Tài Liệu Mục Vụ - CHƯƠNG TRÌNH LỄ ĐÍNH HÔN





Lễ Đính Hôn
A.  Chương trình tổng quát ( có thể tùy nghi thêm bớt)




CHƯƠNG TRÌNH LỄ ĐÍNH HÔN
Nguyễn Văn A & Trần Thị B
Lúc... giờ, ngày... tháng... năm
Chủ lễ:
Mục sư Lê Minh X
Quản Nhiệm Hội Thánh
***
Tuyên bố lý do và
Cầu nguyện khai lễ                                                      Mục Sư
Lời cầu hôn của nhà trai                                    Ông Bà...
Đáp lời ưng thuận của nhà gái                           Ông Bà...
Trình sính lễ đính hôn                                        Nhà trai
Trình diện cô dâu hứa                                         Ông Bà...
Giới thiệu bà con hai gia đình                         Đại diện hai gia đình
Lời Thánh Kinh                                                       Mục Sư
Cầu nguyện cho Lễ Đính Hôn                                 Mục Sư
Chúc mừng                                                       Đại diện Hội Thánh
Hát tôn vinh                                                      Mọi người dự
Chúc phước                                                             Mục Sư
Lời cám ơn                                                        Đại diện nhà gái

Hôn Lễ
Trong các phong tục về hôn nhân của người Việt Nam, phần đông hiện nay chỉ còn duy trì ba lễ mà thôi, gọi nôm na là Lễ Dạm ( chạm ngõ),  Lễ Hỏi ( lễ đính hôn), và Lễ Cưới ( tức lễ thành hôn). Trong Hội Thánh, Mục Sư thường được mời làm chủ lễ Đính Hôn và Lễ Thành Hôn.
Lễ Đính Hôn thường được tổ chức tại tư gia, trong khi Lễ Hôn Phối được tổ chức tại Nhà Thờ. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, Lễ Hôn Phối có thể cử hành tại tư gia, nhưng ngoài vị Mục Sư chủ lễ, nên có sự hiện diện của một số viên chức trong Ban Chấp Sự hay Ban Chấp Hành của Hội Thánh địa phương.
Như đã được áp dụng từ trước đến nay trong Hội Thánh Tin lành Việt Nam, Mục Sư chỉ cử hành Lễ Hôn Phối theo giáo luật và pháp luật tại Nhà Thờ cho các tín hữu mà thôi.
Tại Hoa Kỳ, cô dâu chú rể phải trình cho Mục Sư bản chính của tờ hôn thú do thành phố hay quận, địa phương cấp. Mục Sư chỉ được phép cử hành Lễ Hôn Phối khi có trong tay văn kiện nầy, theo giáo luật và pháp luật.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, chỉ Mục Sư thục thụ mới được cử hành Lễ Hôn Phối theo hình thức tôn giáo. Trong bản chính của tờ hôn thú có phần cho Mục Sư và hai nhân chứng ký tên. Mục Sư phải gởi trả bản chính của tờ hôn thú nầy lại cho cơ quan chính quyền liên hệ.
Vợ chồng mới cưới sau đó có thể đến cơ quan chính quyền địa phương để xin bản sao của tờ hôn thú nầy. Ngoài ra cũng có một tờ hôn thú khác chỉ dành cho Mục Sư và nhân chính ký và trao thẳng cho cặp vợ chồng mới sau khi cử hành Lễ Hôn Phối.
Tại Hoa Kỳ, một số ít con cái Chúa quen với tổ chức Lễ cưới tại Việt Nam trước đây, nên muốn duy trì cách chú rể và cô dâu đi ngang nhau, dẫn các phụ rể và phụ dâu cùng gia đình hai họ vào Nhà Thờ một lần khi bắt đầu buổi Lễ Hôn Phối.
Tuy nhiên, đại đa số con cái Chúa hiện nay theo lối tổ chức Lễ Cưới trong các Nhà Thờ Hoa Kỳ. Khi bắt đầu buổi lễ, Mục Sư, chú rể, và các phụ rể từ phía sau bước vào đứng sẵn trên bục tòa giảng để đợi cô dâu và đoàn phụ dâu vào.
Tiếp theo, từng cô dâu phụ bước vào nhà thờ theo tiếng nhạc và được từng phụ rể bước xuống đón và đưa đến chỗ đứng chỉ định. Kế đó, chú bé mang nhẫn và cô bé mang hoa đi vào. Sau cùng là cô dâu được người cha ( hoặc chú bác hay anh trai... nếu người cha không có mặt) đưa vào.
Khi đến gần trước mặt Mục Sư chú rể mới bước xuống tiếp nhận cô dâu và dẫn đến trước mặt Mục Sư để Mục Sự bắt đầu hành lễ. Ý nghĩa của phong cách này là trước khi Mục Sư hành lễ, hai người còn là cô dâu chú rể, lên chưa chung với nhau, nhưng sau khi hành lễ, hai người thành vợ chồng, lên mới cùng nhau đi ra một lượt.
B.                                Nghi Thức Dành Cho Vị Mục Sư Chủ Lễ Đính Hôn
Kính thưa quý vị!
Chúng ta vui mừng có mặt hôm nay tại đây để chứng kiến Lễ Đính Hôn của hai bạn trẻ Nguyễn Văn A.......và Trần Thị B.......
Lễ Đính Hôn cũng được gọi là Lễ Hỏi và là một trong nghi lễ đặc biệt và quan trọng trong hôn nhân của dân tộc Việt Nam. Dân tộc được lựa chọn của Chúa là dân Do Thái cũng xem lễ đính hôn quan trọng không kém gì lễ thành hôn, vì phong tục Do Thái xem hai người đã đính hôn như là vợ chồng trên mặt pháp lý, mặc dù hai người trong cuộc chưa được phép ăn ở với nhau cho đến ngày lễ thành hôn.
Khi đem sính lễ đến nhà gái xin làm lễ đính hôn, nhà trai đã công khai loan báo ý định của mình về việc sẽ xin cưới con gái của nhà gái cho con trai của mình trong tương lai. Và khi nhận sính lễ đính hôn của nhà trai, nhà gái cũng công khai đồng ý sẽ gả con gái mình cho con trai nhà trai.
Lễ Đính Hôn đối với người chưa tin Chúa cũng đã là quan trọng rồi, hống chi đối với chúng ta là người tin Chúa. Một khi hai gia đình đã đồng ý lễ đính hôn cho con và mời Mục Sư đến chủ lễ, và khi Anh......... và Cô............. đã đồng ý và cùng xin cha mẹ đôi bên cho phép công khai hứa hôn với nhau, thì quyết định này phải được xây đắp trên các yếu tố sau đây:
1.    Trước hết, gia đình đôi bên phải nhận thức rằng đây là một quyết định rất quan trọng và có mục đích làm vinh hiển danh Chúa. Lời Chúa trong I Coo10:31 dạy rằng: “ Anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm điều gì khác, hãy làm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà làm.” Ăn uống là những việc tầm thường, xảy ra mỗi ngày mà chúng ta còn phải làm vì sự vinh hiển của Chúa thay, huống chi là việc dựng vợ gả chồng cho con. Lễ Đính Hôn do đó cũng là một cách để chúng ta làm đẹp lòng Chúa và tôn vinh Ngài.
2.    Tiếp theo, đây cũng là một quyết định đòi hỏi gia đình đôi bên và nhất là hai người trong cuộc phải giữ chữ ( tín) với nhau. Trên một phương diện, lễ đính hôn là lễ công khai loan báo cho mọi người biết quyết định của gia đình đôi bên đồng ý sẽ tiến đến việc cử hành lễ thành hôn cho con mình.
Vua Sa-lô-môn viết trong sách Truyền Đạo 5:4-5 rằng: “ Khi ngươi khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời, chớ chậm mà hoàn nguyện, vì Ngài chẳng vui thích kẻ dại: Vậy, khá trả điều gì ngươi hứa. Thà đừng khấn hứa, hơn là khấn hứa mà không trả.”
Tôi con Chúa chẳng những giữ lời hứa với Chúa mà cũng phải giữ lời hứa với nhau nữa, vì nếu chúng ta không giữ lời hứa với nhau thì làm sao có thể nói rằng mình giữ lời hứa với Chúa?
Tôi tin chắc Anh........................và Cô............................. cũng như gia đình đôi bên đã cầu hỏi ý Chúa trong quyết định quan trọng này. Đây không chỉ là lời hứa nguyện riêng của Anh.......................... với Cô........................, hay là lời hứa nguyện của đôi bên với nhau mà thôi. Khi Lễ Đính Hôn được gia đình đôi bên mời Mục Sư thay mặt Hội Thánh chủ lễ, thì đây là lời hứa nguyện của gia đình hai họ đối với Chúa.
3.    Mặt khác, ngoài chữ “tín” Anh....................... và Cô................... cũng phải biết bồi đắp cho Lễ Đính Hôn nầy bằng tình yêu chân thật và cam kết  chặt chẽ giữa hai người. Mặc dù hai người chưa thành hôn với nhau trước pháp luật, trước Hội Thánh, và trước mặt Chúa, nhưng Anh............. đã thuộc về Cô.................. và Cô.................... đã thuộc về Anh ................... rồi. Vì vậy mà hai người phải cẩn thận đừng để cho cảm tình của mình đối với ai khác có thể đưa đến chỗ hiểu lầm và phương hại cho tình yêu của hai người.
4.    Sau cùng, nhưng rất quan trọng đối với chúng ta là con cái Chúa – mặc dù Anh......... đã thuộc về Cô ............., và Cô ................ đã thuộc về Anh......................., nhưng cả hai phải biết giới hạn của mình trong việc giao thiệp, gặp gỡ nhau từ đây cho đến lễ thành hôn. Cả hai phải cương quyết giữ gìn tình yêu trong sự thánh khiết Chúa dạy, đừng đi trước tình trạng mầu nhiệm “ hai người trở lên một thịt” mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho cuộc sống vợ chồng Sau Lễ Thành Hôn. Biết giữ giới hạn nầy bây giờ, Anh.......... và Cô.............. sẽ khám phá ra được hạnh phúc thật của hôn nhân sau khi đã thành hôn.
Xin tất cả chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa về lời hứa nguyện và cam kết trong buổi lễ đính hôn hôm nay.....
( Mục Sư kết thúc phần này bằng lời cầu nguyện).

Related Posts

0 nhận xét