Chữ Hiếu Trong Cơ Đốc Giáo
Kinh Thánh: Ê-phê-sô 6:1-4
Nhập đề:
Trong Cổ Học Tinh Hoa do do Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, đã
kể lại câu chuyện sau đây: "Hàn Bá Du sống với mẹ rất là có hiếu, những
khi có lỗi thường bị mẹ đánh đòn. Một hôm Bá Du phải đòn, khóc mãi. Mẹ thấy vây
hỏi: Mọi khi mẹ đánh con, con biết lỗi, con cam chịu ngay. Lần này sao con khóc
dai như thế? Bá Du thưa: Mọi khi mẹ đánh con, con thấy đau, con biết mẹ còn
khỏe. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, cho
nên con nghĩ, con thương mẹ mà khóc".
Thưa quý vị! Bổn phận làm con đầu tiên là phải yêu thương cha
mẹ. Cũng như tất cả các mối quan hệ khác giữa con người với con người, phải có
tình yêu mới làm tròn bổn đối với nhau, và phải có tình yêu thì điều chúng ta
làm mới có ý nghĩa. Như lời mà sứ đồ Phao-lô dạy: "Dầu tôi phân phát gia
tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu
thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi" (ICor 13:3). Chúng ta yêu cha
mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai thương chúng ta bằng cha mẹ. Tình yêu của cha mẹ
thường được ví như sông, núi, trời, biển. Dù cho cha mẹ chúng ta không tỏ bày
tình yêu thương cách cụ thể qua lời nói hay hành động; hoặc là khi vô tình cha
mẹ làm cho chúng ta đau buồn, nhưng từ sâu kín tận trong đáy lòng, cha mẹ yêu
chúng ta vô cùng.
Truyện: Tờ
hóa đơn.
Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ
của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc nhỏ nhặt, nên hầu như lúc
nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhẹ.
Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ đau liệt giường.
Thế là em nhỏ phải giúp mẹ trong nhiều công việc, nhưng không thấy mẹ tính thù
lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi những công tác chưa được nhận
tiền thưởng gồm: xách nước 2 đồng, nấu cơm 3 đồng, giặt quần áo 5 đồng… Tất cả
các thứ tính chung trong một tuần lễ là 80 đồng. Xong, em rón rén bước vào
phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay bà mẹ.
Ba phút sau, bà mẹ đưa cho em bé 80 đồng kèm theo
một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi: công sinh, công nuôi dưỡng, công dạy dỗ,
công học hành, công thầy thuốc mỗi khi đau bệnh… x 10 năm: chưa có mục nào được
thanh toán cả.!
Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt hiểu, vội chạy
vào xin lỗi mẹ.
Công ơn cha mẹ như
trời như bể,
Con nuôi cha mẹ con
kể từng ngày.
Nhạc sĩ phạm trọng cầu: có làm
bài thơ được phổ thành bài hát trong đó có đề cập đến chữ hiếu:
Ba
sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa, mẹ sẽ là cành hoa. Cho con cài lên ngực.
Ba
mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con, vì con là con ba. Con của ba rất ngoan
Vì
con là con mẹ, con của mẹ rất hiền.
Ngày
mai con khôn lớn, Bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé. Ba Mẹ Là Quê
Hương !
Đi đâu thì đi nhưng không đâu bằng
quê hương, đi đâu thì đi nhưng chẳng ai bằng cha mẹ mình.
Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu
cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Hay câu: “Công cha như núi
Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”. Rất mộc mạc, đơn giản, gần
gũi, nhưng cũng rất sâu xa, chí lý khuyên ta cần giữ đạo làm con, giữ trọn CHỮ
HIẾU.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu viết trong
Lục Vân Tiên: “ Trai thì trung hiếu làm đầu.
Gái thì tiết hạnh làm câu sửa mình”. Vẫn CHỮ HIẾU làm đầu.
Có lần một học trò của Khổng Tử
là Tử Du hỏi về “hiếu”, Khổng Tử trả lời nghiêm khắc cho Tử Du, cũng là nói nặng
với chúng ta hôm nay: “Điều hiếu ngày nay chỉ có nghĩa là có thể nuôi cha mẹ.
Nhưng đến loài chó ngựa cũng đều được nuôi, nếu không có lòng kính thì làm thế
nào phân biệt được” (Luận Ngữ).
CHỮ HIẾU ở đây vừa có ý nghĩa là nuôi nấng, chăm sóc cha mẹ, vừa
phải có lòng kính yêu, biết ơn cha mẹ, yêu thương rất mực đối với cha mẹ.
Khổng Tử nói: “bách hạnh, hiếu vi tiên dã”. Trăm nết tốt,
hiếu đứng trước vậy.
Tôi xin kể câu chuyện có thật
và hiện diện trong xã hội được cho là văn minh nhất.
Câu
chuyện: Lê Văn Hồng, ông là ai? Ông là thằng bố khốn nạn.
Sẽ tắt
giữa vùng tăm tối mờ mịt.
Người công giáo đã hát và nghe hát nhiều lần
trong nhà thờ cũng như trong các buổi kinh tại gia, bài ca của Ben Sira viết
vào năm khoảng 190-180 (TCN): “Ai yêu mến
cha mình thì đền bù tội lỗi. Ai thảo kính mẹ thì như người thu được kho tàng. Hỡi
kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người
còn sống. Trí khôn người có suy giảm, con cũng hãy nể vì, đừng nhục mạ người
khi con đương sức trai tráng. Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của
biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi và xây dựng đức công chính. Vào ngày bĩ cực, công
việc con sẽ được nhớ đến, như băng giá khi trời tối, tội con sẽ tan đi. Người lộng
ngôn, khinh cha, dể mẹ là xúc phạm đến Thượng Đế, kẻ tác tạo nên họ”
Chúng ta cũng không quên câu
chuyện hết sức thú vị về một nàng dâu hiếu thảo. Cô góa chồng sớm, tuổi còn trẻ,
xinh đẹp, nết na. Mẹ chồng thương con dâu, khuyên cô về nhà cha mẹ đẻ, lấy chồng,
xây dựng lại tương lai, xây dựng lại cuộc đời. Cô trả lời mẹ chồng trong tiếng
khóc òa: “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu
con theo đó, mẹ ở đâu con ở đó, dân mẹ là dân con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên
Chúa của con. Mẹ chết ở đâu con chết ở đó” (Ruth 1, 16-17). Đó chính là Ruth,
bà cố nội của vua David, tổ phụ về mặt pháp lý của Chúa Giêsu (Mt 1, 5).
Còn Tân Ước nói gì? Trước hết,
Chúa Giêsu làm gương cho chúng ta về CHỮ HIẾU: “Ngài đã vâng phục ông bà” (Lc 2, 51). Lụy ở đây là vâng phục.
Có lần tôi gặp một người Mục sư
của một hệ phái, khi tôi chào ông bằng danh xưng Mục sư thì ông liền chối
nguây, nguẩy, và ông nói: Chúa đã dạy chúng ta đừng gọi ai bằng thầy, và nói một
chỗ khác Chúa Giê-xu nói:
Mat 23:9 9 Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời.
Và tôi cũng chỉ cho ông Mục sư ấy
về gương của Chúa Giê xu: Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết
tôi phải lo việc Cha tôi sao?
Giăng 19:25-27
Trong mảng mầu u ám của sự thương khó Chúa
Giê-xu, chúng ta vẫn tìm thấy một gam mầu tươi sáng của tấm gương hiếu kính đối
với mẹ của Chúa Giê-xu. Thánh kinh chép:
“Tại một bên thập tự giá của Đức Chúa
Giê-xu, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài và Ma-ri vợ Cơ-lê-ô-ba, và Ma-ri
Ma-đơ-len nữa. Đức Chúa Giê-xu thấy mẹ mình,
và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia,
đó
là con của ngươi! Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ
rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình.” Phân
đoạn Thánh kinh nầy cho thấy tấm gương hiếu kính của Chúa Giê-xu đối với bà
Mari qua hai hành động:
1. Nhớ đến mẹ.
“Tại một bên thập tự giá của Đức Chúa
Giê-xu, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài và Ma-ri vợ Cơ-lê-ô-ba, và Ma-ri
Ma-đơ-len nữa. Đức Chúa Giê-xu thấy mẹ
mình”.
Thật là cảm động biết bao đang khi Chúa Giê-xu bị
treo trên thập tự giá, trong giờ phút đau đớn tột cùng, Ngài vẫn còn nhìn thấy
mẹ mình và lo lắng cho mẹ. Thường trong những trường hợp như vậy, đa số tử tù
hoặc là kêu gào chưởi rủa hoặc cắn răng chịu đựng nỗi đau và trông cho mau đến
giờ trút hơi, nhưng Chúa thì ngược lại, Ngài rất tỉnh táo nói ra những lời lạ
lùng và lời Ngài nói đã trở thành chân lý lưu truyền qua mọi thời đại. Trong đó
có lời Ngài nói với bà Mari là mẹ Ngài, thể hiện tấm lòng tưởng nhớ lo lắng cho
mẹ.
Đây là mẫu mực mà con cái Chúa phải noi
theo để đối xử với người sinh thành dưỡng dục mình. Trong cuộc sống chúng ta
gặp một vài người đáng nhớ, nhưng người mà chúng ta đáng nhớ nhất đó chính là
người sinh thành ra mình.
Như người đời nói: Mỗi người chỉ có một cha ruột và một mẹ ruột mà thôi. Thậm chí có người còn
nói: Chúng ta có thể có chồng khác, vợ khác.. nhưng chỉ có một cha ruột và mẹ
ruột. Vì vậy, những người làm con phải luôn nhớ đến cha mẹ. Bất cứ trong hoàn cảnh nào con cái cũng
không quên lo lắng cho cha mẹ. Đó là mẫu mực mà Chúa Giêxu đã để lại cho chúng
ta. Xin quý con cái Chúa hãy học theo gương mẫu nầy.
Còn đây là lời dạy của Thánh Phaolô về CHỮ HIẾU: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. 2 Hãy tôn kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), 3 hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất. [†] (Eph 6, 1-4)
Kinh
Thánh rất nên án đến người bất hiếu.
Xuất
21:15-17
Tội
tử hình là tội nặng nhất, trong luật của Môi-se rất nặng là chỉ mắng cha mẹ
thôi thì cũng phải bị sử tử.
Theo điều răn thứ bốn thì con cái phải thảo hiếu cha
mẹ, nhưng ngày nay người ta coi thường điều răn này, có người cho là lỗi thời
trong thời đại tiến bộ, văn minh và dân chủ này. Con cái đến tuổi khôn là đã
muốn sống độc lập đối với cha mẹ, không cần sự hướng dẫn bảo ban của các ngài.
Người ta quên rằng:
“Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” (Tục ngữ)
Cha mẹ có tuổi thì già yếu thật, nhưng kinh nghiệm
và khôn ngoan thì nhiều hơn tuổi trẻ. Vì thế người ta mới nói:
“Người 70 còn phải học người 71”(Tục ngữ)
Ngày nay,
cha mẹ già trở nên gánh nặng cho con cái, không muốn nuôi dưỡng cha mẹ trong tuổi
già. Để bớt gánh nặng, con cái chỉ việc gửi cha mẹ đến viện dưỡng lão, nếu tốt
thì ít lâu gửi cho một số tiền, hay một món quà. Do đó, cha mẹ phải sống cô
đơn.Thực ra cha mẹ cần tình thương hơn là tiền bạc, sự viếng thăm cần hơn của cải.
Truyện: Ý kiến của tù trưởng.
Trong quyển tiểu thuyết nhan đề “Cội rễ”, tác giả E.
Heili viết như sau:
Ở một bô lạc bên Phi châu, người thanh niên khi đến
tuổi trưởng thành sẽ được gọi là “chiến sĩ”. Tuy nhiên, muốn được mang danh
hiệu này, anh phải trải qua một cuộc sát hạch, thường là thả vào rừng sâu một
thời gian.
Năm ấy, có ba thanh niên đến tuổi trưởng thành và
rất muốn được gọi là “chiến sĩ”. Ba chàng đã đến trình diện vị tù trưởng. Vị tù
trưởng chúc mừng và hỏi người thứ nhất:”Trong một tháng qua, anh đã làm được
những gì”? Người thanh niên thưa:”Tôi đã giết được một con hổ dữ”.
Tù trưởng khen “tốt” rồi bảo anh đứng sang một bên
và hỏi người thứ hai:”Trong tháng qua, anh đã làm được những gì? Anh có giết
được con hổ dữ nào không”? Người thanh niên đáp:”Thưa ngài, hổ dữ thì tôi không
giết được, nhưng tôi cũng đã chém được một con trăn to”.
Tù trưởng khen “tốt”, bảo anh đứng sang một bên và
hỏi người thứ ba:”Một tháng qua, anh đã làm được những gì? Anh có chém được một
con hổ dữ hay một con trăn nào không”? Người thanh niên đáp:”Thưa ngài, hổ hay
trăn thì tôi không chém được”. Tù trưởng hỏi tiếp:”Thế anh làm được gì”? Anh
đáp:”Thưa tôi kiếm được một tảng mật ong to”. Tù trưởng hỏi:”Ngươi kiếm mật ong
để làm gì”? Người thanh niên đáp:”Thưa ngài, tôi có mẹ già, mà nhà tôi lại
nghèo, nên tôi kiếm mật ong để cho mẹ tôi bồi dưỡng”.
Nghe xong, vị tù trưởng rút con dao ra trao cho anh
và nói:”Ta phong anh làm chiến sĩ, bởi là người thì phải biết sống hiếu thảo
với cha mẹ”.
Hai vợ chồng kia làm ăn rất giàu có song rất hà tiện khắc khổ.
Còn một cha già già ngót 80 tuổi, sức yếu, mắt mờ, tay chân run rẩy, nên lúc
ngồi ăn cơm thường làm rơi chén cơm vỡ làm mấy mảnh. Người vợ thấy vậy rất bực
mình xui cho chồng rầy la ông cụ đến nhức xương. Báo hại ông cụ tuy mắt mờ
nhưng hai tai vẫn thính, nên nhiều lúc ngồi ăn mà nước mắt chan cơm. Cứ vỡ chén
hoài như vậy không được, vừa tốn kém, vừa bực mình, vợ chồng mới bàn nhau đẽo
cho cha già một cái chén gỗ thật dày. Từ đó tha hồ cho ông cụ đánh rơi, chén
vẫn y nguyên, chẳng nứt, chẳng vỡ. Vợ chồng lấy làm thỏa lòng quá đỗi. Một ngày
kia, vợ chồng đi chơi xa về, bước qua sân, thấy đứa con trai mới 8 tuổi ngồi
làm cái chi mải miết. Đến gần xem, té ra thằng nhỏ đang đẽo 2 cái chén gỗ. Vợ
mới hỏi rằng: Làm chi chăm chỉ vậy con? Con đẽo 2 chén gỗ để khi cha mẹ già như
ông nội thì bới cơm cho ăn. Vợ chồng nghe lời nói sâu sắc bất ngờ của trẻ thơ
thì hổ thẹn khôn xiết, bèn vào nhà quỳ lạy cha già xin cha tha tội bất hiếu. Từ
đó ông cụ lại được ăn chén cũ như xưa, không phải bưng chén gỗ nặng nề, xấu xí.
Thưa quý vị! Kinh thánh dạy: "Hãy nghe lời cha đã sanh ra
con, chớ khinh bỉ mẹ con khi người trở nên già yếu" (Châm 23:22). Chúng ta
không nên xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu, nhưng trái lại, càng phải yêu
thương quý mến nhiều hơn vì cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng ta.
"Một thanh niên khoe số lương của mình với bạn: Mỗi ngày
tôi làm được 2 Mỹ kim và tôi làm việc ngoài phố. Cha tôi làm việc ở xưởng máy
mỗi ngày được 2 USD. Anh tôi làm việc ở phòng giấy mỗi tuần được 5 USD. Còn mẹ
tôi mỗi ngày bà dậy từ 5 giờ sáng để lo bữa ăn sáng cho cả gia đình. Bà làm
việc suốt cả ngày, đến tối lại dọn cơm. Khi chúng tôi đi ngủ bà còn khâu vá
quần áo và sắp đặt mọi việc. Người bạn liền hỏi: Thế mẹ cậu nhận được bao nhiêu
tiền? Ồ mẹ tôi chẳng nhận được chi hết, Bà làm hết mọi việc nhưng việc ấy chẳng
ra tiền"!
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét