lỗi.
Câu 8: ông gọi U ri xuống nhà ngươi….ý nói vợ ngươi đang đợi ngươi…có lẽ ông đã không gặp vợ cả năm rồi….có sự hấp dẫn về thân thể. …có thấy cách ông david che đậy tội lỗi…để U ri sẽ là cha của đứa trẻ
Câu 9-13 việc thao túng tiếp tục. 
Thao túng đến Giô áp…
Cho dù có làm bất kỳ điều gì để che đậy tội lỗi thì cũng không ngăn chặn được nó.
Khi có ai bị cưỡng hiếp…họ đi ra toà. Người ta đưa ra những nhân chứng giả để đổ lỗi cho người phụ nữ rằng bà không đàng hoàng…
CỐ GẮNG HỢP LÝ HOÁ TỘI LỖI.
Giàn xếp tội lỗi….không thấy hổ thẹn gì khi nghe tin U ri bị giết…coi đó là điêu bình thường ở chiến trận.
III.tiếp tục ở trong tội lỗi và không phơi bày nó ra.
Vua nghĩ rằng những tội lỗi kia đã ở trong quá khứ rồi. Đức Chúa Trời bởi ơn thương xót đã phơi bày tội lỗi của ông.
TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TỘI LỖI
Đức Chúa Trời sai Na than đến… thường Chúa sẽ sai những người bạn cảnh báo về tội lỗi của chúng ta. …bạn hữu bởi lòng thành tín làm cho thương tích….
Đức Chúa Trời sai Na than đến…để cho biết Đức Chúa Trời yêu chúng ta dường nào. Đức Chúa Trời ân điển thương xót đã sai ai đó đến đối đầu với tội lỗi trong chúng ta.
Đức Chúa Trời dùng những điều quen thuộc để chúng ta tập trung vào. Tại sao Na than dùng câu chuyện con chiên…vì trước đây david là người chăn chiên…ông hiểu được ý nghĩa của người chăn chiên là thế nào…thi 23. Đức Chúa Trời sai Na than đến và cũng cho ông sứ điệp.
Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và không để chúng ta cứ ở trong tội lỗi bí mật, Đức Chúa Trời dùng những điều quen thuộc để chúng ta chú ý vào. 
Đức Chúa Trời biết sai ai đến để đương đầu với chúng ta……Na than nói: vua chính là người đó: vua đã tan vỡ vì phạm tội. Đức Chúa Trời dùng sự đối đầu mềm mại để nhắc nhở david…
Nhưng câu chuyện không phải dừng ở đó. Sự sa ngã không phải là chấm hết…chúng ta đổ đầy nhà kho đó, nhưng Đức Chúa Trời sai ai đến để giải quyết nhà kho đó.
Tội lỗi phơi bày ra, chúa giúp ông làm sạch nhà kho.
o Da vid xưng nhận tội lỗi: Tôi đã phạm tội…ông đồng ý là tôi đã phạm tội với Chúa. Làm sạch nhà kho
o Nắm lấy ân điển của Chúa. Na-than đáp cùng Đa-vít rằng: Đức Giê-hô-va cũng đã xóa tội vua; vua không chết đâu.
o Nhưng đừng quên hậu quả tội lỗi: câu 14.Nhưng vì việc nầy vua đã gây dịp cho những kẻ thù nghịch Đức Giê-hô-va nói phạm đến Ngài, nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết……nhớ hậu quả của nó để không phạm tội.
o Tiếp tục cuộc đời của mình trong sự phục hồi.
Muốn trở thành người tận hiến, thánh khiết, cùng đi với Chúa thì phải đưa những bí mật trong nhà kho tội lỗi ra.
Ý lớn: gồm có chủ đề và phần bổ ngữ. 
Ý lớn không đến từ bản văn Kinh Thánh là áp đặt gượng giải. 
Quyền năng của sự giảng dạy đến từ; Lời Đức Chúa Trời và đời sống. 
Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị bài giảng: Tra xét tấm lòng, để chắc chắn không có tội lỗi gì ngăn trở.
Việc quan trọng trong khi giảng dạy, nhắc đi nhắc lại. không phải cùng một từ nhưng với nhiều cách khác nhau. 
Bí quyết giảng. KISS; giữ nó đơn giản là khôn ngoan
o Keep; 
o It
o Simple
o Smart
Chúa Jesus không giảng phức tạp, Ngài giảng dễ hiểu. giảng đơn giản, dễ hiểu là khôn ngoan. Chúa Jesus trình bày về sự lo lắng…rất đơn giản.
Mathio 5: 6. Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!
Đói khát: dùng trong thì hiện tại tiếp diễn…hiện đang như vậy và tiếp tục.
Đang đói khát sự công bình và tiếp tục đói khát sự công bình và họ sẽ đang và liên tục được đổ đầy.
Chúng ta cứ luôn đói khát lời Đức Chúa Trời và Lời Ngài thì Ngài sẽ luôn luôn cho chúng ta biết Chúa hơn.
Khi chúng ta được nếm biết Đức Chúa Trời và được Ngài động chạm…thì muốn nếm biết Ngài nhiều hơn.
Phước cho những người nếm biết Đức Chúa Trời khao khát Ngài thì sẽ được thêm lên nữa.
Mỗi điểm chính cần có minh hoạ ở đó. Những loại minh hoạ nào có tác động sâu sắc.
I Phiero 1:
1 Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho những kẻ cậy sự công bình của Đức Chúa Trời chúng ta và của Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, đã lãnh phần đức tin đồng quí báu như của chúng tôi: 2 nguyền xin ân điển và sự bình an được gia thêm cho anh em bởi sự nhận biết Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus, là Chúa chúng ta!
Ý chính: Chúng ta có sự sống và tin kính bởi quyền phép của Đức Chúa Trời 
3 Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta, 4 và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời. 
5 Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, 6 thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, 7 thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. 8 Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. 
9 Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước.
 10 Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình. Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã; 11 dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta.
Chúa ban cho chúng ta mọi điều nhưng chúng ta phải có trách nhiệm cho đời sống của mình.
Chúng ta đã mắc tội khi cung cấp quá nhiều thông tin mà không cho họ biết phải làm gì để thay đổi.
Lu 24:27   27 Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh thánh
Cắt nghĩa: giải nghĩa, lấy ra ý nghĩa của nó
Giải kinh: mở ra sự đầy trọn của Lời Đức Chúa Trời cho dân sự Chúa, chúng ta phải mở được sự mầu nhiệm đó ra cho dân sự.
Các tiên tri thời cựu ước có gánh nặng phải mở Lời đó ra. 
Lu 24:32   32 Hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?
Mở lời của Đức Chúa Trời ra không che đậy gì cả, để cho dân sự thấy được. khi họ hiểu thì đem đến sự khuấy động và nung nấu trong họ. 
Việc tổ chức bài giảng, chúng ta đặt vào trong hệ thống có tổ chức, tất cả phải chưng minh được cho ý lớn của chúng ta. 
Sau khi nghe giảng, dân sự phải hiểu được ý lớn ở đó.dễ khi chúng ta nghe 1 ý và làm theo, hơn là nghe nhiều ý mà không biết phải làm như thế nào.
Đưa ý lớn à giải thích à thúc đẩy họ làm.
II Ti mô thê 4
2 hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.
Giảng đạo: 
Cố khuyên (sử lại cho đúng)
Nhịn nhục
Bẻ trách (quở trách). 
Nài khuyên
Sửa trị
Chúng ta sống đúng với những gì chúng ta giảng thì nó sẽ đem lại quyền năng.
Câu hỏi đầu tiên cho việc giải thích: 
Đoạn này, Điều này có nghĩa gì?
a. Từ lặp lại, giúp đóng ấn trong tâm trí
b. Những công cụ giải thích, từ điển, sách chú giải
c. Chúng ta nói lại theo những cách khác nhau
d. Lời định nghĩa; vd nguôi cơn giận…là gì. Giải thích về từ ngữ
e. Các luận điểm. đưa ra các luận điểm có thứ tự logic. Hợp lý về điều đó. 
Nếu không bước đi, đồng hành với dân sự thì họ sẽ không muốn nghe chúng ta đâu. Họ quan tâm đến điều chúng ta nói khi thấy chúng ta quan tâm đến họ.
Điều nguy hiểm: nhiều gánh nặng trong chức vụ sẽ làm tổn thương đến gia đình, nếu đánh mất gia đình sẽ không có quyền đứng giảng, mất vị trí của mình. Nên phải tập nói không với một số nhu cầu, 
Nếu nói không quá nhiều: thì không phải là đầy tớ nữa….nên rời bỏ vị trí.
Giải thích là xây dựng lẽ thật, minh hoạ là chứng minh lẽ thật, áp dụng là áp dụng lẽ thật vào đời sống.
MINH HOẠ
Có người nói không nên đưa ra minh hoạ khi giảng. họ nói tự lời Chúa đã đứng vững rồi. vậy việc giảng chỉ là đọc Lời Chúa thôi.
Chúa Jesus là gương mẫu trong việc sử dụng minh hoạ. 
Nếu trong việc soạn bài giảng mà không phải áp dụng cho chính mình trước…thì đó chỉ là thức ăn thiu, thừa. Giê rê mi…vừa nghe Lời Chúa thì ăn lấy…..trở nên vui mừng…
Khi chúng ta vui mừng trong Lời Chúa thì chức vụ tự động diễn ra, chúng ta không cần phải tạo nên chức vụ.
Dùng ngôn ngữ hình ảnh: vẽ nên bức tranh cho dân sự thấy được. nên tìm từ chính xác. 
Thi thiên 23:Ngài là tất cả những gì tôi cần.
o Tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì
§ An nghỉ trong đồng cỏ xanh tươi: Ngài khiến tôi có thể nằm xuống trong sự bình an.
§ Ngài dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Mé nước bình tĩnh có dòng chảy nhẹ nhàng…không phải ầm ĩ. Bao nhiêu lần chúng ta uống nước bẩn thỉu của thế gian?
§ Bổ lại linh hồn tôi. Tại sao chúng ta cần phục hồi linh hồn lại. khôi phục lại  hình trạng nguyên thuỷ của nó. ….chúng ta được dựng lại trong nguyên trạng để thờ phượng Chúa…. Tội lỗi đã phá huỷ điều đó….chúng ta cần phục hồi lại 
§ Lối công bình: Làm cho chúng ta trở nên giống như Ngài.
§ Đi trong trũng bóng chết: khi người chăn dẫn chiên lên núi phải đi qua những chỗ nguy hiểm.
§ Cây trượng và cây gậy: 
· cây trượng dùng để kéo con chiên lại,
· Cây gậy thẳng đứng để đánh con sói…
· 2 dụng cụ làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ con chiên.
§ Ngài dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi: hàng năm dẫn chiên lên núi cao….đó là thời điểm mọc cỏ xanh ngon cho bầy chiên…con chiên ăn cỏ từ ngọn và đến rễ…ở dưới đó có giun đất….con giun đất chui vào mũi của con chiên…bò lên não….chết..người chăn phải lên đó trước dọn dẹp.
§ Chúa xức dầu trên đầu tôi, chén tôi đầy tràn. Người chăn xoa dầu lên mũi chiên để sâu bọ không bò lên mũi.
§ Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi: ….vì Chúa chăm sóc tôi. 
Bài giảng có quá nhiều minh hoạ thì sẽ thành kể chuyện, nhưng nếu  không có đủ minh hoạ thì dân sự nghĩ Kinh Thánh không có liên hệ gì với cuộc sống cả. 
Mục đích đưa minh hoạ để thúc đẩy họ thực hành điều mới nghe, không phải để giải trí.
Dùng minh hoạ để làm cho bản văn Kinh Thánh bước vào trong đời sống và người ta có thể nắm giữ được nó.
Nguyên tắc dùng minh hoạ:
o Bài giảng có 4 phần thì cần có ít nhất 4 minh hoạ. 
Minh hoạ tốt là đến từ cuộc đời mình: người ta sẽ  có liên hệ tốt hơn. 
o Hiểm hoạ cần chú ý: có thể cường điệu hoá, thái quá… làm cho hấp dẫn hơn, 
o Sử dụng minh hoạ về ai đó trong Hội Thánh …thì nên hỏi ý kiến họ. 
o Phải cẩn thận khi kể chuyện của ai đó mà mang tính riêng tư. … có thể rất nhanh chóng đánh mất lòng tin cậy của ai đó.

ÁP DỤNG
Đoạn Kinh Thánh này có ý nghĩa gì với tôi? Nếu không đưa phần áp dụng thì không phải là giảng. chúng ta không phải làm nhiệm vụ cung cấp thông tin. 
Nếu dành 10 tiếng để nghiên cứu bài giảng mà không biết áp dụng là gì thì làm sao dân sự biết áp dụng.
Tập chú vào tình trạng sa ngã, có thể là thách thức, tội lỗi, điều dân sự trải qua. 
Áp dụng là lấy từ Kinh Thánh để đặt vào đời sống của dân sự. 
4 phần của áp dụng: 
o Có chỉ dẫn cụ thể: nói chính xác điều họ cần làm.
o Tình huống: họ nên thực hiện việc đó ở đâu? Có khía cạnh ở nơi nào trong cuộc đời mình nên áp dụng.
o Ai là người trong Hội Thánh tôi cần nghe điều này. Nếu tấm lòng chúng ta không hướng về họ, không đồng hành thì không biết được điều này.
o Chỉ cho họ phải áp dụng bằng cách nào? 
o Mục đích: biến đổi đời sống chứ không phải là cho họ chứa đầy thông tin.
Thứ 6.
PHẦN MỞ BÀI
Phần mở bài và kết luận là phần cuối cùng và nên làm. Vì bản văn Kinh Thánh xác định cho mở bài và kết luận.
o Nếu viết mở bài, kết luận trước …sẽ rơi vào định kiến có trước. có khuynh hướng nói về điều mình muốn nói hơn là nói điều mà đoạn văn Kinh Thánh nói. 
Phần giới thiệu: giới thiệu phần sẽ giảng cho người nghe, phần giới thiệu làm sao chộp được sự chú ý của người nghe để họ muốn nghe, như là dùng cái trượng lôi người ta lại. 
Phần giới thiệu tốt làm cho người nghe muốn nghe, không phải là phải nghe. Nếu trong 30 giây đầu mà không khiến dân sự chú ý thì sẽ không giữ được sự chú ý của họ trong cả bài đầu. Đức Thánh Linh khiến họ chú ý nhưng chúng ta cũng phải làm công việc của mình như là một đội.
o Nếu họ không được thu hút thì sẵn sàng chuyển kênh, tâm trí họ đi ra ngoài rồi, không ở với chúng ta nữa. 
Ngay câu đầu tiên nên nói ngắn ngọn khiến dân sự chú ý.
Lời giới thiệu chạm đến được nhu cầu của dân sự trong thời điểm hiện tại chứ không phải cách họ hàng ngàn năm trong lịch sử. 
o Vd: liệu người phụ nữ đi làm có thể trở thành người mẹ tốt được không?
Lời giới thiệu có tính cá nhân. Chuyện ấn tượng đã xảy ra trong đời sống.
Điều không nên làm: không nên giới thiệu bài giảng bằng lời xin lỗi. 
Cần cẩn thận về độ dài của lời giới thiệu. 
o Nếu lời giới thiệu quá dài….thì lấy ở đâu….lấy ở bài giảng….đừng nghĩ lời của mình có quyền năng hơn Lời của Chúa. NẾu lấy nước ở giêng nếu thả dây quá ngắn thì không tới …. Dài quá……..nếu thấy mắt họ đã chú ý rồi thì dừng giới thiệu…no rồi thì dừng ăn…khi đã có sự chú ý của họ rồi thì chuyển sang phần chính của bài giảng.
o Người giảng ở xứ Wale…ông dọn bàn quá lâu đến nỗi người ta không muốn ăn. Bài giảng mới là bữa ăn. 
Lời giới thiệu không nên hứa hẹn nhiều hơn bài giảng có thể đưa ra.
o Vd: bài giảng hôm nay sẽ thay đổi quí vị mãi mãi.
Nếu kể chuyện hài quá nhiều sẽ bị ấn tượng là người kể chuyện hài…không phải là người giảng Lời Chúa.
Có 3 loại người giảng:
o Người không thể lắng nghe
o Người có thể lắng nghe
o Người chúng ta phải lắng nghe
§ Thường là vào thời điểm của lời giới thiệu thính giả xác định loại người giảng.
o Nên hỏi người gần gũi chúng ta xem chúng ta giới thiệu như thế nào. 
KẾT LUẬN
Kết luận đến từ đâu? Từ phần bài giảng. 
o Nhiều người giảng lại không làm như vậy. nhiều khi họ đưa ra kết luận..khiến người nghe thắc mắc…ông nói điều đó làm gì? 
Phần giới thiệu như bắt đầu chuyến bay. Kết luận là hạ cánh. Đòi hỏi nhiều nỗ lực để hạ cánh an toàn. 
Viết phần giới thiệu và kết sau khi soạn bài giảng giúp 3 phần gắn kết với nhau.
Kết luận có thể: 
o Tóm tắt lại, không phải là bài giảng thứ 2. Nếu chúng ta làm tốt trong phần giải thích rồi thì đừng tra tấn thính giả trong phần kết nữa.
o Kết luận phải đơn giản trúng đích ta muốn.
o Từ bỏ điều mình không thể giữ để đạt điều mình không thể mất.
o Là một câu hỏi: 
o Là lời cầu nguyện: cầu nguyện theo bài học…nhưng đừng làm lời cầu nguyện mình thành bài giảng nữa.
Kết luận và mở bài tốt khi đến từ kinh nghiệm cá nhân, từ cuộc đời chúng ta.
Kết bài không nên nói đến một vấn đề khác. Trừ khi giới thiệu về chủ đề tuần tới.
Cần liên tục tìm kiếm những minh hoạ từ những việc xảy đến hàng ngày trong cuộc đời chúng ta.
Giăng 15.
Ý lớn: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC KẾT QUẢ (tăng trưởng)?
Ý lớn: để được tăng được cần cộng tác với Đức Chúa Trời và Chúa Jesus.
Điểm chính
I.CHỊU ĐỨC CHÚA TRỜI TỈA SỬA
a. 1 Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. 2 Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. 
3 Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. 
II.  PHẢI Ở TRONG CHÚA JESUS
Không ở trong Chúa không tự kết quả được
4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. 5 Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. 6 Nếu ai chẳng cứ ở trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy.
7 Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó. 8 Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy.
Cách ở trong Chúa là phải vâng giữ điều răn:
 9 Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. 10 Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài. 11 Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn.

Đòi hỏi cẩn phải vật lộn nhiều với bản văn Kinh Thánh, để thấy được sự kết nối với nhau. 
Nếu trên toà giảng, giảng sai thì ở dưới sẽ hiểu sai. Muốn dân sự Chúa hiểu rõ ràng thì phải trình bày rõ ràng. Vì mục đích của giảng là dân sự được biến đổi.

TIỀM NĂNG VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA TOÀ GIẢNG
Nhớ mục đích của sự giảng dạy. không phải để gây ấn tượng với dân sự. để cho người ta ấn tượng về Lời Chúa chứ không phải là người giảng. 
Super…lý do Chúa sử dụng tôi, vì tôi đứng qua một bên.
Dán biển trên toà giảng: chúng tôi muốn nhìn xem Chúa Jesus (đừng làm cho mình được nổi bật lên)
Chúng ta cần sự khôn ngoan và sự hiểu biết về Chúa và  Lời của Đức Chúa Trời. 
Để có sự giảng dạy quyền năng: chúng ta cần có sự kinh nghiệm quyền năng của Lời Đức Chúa Trời trước, quyền năng phải ở trong chúng ta trước khi từ chúng ta đi ra.
Phải có kỹ năng tách biệt Lời Chúa cách chính xác. 
Nếu không chăn bầy chiên của mình thì không thể nào giảng dạy hiệu quả được. Phần lớn bài giảng phải biết bầy chiên mình đang ở đâu, để cho đồ ăn đúng giờ.
Xin Chúa đặt trong lòng sự nóng nẩy về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và lòng trắc ẩn sâu xa về linh hồn của con người.
Nguy hiểm của toà giảng:
Không có sư cầu nguyện
o Chúng ta dễ bị thu hút vào điều tốt mà bỏ qua điều chính. Kẻ thù sẽ làm mọi điều để chúng ta không cầu nguyện cho điều chúng ta sẽ giảng.
Cho phép một lỗ hổng lớn giữa những gì mình nói và sống.
a. Chúng ta không nói về sự hoàn hảo….nhưng đang hết lòng nhờ cậy Chúa để được thay đổi.
b. Nếu chủ nhật tôi giảng như vậy và trong tuần sống khác…lỗ hổng cứ mở rộng
Người ta muốn tôn trọng quá: cẩn thận khi mọi người đều nói tốt về mình, phổng mũi, kiêu ngạo….Salomon sa ngã….vì ông tin vào những gì người ta nói về ông.
c. Trong sự giảng dạy Ngài phải được dấy lên và tôi phải bị hạ xuống.
Căng thẳng. vì cần hết sức dồn vào trách nhiệm rao giảng…mà không thấy kết quả gì cả. Mong ước toà giảng cho mình niềm vui và sự hài lòng:
Sự lười biếng: để có được bài giảng cần làm việc cật lực, nếu lười biếng thì hãy cầu nguyện để Chúa thay đổi mình. 
d. Ban đầu có thể che dấu nhưng về sau sẽ bị phơi bày ra.
Yêu mến nhầm; yêu mến chức vụ hơn là yêu Chúa Jesus, Hội Thánh Ê phê sô làm mọi điều đều đúng nhưng bỏ mất tình yêu ban đầu.
e. Yêu mến sự xắp xếp bài giảng mà không yêu Lời Chúa.
Thiếu tính xác thực.
f. Chúng ta biết ngay nếu ai đó không có lòng đam mê thật, 
g. Chúng ta có thể đứng trên toà giảng như một người khác nhưng sớm muộn sẽ bị phơi bày ra.
TIỀM NĂNG CỦA TOÀ GIẢNG
Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta là người rồ dại…..xin Chúa trói buộc tấm lòng mình, đổ đầy tình yêu của Ngài…đứng qua một bên để Đức Chúa Trời hành động qua chúng ta.

Related Posts

0 nhận xét