Tận Hiến Tột Cùng
Giới thiệu
Những tín hữu bạn gặp trong sách
này không phải là nạn nhân; họ là những người chiến thắng. Những câu chuyện về
họ trải dài suốt lịch sử, từ những môn đồ của chính Chúa Giê xu cho đến những
người tuận đạo thời nay. Những người bắt bớ thuộc đủ mọi hạng, từ người La Mã
đến người Rumani, từ quân kẻ cướp đến người Hồi Giáo, từ người theo khổng tử
đến người cộng sản.
Mỗi một tín hữu này đều là tấm
gương sáng cho chúng ta, tấm gương về lòng tận hiến cho Đấng Christ. Các tín
hữu mà bạn sẽ đọc câu chuyện của họ trong những trang này là những người đã tìm
được lòng khao khát thậm chí còn sâu sắc hơn cả ý muốn cơ bản của con người để
tự bảo tồn: Khao khát để hầu việc Đấng Christ và làm nhân chứng cho Ngài.
Lúc bắt đầu biên soạn quyển sách
này, chúng tôi bước vào một kỷ nguyên mới tại nước Mỹ. những biến cố ngày 11
tháng 9 năm 2001 thay đổi bộ mặt của thế giới tự do và đẩy hết thảy chúng ta
vào một thời kỳ đầy thắc mắc – thời kỳ mà nhiều người sẽ nhìn vào Hội Thánh để
tìm câu trả lời – một thời kỳ mà Hội Thánh sẽ ngước nhìn lên Đức Chúa Trời và
quyền tể trị tối thượng của Ngài để tìm được sức mạnh.
Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi
ấy là quyển sách này được dùng để mở rộng lối suy nghĩ và tác động đến những
hành động của chúng ta khi chính chúng ta đối diện với những khó khăn lớn lao.
Lấy ví dụ, chúng ta đáp ứng thế nào với những người làm ác cho chúng ta? Đấng
Christ đã đáp ứng thế nào? Cơ Đốc nhân trong quá khứ đáp ứng thế nào? Thái độ
đối với người khác đức tin sẽ phải thế nào nếu họ dùng bạo lực chống đối chúng
ta? Liều bỏ mọi sự để nếm và chia sẻ tình yêu của Đức Chúa Trời với những người
có thể giết chúng ta vì cớ chúng ta làm như vậy thì có đúng không?
Quyển sách này không trả lời mọi
câu hỏi ấy, nhưng chắc chắn sẽ thách thức đức tin của bạn. khi đọc câu chuyện
về những Cơ Đốc nhân đã chịu khổ, chịu những hành động tàn bạo khôn tả vì cớ
Đấng Christ, hãy nhìn vượt xa hơn thảm kịch và gian khó để khám phá những châu
ngọc ẩn bên dưới bề mặt.
Hãy tập trung vào đức tin chứa
đựng trong lời làm chứng của những anh chị em can đảm này. Hãy nhận thấy chính
Đức Thánh Linh đang ngự hoặc đã ngự trong họ cũng chính là Đấng đang ngự trong
bạn, và tin bạn có cùng một lượng đức tin như vậy dành sẵn cho mình trong bất
kỳ hoàn cảnh cùng cực nào.
Khi đọc qua những câu chuyện này,
bạn cũng sẽ thưởng thức đúng khía cạnh triệt để của đức tin nhờ hiểu được thần
học về sự chịu khổ.
Phần đầu tiên để hiểu được thần
học này chính là nhận biết những câu chuyện này không phải là những bản ký
thuật tuyệt vọng về sự tra tấn. những tín hữu này cũng không phải là những “
siêu” Cơ Đốc nhân. Đương nhiên họ nổi bật bởi can đảm, kiên cường vượt quá hiểu
biết của con người, và tận tụy với Đấng
Christ đến độ đôi khi khó hiểu nổi. nhưng trong thực tế, họ là những Cơ Đốc
nhân bình thường giống như chúng ta đang đối diện với những tình huống phi
thường.
Vậy yếu tố dường như mầu nhiệm
nào đã khiến họ có được “ Lòng tận hiến tột cùng” như thế?
Nói đơn giản, đức tin của họ nơi
Đức Chúa Giê xu Christ là Chúa, và đó chính Là điều khiến họ chịu khổ. Một mình
đức tin là đủ rồi. chịu khổ trong tay con người có thể là điều không tài nào
chịu đựng nổi. nhưng khi kết hợp vương quốc của Đấng Christ với đức tin, sự
chịu khổ làm vững mạnh tấm lòng những Cơ Đốc nhân nào sẵn sàng chịu mất chính
mình để được Đấng Christ nhiều hơn. Những người tuận đạo trong sách này thảy
đều có chung niềm say mê Đức Chúa Trời. Đây là niềm say mê đã thắng hơn nổi sợ
hãi những hậu quả kinh khiếp khi bắt gặp đang chia sẻ tình yêu của Chúa cho
người khác.
Có lẽ một phần đam mê của họ xuất
phát từ chỗ giá phải trả rất đắt của điều mình có được. Khi đức tin đòi chúng
ta phải trả giá một điều nào đó, thì đức tin càng vô cùng quý giá. Chính phương
diện này trong bản tánh con người đã giúp làm vững mạnh những Cơ đốc nhân đang
sống dưới những chính quyền đàn áp không cho phép tự do tín ngưỡn.
Thánh Augustine đã có lần nói: “
Nguyên nhân chịu khổ - chứ không phải sự chịu khổ - mới làm nên một nhà tuận
đạo chân chính.”
Theo nguyên văn Hy Lạp, chữ “
Người tuận đạo” thực sự có nghĩa là “ chứng nhân.”
Những người tuận đạo trong sách
này đã có thể đích thân làm chứng cho Lẽ Thật và quyền năng của Đức Chúa Giê xu
Christ, và tin rằng họ phải đem lời chứng đó đến cho người khác, bất luận phải
trả giá nào.
Trong vỡ kịch “ Vụ Sát Nhân Tại
Đại Giáo Đường, T.S Eliot mô tả người tuận đạo là người “ người đã trở thành
công cụ của Đức Chúa Trời, người đã dầm thấm ý muốn của mình trong ý muốn của
Chúa, không phải là đánh mất nhưng là tìm được ý muốn ấy, vì đã tìm được tự do
trong sự thuận phục Đức Chúa Trời. Người tuận đạo không còn khao khát bất cứ
điều gì cho riêng mình, ngay cả đến vinh quang của sự tuận đạo cũng không.”
Làm một chứng nhân sẽ đưa bạn lên
ngay tiền tuyến. Mục sư E.V. HILL có lần kể chuyện một người nữ kia đến nói với
ông: “ Thưa Mục sư HILL hãy cầu nguyện cho tôi. Ma quỷ đang chạy theo tôi.” Mục
sư HILL bảo bà: “ Ma quỷ không chạy theo sau bà đâu. Bà chưa làm được điều gì
đủ cho Ma quỷ đeo đuổi bà.”
Mục tiêu của hết thảy Cơ Đốc nhân
phải là “ làm việc đủ” cho Nước Đấng Christ đến nổi khiến Ma quỷ phải chú ý đến
chúng ta.
Khi một dạng chịu khổ nào đó xảy
đến cho bạn vì cớ bạn làm chứng cho Đấng Christ, chúng tôi mong rằng chính bạn,
cũng giống như những người trong quyển sách này, được kinh nghiệm sự vinh hiển
và vẻ đẹp của lòng tận hiến tột cùng.
Ngày 1 THỔ
NHĨ KỲ: ERCAN SENGUL
Khi Ercan Sengul dâng đời sống
mình cho Đấng Christ tại nước Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo, có người xem anh đã xây lưng
lại với di sản và đất nước mình. Khi nói mình sẽ làm bất kỳ việc gì cho Đức Chúa
Trời, thì lúc đó anh đã thực ý nói như vậy. Nhưng bây giờ thì sao?
Ercan ngồi trong xà lim tối tăm
nhớp nhúa giữa những bạn tù. Anh bị cảnh sát địa phương bắt vì bảo anh “ lăng
mạ Hồi Giáo” bằng cách phân phối sách cho một nhà xuất bản Cơ Đốc.
Ercan lớn tiếng kêu cầu với Chúa,
nài xin Chúa giải cứu. Anh biết mình không làm gì sai để đáng bị nhốt vào đây.
Đức Chúa Trời thầm thì vào lòng của Ercan: “ Con đã nói sẽ làm bất kỳ việc gì
cho ta mà. Có đúng con muốn nói như vậy không?” Tan vỡ trước mặt Chúa, Ercan
khóc và thờ phượng Ngài. Anh thưa với Chúa bằng cả tấm lòng: “ Con thực sự muốn
nói như vậy.” Ercan bắt đầu giảng mỗi ngày ba giờ trong tù. Anh đã biết Chúa
cho phép bị tù để ban cho anh một cánh đồng truyền giáo mới! Ercan bị tù ba
mươi ngày cho đến khi những nhân chứng thừa nhận rằng cảnh sát đã ép họ phải ký
vào tờ khai, và thẩm phán không tìm thấy bằng chứng anh có tội.
Vụ bắt giữ đã phát triển việc
chứng đạo của Ercan. Từ khi anh được thả ra, rất nhiều người chung xà lim với
anh đã đến thăm Hội Thánh, tìm hiểu về Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho anh sự
bình an đang khi bị nhốt trong tù. Ercan vẫn sung sướng phân phối những quyển
sách Cơ Đốc, dầu biết mình có thể bị bắt trở lại.
Hầu hết Cơ Đốc nhân đều thừa nhận
khi nói mình muốn được Đức Chúa Trời sử dụng, thì họ hoàn toàn không nghĩ đến
sự chịu khổ. Đương nhiên, chúng ta muốn sống bày tỏ ra đức tin mình – nhưng không
đến mức phải chịu bắt bớ. chúng ta tức giận khi bị bỏ qua không được thăng chức
hay tăng lương tại sở làm, hay bị loại khỏi những dịp giao tiếp trong xã hội.
Chúng ta cảm thấy bị khinh
thường. bị lường gạt. Bị tước đoạt. Tuy nhiên, chúng ta phải sẵn lòng tìm kiếm
Chúa trong tinh thần cầu nguyện giữa những lúc thất vọng. Chính trong giây phút
tìm kiếm Ngài, chúng ta sẽ thấy sự cầu nguyện thay đổi quan điểm của mình. Chúng
ta bắt đầu nhìn thấy những cơ hội để tăng trưởng. Chúng ta nhận lấy niềm hy
vọng. Chúng ta tìm được những lời hứa giữa cơn đau đớn. Cuối cùng, chúng ta bắt
đầu khám phá ra rằng tình huống hiện tại dù bất công hay không xứng đáng phải
gánh chịu đến đâu đi nữa, hoàn cảnh chúng ta có thể là một phần trong kế hoạch
của Chúa. Khi cầu nguyện xin Chúa ban cho nhãn quan của Ngài đối với sự bắt bớ,
chúng ta tìm được can đảm để vâng lời bằng mọi giá.
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét