Đề tài: Nhà Cha Thiêng Liêng



Kinh Thánh: Giăng 2:13-16
Nhập đề:
Kính thưa Hội Thánh! Bài học kỳ trước chúng ta đã học trong Phúc Âm Giăng 14:1-3 với tựa đề: Về nhà Cha, qua đề tài này chúng ta đã tìm hiểu với nhau chết không phải là hết, mà bắt đầu sự sống vĩnh cửu, sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chết rồi sẽ đi đâu? Đó là về cùng Cha.
Chúng ta đã học với nhau qua ba điểm: I/. Chết là về nhà Cha, II/. Ai sẽ được về nhà Cha?
Thánh Kinh trả lời rằng: IGi 5:12   12 Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống.
Và cuối cùng III/. Phước hạnh của người được ở trong nhà Cha là: Kh 21:4   4 Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa”
Hôm nay, chúng ta thay vì chuẩn bị về nhà thiên quốc thì chúng ta cũng chuẩn bị để đến nhà của Chúa ngay tại trần thế này. tuần trước chúng ta chuẩn bị thái độ khi về thiên quốc, hôm nay chúng ta cũng chuẩn bị tâm tình, thái độ khi đi thờ phượng Chúa qua đề tài: Nhà Cha Thiêng Liêng.
I/. Mục Đích Khi Đến Nhà Cha Thiêng Liêng
Có lời của một bài thánh ca: Nhà Cha thiêng liêng con đến khúc hát tri ân tâm hồn, nhà Cha thiêng liêng con đến xướng ca. Bài thánh ca cũng lột tả được một phần nào mục đích của việc đến nhà Chúa, để tri ân Ngài, cảm tạ Ngài, biết ơn Ngài suốt một tuần qua, Ngài đã ban ơn, giữ gìn, bảo vệ, và tiếp trợ trên mỗi đời sống của con cái Ngài.
Ngoài ra chúng ta đến nhà của Chúa để chúng ta hát xướng cho Ngài về quyền năng cao cả và công việc của tay Ngài đã dơ ra để vùa giúp, dẫn dắt chúng ta.
 Đúng như các nhà Hội xưa họ đã vào đền thờ của Chúa để hát những thi thiên dâng lên Chúa.
Lời của tác giả thi thiên Vua Đa vít mời gọi mỗi chúng ta rằng:
Thi 100:2   Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng,
Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài.”
Nhà của Chúa là nhà thiêng liêng, chứ không phải là nhà của chúng ta, nhiều khi chúng ta biến nhà của Chúa thành nhà của chúng ta, qua những lời nói dữ hoặc tục tĩu: Nếu chúng ta ý thức được nhà của Chúa khác nhà của chúng ta thì chắc chắn chúng ta sẽ không dám nói bừa, hành động thiếu suy nghĩ.
Nhà của Chúa là nơi bày tỏ sự hiện diện của Chúa, nếu chúng ta cảm nhận sự hiện diện thánh của Chúa bởi đức tin thì chắc chắn chúng ta sẽ không dám tục tĩu và bất xứng.
Ngày xưa, khi Chúa vào đền thờ, Ngài nhìn thấy tại nơi đây họp chợ, đổi bạc, mua chiên, bàn ghế được xếp để ngồi thờ phượng Chúa, nhưng họ đã dùng những cái bàn ghế ấy cho sự đổi bạc, bán bồ câu. Thánh đồ Giăng thì ghi chi tiết hơn là: Ngài bện một cái roi bằng dây, bèn đuổi hết thảy khỏi đền thờ, chiên và bò nữa; vãi tiền người đổi bạc và đổ bàn của họ. 16 Ngài phán cùng kẻ bán bồ câu rằng: Hãy cất bỏ đồ đó khỏi đây, đừng làm cho nhà Cha ta thành ra nhà buôn bán. 17 Môn đồ Ngài bèn nhớ lại lời đã chép rằng: Sự sốt sắng về nhà Chúa tiêu nuốt tôi. [†]Giăng 2:13-16
Tôi rất khâm phục cách quan sát và cái nhìn của Giăng về hành động của thầy mình rất chi tiết, tại đây ông không chỉ nhìn thấy thái độ của Cứu Chúa trước những sự chướng tai gai mắt, nhưng ông cũng chỉ cho chúng ta thấy Cứu Chúa đã để cho người ta thay đổi, dẹp bỏ trong thời gian bện một cái doi bằng dây.
Giăng nói: Ngài không mang cái roi từ bên ngoài vào trong nhà thờ, Cứu Chúa quá yêu thương phải không quý vị, Ngài không đem những sự trừng phạt ngay, Ngài không quất ngay, nhưng Ngài đã có đủ thì giờ quan sát và bện một cái roi.
Những người lãnh đạo thuộc linh cần nhớ: Bất kỳ người nào khi tin Chúa họ đều tự nguyện, ngay cả những người đang hầu việc Ngài, ở trong Thánh chức cũng tự nguyện phục vụ Ngài, tự nguyện trong tình yêu thương. Chúng ta không nên mang gậy gộc vào nhà Hội để chừng phạt những việc làm sai trái của họ. Chúng ta cần mềm mại và nhưng mềm mại trong sự mạnh mẽ chứ không phải yếu mềm, yêu thương mà không bỏ qua tội lỗi.
Quay trở lại với câu Kinh Thánh, chúng ta có đang biến nhà của Chúa thành cái chợ không? Một lần nữa chúng ta thấy Ngài gọi đền thờ là Nhà Ta, nhà thiêng liêng, nhà của sự cầu nguyện, nhà của sự tương giao với Đức Chúa Trời, nhà bày tỏ sự hiện diện của Ngài, ý muốn và đường lối của Ngài.
Một lần nữa, chúng ta cần ý thức rõ rằng:  Điều gì đã được dâng cho Chúa thì thuộc về Chúa không còn thuộc về chúng ta nữa.
Nếu chúng ta còn nghe Lời của Chúa khuyên dạy thì hãy nhớ mà dẹp bỏ, và phá đổ những lời nói, những ý riêng, những hành động bất xứng khi đến nhà của Chúa. Hãy dẹp bỏ những việc làm của xác thịt vì nhà của Chúa là nhà thiêng liêng.
Nhà của Ta chứ không phải là Nhà của tôi, Nhà của Ta chứ không phải nhà của tao.
Câu chuyện: Nhà thờ CMA

II/. Chuẩn bị những gì khi đến nhà Cha Thiêng liêng
a.      Phương tiện: ( Luca 19: 29-35)
Đây là lời ký thuật lại của bác sỹ Luca trong giai đoạn mà Chúa Giê-xu đang được dân chúng mến mộ, chúng ta cũng thấy được đây là lần Chúa Giê-xu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem cách công khai.
Ở đây, chúng ta thấy, Chúa Giê-xu đã chuẩn bị lừa để vào thành, có người hỏi tại sao Chúa không cỡi ngựa vào? Ngựa thường nói đến trận chiến, binh đao, gươm. Con lừa rất nhu mì, khiêm nhường.
Các nhà giải Kinh cho rằng: Chúa Giê-xu đã thu xếp về việc mượn con lừa với người chủ của con lừa rồi, nên khi Chúa căn rặn các môn đồ: nếu có ai hỏi thì chỉ cần bảo: Chúa cần dùng nó.
Ngày nay, con cái của Chúa chúng ta cần học tấm gương của Chúa Giê-xu khi chúng ta đi nhóm thì phải chuẩn bị phương tiện để đi thờ phượng Chúa.
Khi sát giờ đi nhóm rồi mới đi mua xăng xe, đi mượn xe, sát giờ rồi mới đi tìm quần, tìm áo, con cái thì tìm guốc, tìm dây buộc tóc.
Chúng ta cần; Phải chuẩn bị từ tối hôm trước, cần xem lốp xe, xăng xe, và sắp xếp quần áo sạch sẽ từ tối hôm trước đi. Tối tôi treo quần áo sẵn ra, mũ bảo hiểm, giầy.
Tôi phải chuẩn bị bài vỡ từ thứ hai đầu tuần, đến tối thứ bẩy xem lại và rồi in cặp vào Kinh Thánh, cho cả bút vào đó.
b.      Thời gian: ( Luca 19:29)
Lu 19:29  Khi đến gần làng Bê-pha-giê và Bê-tha-ni, bên núi Ô-liu, Chúa Giê-xu gửi hai môn đệ đi trước và dặn: [PX]”
Để kịp đến Giê-ru-sa-lem đúng thời gian, thời điểm thì Chúa đã sai hai môn đồ đi trước, rồi Ngài căn dặn rất cẩn thận: dắt lừa ở đâu? Trả lời người hỏi thế nào? Hai môn đồ rất cẩn thận, rất từ tốn trong việc vâng theo lời Chúa và họ rất được việc. Họ gặp y như điều Chúa Giê-xu đã nói, nhưng họ cũng nói ý như lời của thầy mình đã căn rặn.
Hai môn đồ dắt lừa về cho Đức Chúa Giê-xu, chưa dừng ở đó lấy áo của mình trải trên lưng con lừa và hình ảnh cao đẹp đó là: nâng Ngài lên cỡi ( Luca19:35)
Hai môn đồ không chỉ là những người vâng lời của Chúa nhưng còn là những người Hy sinh nữa, hành động lấy áo của mình trải trên lưng lừa là hành động hy sinh. Vì cái áo nó phải liền với cái thân, nên người ta thường nói: Áo che thân.
Ngày nay, chúng ta phải hy sinh thời gian để đến nhà của Chúa, cả một tuần chúng ta mới có một ngày mà chúng ta không biết trung tín, biết tận dụng, biết lợi dụng thì giờ để đến  gặp Ngài thì làm sao chúng ta dám hy sinh cái khác.
Khắp nơi họ đang hân hoan tưng bừng chuẩn bị tập hát, tập kịch, chuẩn bị mọi thứ để mừng Chúa Giáng Sinh. Còn chúng ta ngày nào cũng làm làm, làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm. Cứ như thể là dành cho Chúa hai tiếng buổi sáng thì nghèo cả tuần, chúng ta thậm chí mặc cả với Chúa. Chỉ được hai tiếng thôi đấy, hơn là người ta không chịu đâu.
Chúng ta không nên đi trễ, đi muộn khi đến nhà của Chúa, có những người giao cho hướng dẫn thì đến chậm nửa tiếng, có khi Hội Thánh hát rồi mới đến.
Chúng ta không biết thời tiết lúc hai môn đồ đi mượn lừa cho Chúa có tốt hay xấu, nắng hay mưa. Nhưng họ không một lời mặc cả với Chúa, họ cũng không lưỡng lự, trần chừ gì cả.
Không chỉ họ vâng lời Chúa cẩn thận, nói cách cẩn thận, họ còn hy sinh nữa, không chỉ họ hy sinh thời gian, nhưng hy sinh cả bản thân của họ nữa, hy sinh của cải mặc dù đó chỉ là một cái áo ngoài.
Điều đáng quý ở đây là: họ biết phục vụ Cứu Chúa nữa, qua hành động nâng thầy cỡi lừa, đây là hành động phục vụ Chúa. Đây là việc làm hành động rất đẹp, rất cao trọng.
Cứu Chúa đã đến thế gian để làm gương cho chúng ta khi Ngài phán rằng: Mat 20:28   Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.”
Chúng ta thấy Cứu Chúa đã bày tỏ sự phục vụ rất lớn của Ngài qua việc rửa chân cho các môn đồ, đáng lẽ làm thầy, thì đệ tử phải rửa chân cho, nhưng đây thì ngược lại.
Con lừa phục vụ Chúa, nhưng đệ tử cũng hầu việc Ngài, chúng ta phục vụ và hầu việc Chúa qua những công sức tiền bạc, thời gian và sức khỏe. Chúng ta cần phải phục vụ lẫn nhau.
Tục của người DO Thái khi khách đến nhà thì chủ nhà thường phải rửa chân cho khách để bày tỏ lòng hiếu khách và tôn trọng khách, khi thăm con cái Chúa, hoặc khi đến nhà Chúa chúng ta thấy việc thì hãy quấn khăn làm ngay. Cứu Chúa đã quấn khăn ngang lưng cho thấy tư thế luôn sẵn sàng phục vụ những con người tầm thường nhỏ bé.
III/. Chuẩn bị tinh thần khi đến nhà Cha Thiêng Liêng ( Thi 122:1  )*
a.      Có niềm vui
Chúng ta cả tuần thường rất mệt mỏi bởi những công việc làm ăn, và có nhiều nan đề xảy ra trong gia đình nên chúng ta thường bực bội, xị mặt vào.
Có lần tôi đi hầu việc Chúa về nhà: Con gái tôi nhìn vào nét mặt tôi và không thấy tôi nói gì: nó liền nói: Nếu bố nói bố yêu Chúa, thì hãy vui mừng lên, cứ xị cái mặt ra Chúa không vui đâu.
Tôi lại thay đổi thái độ: Nhiều khi đi cả ngày về đến nhà: Vợ than ngắn, con khóc dai, thật mệt nhọc và không muốn cầu nguyện, không muốn nói về Chúa nữa.
Nhưng Lời của Chúa giúp chúng ta có thể bước qua những sự khó khăn:
Es 35:10   10 những kẻ Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ về, ca hát mà đến Si-ôn; sự vui vẻ vô cùng sẽ ở trên đầu họ. Họ sẽ được sự vui vẻ mừng rỡ, mà sự buồn bực than vãn sẽ trốn đi.
Sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, sẽ làm cho sa mạc trổ hoa xuân, niềm hi vọng tăng vọt và bệnh tật được chữa lành cách lạ lùng (1-6a).
Câu Kinh Thánh trên cho chúng ta thấy những niềm vui liên tiếp của những kẻ được Chúa chuộc mua, họ không còn buồn thảm nữa: vì Chúa là niềm hy vọng, Ngài là niềm trông cậy của chúng ta. Ngài không muốn nhìn thấy chúng ta đến nhà Chúa với vẻ mặt thẫn thờ, bực bội và than vãn.
Không phải khi chúng ta đến nhà của Chúa thì chúng ta mang cái mặt lạ khác, nhưng Chúa là Đấng sống Ngài đã biết mọi sự trong đời sống chúng ta, thậm chí tóc trên đầu chúng ta Chúa cũng đã đếm trọn hết rồi.
Thi 73:26   26 Thịt và lòng tôi bị tiêu hao;
Nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời.
Trong thế gian có sự vui, có niềm vui vẻ nhưng đó là niềm vui chóng tàn phai, mau qua. Còn niềm vui của chúng ta là niềm vui bền lâu, kéo dài vĩnh cửu, vì Ngài là Đấng nắm giữ tương lai chúng ta.
Ngài là Đấng chăn giữ chúng ta, chúng ta sẽ chẳng thiếu thốn chi, không phải là chúng ta không thiếu thốn mà là ngay cả trong lúc thiếu thốn chúng ta cũng học tập tin cậy nơi Ngài do đó chúng ta có niềm vui trọn vẹn.
Phao lô đã đi từ nhà tù này đến nhà tù khác, đi từ khó khăn này tới nghịch cảnh kia nhưng cuối cũng ông vẫn khuyên một lời khuyên có giá trị muôn thỏa:
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại còn nói nữa: Hãy vui mừng đi.
Khi đến nhà của Chúa chúng ta sầu não, sờn lòng, bày tỏ một đời sống không có đức tin, không có sự trông cậy nơi Chúa.
Nếu trước hết, chúng ta cứ gác lại những lo buồn, mà tìm kiếm Chúa trước hết thì Ngài sẽ cho thêm chúng ta mọi điều khác nữa.
Vua Đa vít đã cầu xin Chúa như sau:  Thi 51:8   8 Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ,
Để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc.
Câu Kinh Thánh này, dạy cho chúng ta một chân lý quan trọng đó là: sự vui vẻ, mừng rỡ rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho xương cốt của chúng ta.
Thánh Kinh lại khẳng định lần nữa: Ch 17:22   Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay;
Còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo.”
Ne 8:10 : “Chớ buồn thảm, vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi.”
Thi 28:8   8 Đức Giê-hô-va là sức lực của dân Ngài.
Đồn lũy cứu rỗi cho người chịu xức dầu của Ngài.
Thi 51:12   12 Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa,
Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi.





Related Posts

0 nhận xét