Người Nhỏ Làm Việc Lớn





Ai đã từng đọc và học nghiên cứu quyển *Thần đạo học do *tác giả Olsen biên
> soạn. Chúng ta không chỉ khâm phục, sự tri thức uyên thâm của tác giả, đây
> là quyển sách Thần Học luôn dành chỗ đứng quan trọng trong các trường thần
> học và trở thành tài liệu nghiên cứu không thể thiếu cho những người hầu
> việc Chúa. Tại đây chúng ta không chỉ thấy những lẽ đạo nền tảng sâu sắc
> cho đời sống đức tin chuẩn mực mà tác giả muốn làm nổi bật Đấng trở lên nền
> tảng cho mỗi con cuộc đời, không ai khác ngoài Đấng Christ.
> Một người phi thường đã cho ra đời một tác phẩm có giá trị vượt thời gian.
> Nhưng mấy ai biết được con người ấy cũng sống cách bình dị, đơn sơ như bao
> người khác, khi được trung tâm truyền giáo cử ông đến Việt Nam, ông đã ở
> trong số tốp 4 người xuất chúng thời bấy giờ.
>
> Ông không chỉ giỏi trong việc nghiên cứu, học tập và có ơn Thiên phú nhưng
> ông cũng rất chăm chỉ, rất giỏi trong việc nội trợ nấu nướng, quét nhà,
> giật quần áo. Những ngày đầu mới đến Việt Nam, không chỉ vất vả trong việc
> học tiếng Việt, tiếng Pháp. Nhưng ông đã tập đi chợ, quán xuyến việc chi
> tiêu của đoàn.
>
>  Con người thứ hai đã viết cuốn hồi ký: 41  Năm Hầu Việc Chúa VỚi Hội Thánh
> Tin  Lành Việt Nam của Mục sư  I. R. Stebbins. Có đề cập đến một nhà lãnh
> đạo số một lúc bấy giờ là Tiến sĩ Jaffray ông là một nhà lãnh đạo tài
> năng, *với
> tài sản thừa kế,  lẽ  ra  ông có  thể  có  đủ  mọi  thứ,  nhưng ông đã cam
> chịu sự thiếu thôn và xa lánh sự xa hoa. Ông luôn là tấm gương cho Stebbins
> và  Olsen lúc hai ng**ười còn trẻ.*
>
> Ông rất giỏi trong việc lãnh đạo đoàn để nắm bắt và bước đi trong khải
> tượng của Đức Chúa Trời, ông rất bén nhạy với tiếng phán của Đức Chúa Trời
> và lắng nghe được tiếng của người Ma-xê-đoan đang kêu nài sự cứu rỗi. Ông
> đã đến thăm và nói với Quan Toàn quyền  Pháp  ở  Nam kỳ để xin phép gianrg
> Tin Lành ông: “đứng trước bức  tường có  treo tấm bản đồ  khổng lồ,  chỉ
> hết
> điểm  nầy  đến  điểm  khác.  Ông  nói:  “Chúng  tôi  sẽ  tập trung  chỗ
> nầy,  chỗ  nầy  và  chỗ  nầy  nữa” đó cũng đủ thấy tư chất can đảm, dũng
> mạnh của người lính giỏi của Đức Chúa Trời. Ông luôn là người dẫn đầu trong
> việc tiên phong, và đặc biệt rất có ơn trong việc giao tiếp với các quan
> chức cấp cao.
>
> Tuy ông là người quan trọng có ơn như thế nhưng ông không bao giờ cho mình
> là người quan trọng khi chúng ta thấy ông đi trên chiếc xe kêu điếc tai,
> sóc kinh người. Đặc biệt ông luôn biết khích lệ để những người đồng công
> làm trọn sứ mạng Chúa giao, rất nhã nhặn, cử chỉ thân thiện với các
>
>  Con mắt ông xa xăm hướng nhìn đồng lúa mà các nông dân VN chăm chỉ, nhưng
> trong tâm hồn ông luôn nhìn thấy cánh đồng lúa hư mất kia sẽ được chinh
> phục về cho Chúa. Ông rất hiểu và cảm thông với con người VN, ông hiểu được
> bản địa, và ông hiểu được cả nối sống của con người VN.
>
> Ngày nay, thiết nghĩ chúng ta hầu việc Chúa còn sướng hơn trăm ngàn lần so
> với các bậc tiền bối, chúng ta được đi bằng máy bay mà không phải mất tiền.
> Đi lại có kẻ đưa người đón. Ai biết được những thánh nhân số một đã ngồi
> trên công nông, xe bò trải dài trên hàng dốc đá nô nhô.
>
> Có ai đã hầu việc Chúa vất vả như Phao lô không? Tin chắc là không? Ông có
> khăn để lau mồ hôi, còn khăn của chúng ta thì đầy mùi nước comfo, hay hương
> vị Pháp.
>
> Phao lô nói: “bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp
> chốn!” với vai trò là một nông dân thuộc linh, người lính giỏi của Cứu Chúa
> đã nói thế. Còn chúng ta ngày nay nói thế nào? Và sẽ trở thành người thế
> nào?
>

Related Posts

0 nhận xét