Bài 1 Sự Cần Thiết Của Công Tác Chuộc Tội

Thánh kinh Căn Bản
Giới Thiệu Môn Học
Giáo lý về sự cứu rỗi hay nói tổng quát hơn là công tác chộc tội  do Đấng christ thực hiện là một giáo lý bao gồm nhiều phương diện quan trọng:như sự chết ,sự sống lại ,sự thăng thiên ,…..của Chúa Jêsus christ.
Mục tiêu của giáo lý này là mong muốn trang bị cho mọi con dân Chúa một cái nhìn tổng  quát mà chưa đi sâu lắm vào chi tiết .
Giáo viên có thể trính bày sâu hơn ,mỡ rộng bài học,nhưng yêu cầu chính với người đọc là phải làm các bài tập nhỏ kèm trong bài học được đánh bằng ba dấu chấm hỏi.(???)
                                                                   Bài 1
                      Sự Cần Thiết Của Công Tác Chuộc Tội
Để hiểu được tại sao sự chuộc tội là cần thiết ,chúng ta phải thấy được tương quan giữa sự thiết của Đức Chúa Trời ,luật pháp thiên thựơng ,tội lỗi của con người ,và sự thạnh nộ thiên thượng .
  1. Sự Thánh Thiết Của Đức Chúa Trời ;(God’s Holiness)
                                       (Cần có sự cứu chộc)
Sự Thánh khiết là một tính đạo đức nền tảng của Đức Chúa Trời .Sự Thánh khiết mô tả đặc trương n ội tại của Ngài ,hay nói cách khác đó là bản chất của Đức Chúa Trời.
  • Đức Chúa Trời tuyệt đối thánh khiết trong những gì Ngài nói.Ngài làm ( Lê vi 19:2 ; Xuất15:11;13 ; Êsai:57:15)
??? hãy tìm thêm một câu kinh thánh nói về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời ?
                ------------------------------------------------------------
Đức Chúa Trời thánh khiết như vậy ,nên Ngài muốn mọi loài thọ tạo của Ngài cũng phải thánh khiết (Lê vi 14:44-45) Ngài ghét tội lỗi ,và đòi hỏi mọi sự bất nghĩa phải được phơi bày ,chịu phán xét,và bị hìng phạt .
B)  Luật Pháp Thiên Thượng; (Divine Law)
                                      (Cần có sự đền tội)
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người và các thiên sứ với một ý chí tự do ,thì yêu cầu mặc nhiên là Ngài muốn họ sống trong ý chỉ của Ngài .Vì vậy , Đúc Chúa Trời đã ban cho con người pháp thiên thượng làm chuẩn mực của sự công nghĩađể tất cả vâng theo.
Không có luật pháp sẽ không có trẩt tự ,tất cả sẽ trở nên lộn xộn . Ý chỉ của Đức Chúa Trời là luật pháp của Ngài ,hay nói cách khác luật pháp của Đức Chúa Trời chính là ý chỉ của Ngài .
??? Đức Chúa Trời đã ban cho AĐAM-ÊVA một điều luật nào vào lúc ban đầu , được chép ở đâu ?-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vì Đức Chúa Trời là thánh khiết ,nên luật phấpcủa Ngài là luật pháp thánh khiết .
Không vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời là phạm tội ( I Giăng 3:4).
)Tội Lỗi Của Con Người ;   (Sinfulness of Man)
                     ( Cần sự thay đổi )
Con người đã vi phạm luật pháp thánh khiết của Đức Chúa Trời và rơi vào tình trạng tội lỗi ,trở nên hoàn toàn hư hoại cả linh hồn và thân thể.
Và tội lỗi đã làm cho con người trở nên bất khiết ,phản loạn trong lòng .Tội lỗi đã phân rẽ con người khỏi Đức Chúa Trời (Ếsai 59:2)
Từ khi Ađam-Êva phạm tội ,con người trởi nên tội lỗi ở bản chất, phạm tội cả trong tư tưởng ,lời nói ,và hành động .Từ đó con người là tội nhân ,không nhất thiết họ phải làm ra tội lỗi nữa nhưng con người phạm tội bởi vì họ là tội nhân (tội lỗi ở bên trong).Những gì họ đang làm nó bày tỏ bản chất của họ (Rôma 3:23 ;GaLaTi 3:22 ).
???Xin tìm câu Kinh Thánh nói rằng con người mang bản chất hư hoại vì tội lỗi từ trong lòng mẹ ? -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
D) Cơn Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời ;( Wrath of God)
                      ( Cần sự nguôi giận)
Khi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời xung đột với tình trạng tội lỗi của con người thì điều gì xảy ra?
Câu trả lời là :sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời được biểu lộ.
sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời là cơn giận công nghĩa của một Đức Chúa Trời thánh khiết - nhơn từ với tội lỗi .Ngài không thể làm ngơ trước tội lỗi .tội lỗi phải bị hình phạt .Nếu không ,thuộc tính thánh khiết công nghĩa ,của Đức Chúa Trời bị phá vỡ. (Rôma 1:18/4:15;Giăng 3:36)
Kết Luận :
Kinh Thánh cho biết rằng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã không được thi hành lập tức vì lòng nhân từ của Ngài và những thuộc tính nền tảng khác của Ngài. Đức Chúa T rời trì hoãn sự phán xét tức khắc để con người có cơ hội ăn năn.
Vì cớ đó sự chộc tội Đấng Christ thực hiện đã trở nên cần thiết cho nhân loại.
???Xin đọc Rôma 7:7-21 và điền vào chổ trống còn thiếu trong các ô dưới đây , rồi đánh số theo đúng thứ tự cần thiết .
Đức Chúa Trời            th….h     kh . …t
Con người                   t…i       l….i
Đức Chúa Trời            ng….i   g….n
Vi phạm                     L…..t       Ph…..p      của Đức Chúa Trời
Con người cần đến   ______________________
                                                            Bài 2
                         BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ CHUỘC TỘI
Khi nghiên cứu Kinh Thánh chúng ta sẽ thấy rằng bản chất công tác chộc tội của Đấng Christ mang ý nghĩa rất rộng lớn ,là điều chúng ta sẽ tìm  hiểu trong bài này .
A ) SỰ CHUỘC TỘI LÀ GÌ ? (atonement )
 Xin đọc :   Xuất 29:33-37 ;Lêvi 1: 14 
                                                  16:6-17
Chữ “Chuộc tội “ (atonement) được dùng rất nhiều trong Cựu Ước .Trong các phân đoạn Kinh Thánh trên ,chữ “chuộc tội”xuất phát từ chữ  (כרפ)trong tiếng Hêbơrơ .
Động từ (Kaphar)này được dùng với các nghĩa sau : (che phủ , đền tội , đền bù, bỏ qua, thanh tảy , giải hoà ,làm thoả mãng, làm nguôi giận, sữa chữa.
Như vậy theo Cựu Ước ,về bản chất ,sự chuộc tội mang ý nghĩa rất rộng,bao hàm tất cả các công tác mà Đấng Christ đã thực hiện để dem con ngươi trở lại giải hoà với Đức Chúa Trời .
Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi của con người đua đến sự thạnh nộ thiên thượng cần phải có sự “Nguôi Giận” (appeasement) trước khi Đức Chúa Trời thánh khiết và con người tội lỗi có thể được giải hòa .Sự nguôi giận như vậy chính là sự chuột tội .
Xin đọc (I PhiErơ 1:16 ;IGiăng 4:16 ;Hêbơrơ 9:22)
???Mấy câu Kinh Thánh trên nói gì về Đức Chúa Trời và liên quan gì đến sự cứu chuộc ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Gôgôtha không chỉ là sự khải thị về tình yêu của Đức Chúa Trời ,nhưng trước đó là sự khải thị về sự thánh khiết của Ngài .Trong công tác chộc tội của Chúa Jêsus Christ , Đức Chúa Trời dùng sự thánh khiết của Ngài mà sử lý tội lỗi ,và dùng tình yêu của Ngài để xử lý tội nhân .Trong công tác của thập tự giá ,thánh khiết và yêu thương được thể hiện trong sự công bằng hoàn hảo. Đức Chúa Trời đoán phạt tội lỗi Nhưng cung ứng sự cứu chộc (rỗi)cho tội nhân.
Êsai53:3 /II Côrinhtô 5:21/ Rô 3:25 )
ĐƯỢC DỰ ĐỊNH SẴN TRONG CÕI ĐỜI ĐỜI : (Foreordained in Etrnity )
Đức Chúa Trời là toàn tri -toàn năng -toàn tại nên Ngài đã biết trước về sự xa ngã của con người. Ngài không tiền định phải có tội lỗi ,nhưng Ngài biết trước rằng tội lỗi sẽ bước vào thế giới của con Người.
Vì cớ Đức Chúa Tròi đã thấy trước (foresaw) và biết trước (foreknew),nên Ngài cũng đã hoạch định một chương trình để giải quyết vấn đề tội lỗi cho nhân loại theo sự khôn ngoan vô hạn của Ngài (Công 15:18 )
Nói về nguồn gốc và chương trình chộc tội: điền câu KT tương ứng vào chỗ trống .?
a) Trước buổi sáng thế :( Before the foundation of the worlr)
* Đức Chúa Trời yêu Đức Chúa Con trứơc buổi sáng thế (____________)
* Đấng Christ được chọn làm chiên concủa Đức Chúa Trời trước sáng thế (______________)
* Những kẻ được chuộc đã được chọn lựa trong Đấng Christ trước buổi sáng thế (_____________)
{I phierơ 1:19-20 / Giăng 17:5,24 / Êphêsô 1:14 }
b) Từ buổi sáng thế : (From the foundation of the world)
* Chiên Con bị giết từ buổi sáng thế (__________________)
* Có những tên được viết trong Sách Sự Sống của Chiên Con từ buổi sáng thế (__________________)
* Vương Quốc của Đức Chúa Trời đuợc chuẩn bị sẵn cho người công nghĩa từ buổi sáng thế (________________)
* Sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời được cung ứng cho người tin từ buổi sáng thế (________________)
* Giải pháp cho vấn đề tội lỗi đã được sữa soạn từ buổi sáng thế (________________)
( Khải 13:8  , 17:8  / Hêb 4:3 , 9:26 / Mat  25:34 )
ĐƯỢC BÁO TRƯỚC CHO CON NGƯỜI : Foreshadowed on Earth)
Lịch Sử cho thấy tôn giáo của mọi dân tộc trên thế giới đều có chung những niềm tin phổ quát tương tự nhau ,mặt dù chúng được thay đổi thích ứng với mỗi nền văn hoá khác nhau .
??? Bạn có thể ra một vài niềm tin phổ quát của các dân tộc trên thế giới không ?
Điều đó xuất phát từ sự khải thị  của Đức Chúa Trời cho nhân loại từ ban đầu về chương trình chuộc tội của Ngài .Ngài đã mặt khải cho tổ phụ AĐAM-ÊVA , NÔÊ ….. rồi từ đó dù tản lạc con người ,vẫn còn có những niềm tin dù bị ( méo mó ) đi rất nhiều .
???  Xin cho biết một trong những mặc khải sớm nhất về trương trình chuộc tội được ghi trong Kinh Thánh ?.
Sau đó Đức Chúa Trời mặc khải ngày càng rõ hơn qua tuyển dân YSƠRAÊN . Qua giao ước với các tộc trưởng ,qua phần luật pháp MôSe ,qua các Tiên Tri , qua các Thi thiên …Luật MôSe là hình bóng chỉ về Đấng Christ ,còn các Tiên Tri là dự báo về Ngài .
??? Xin kể ra một vài hình bóng về Đấng Christ trong Cựu Ước .
                                                  Bài 3
                  CÁC CÔNG VIỆC CỦA SỰ CHUỘC TỘI
  S chuộc tội bởi Chúa Jêsus Christ không chỉ là sự chết trên thập tự giá của Ngài ,nhưng bao gồm nhiều công việc khác nhau .Bài học này muốn trình bày giáo lý này một cách đầy đủ , nhằm giúp chúng ta có cái  nhìn bao quát hơn ,trước khi học chi tiết về sau. Chúng ta xem xét sự chuộc tội qua hai phương diện :Lịch sử và Giáo lý
  1. VỀ PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ.
     Ở phương diện Lịch Sử ,sự chuộc tội thực hiện bởi Chúa Jêsus bao gồm những công việc sau:
 1) Sự Chết : (His Death)
    Sự chết chuộc tội của Chúa Jêsus trên thập tự giá là một cái chết độc nhất vô nhị . không có cái chết nào có giá trị như vậy. Đây là cái chết duy nhất mang lại sự cứu chuộc (redemption ) cho nhân loại .
   Xin xem phát biểu của các sứ đồ PhaoLô Ở I côr 15:3-4  “Đấng Christ chịu chết vì chúng ta”
Phát biểu này bao gồm hai phương diện :
  • “Đấng Christ chịu chết “ (Christ died)►dữ kiện lịch sử .
  • “Vì tội chúng ta”  (for our sins)► Ý nghĩa linh của sự kiện (hay là ý nghĩ giáo lý)
Đó là lời giải thích và sự khẳng định của Kinh Thánh về sự chết của Chúa Jêsus.
???Xin xem các câu Kinh Thánh sau và cho biết mỗi câu nói gì về sự chết của Chúa Jêsus .
* Tít 2:14 /    Mat  10:28  /Mac 10:45   / Rôma 5:5-10  /Hêb 2:17                                                          / Rôma 3:25-26     /IGiăng 2:1-2  
2) Sự Chịu Chôn (His Burial)
     Giữa sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus là thời gian thân xác Ngài chịu chôn trong mồ mã “ ba ngày ba đêm” (Mat 12:39-40 ; 27:63  /Mac 8:31 ;14:58 ; 15 :29  /Giăng 2:18-21 /Êph 4:8-10).
3) Sự Phục Sinh (His Rerreccition).
     Sự sống lại của Chúa Jêsus là một giáo lý nền tảng của cơ đốc giáo .Sự chết và sự sống lại của Ngài không thể tách rời nhau được. Chúng ta dược bởi sự chết của ngài ,mà cũng bởi sự sống lại của Ngài nữa .(Rôma 5:10).
   Kinh Thánh đề cập đến sự phục sinh của Chúa Jêsus rất nhiều .có khoảng 104 lần trong Tân Ước đề cập đến sự kiện này .hai sứ đồ Phierơ và Paul nói rất nhiều về sự phục sinh.
Chương Kinh Thánh đặc biệt về sự phục sinh của Chúa Jêsus là (I Côr 15).
??? Xin tìm một hình ảnh làm hình bóng về sự phục sinh của Chúa Jêsus trong Cựu Ước ,và trong sách Thi Thiên nói tiên tri về ý nghĩa sự kiện này .
4) Sự Thăng Thiên :( His Ascension )
Khi Chúa Jêsus chết trên thập tự giá , ở một mặc Ngài đã hoàn thành sự chết chuộc tội .Nhưng chương trình chộc tội chung của Ngài chưa chấm dứt ,Ngài thăng thiên trở về với Chúa Cha và chờ đợi hiệu quả sự rao giảng Tin Lành.
Giữa sự Phục Sinh và sự Thăng Thiên còn có “Chức Vụ 40 ngày” rất quan trọng của Chúa Jêsus giữa các môn đồ ,thường gọi là “Công Tác Phục Sinh”(Post-resurrection Ministry) hay là “Công Tác Tiền Thăng Thiên” (Pre-ascension Minitry) của Chúa .
Trở về cùng Đức Chúa Cha ,Chúa Jêsus “ngồi bên hữu Đức Chúa Trời” và cầu thay cho các sứ đồ .
??? Xin tìm 2 câu Kinh Thánh nói về sự thăng thiên của Chúa Jêsus và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
5) Sự Vinh Hiển Và Tôn Cao: ( His Glorification and Exaltation)
 Đúng ra chữ “sự vinh hiển” cần nói đầy đủ là “sự làm cho vinh hiển” thì mới đủ ý  (có sách dịch là sự vinh xưng ).
-Sự Vinh Hiển này mang hai phương diện ý nghĩa :
  + Ngài trở về cùng Cha và nhận lại sự vinh hiển mà Ngài đã bằng lòng đặc qua một bên.(PhiLip 2:5-8) để phập thể và nhập thế làm công tác cứu chuộc .
  + Về phương diện nhân tính , đây là sự vinh hiển của một Đấng đã làm xong công tác cứu chuộc .(1Timôthê 3:16 )
 Chính Chúa Jêsus đã nói với các sứ đồ nhiều lần về sự vinh hiển này (Lucca 24:26-27) . Đức Thánh Linh được ban xuống sau khi Chúa Jêsus được vinh hiển (Giăng 7:37-39 ). Về sau Ngài cũng sẽ trở lại với sự vinh hiển .
  Liên hệ tới sự vinh của Ngài là sự tôn cao . Sự tôn cao này nói về sự đăng quang và nhận các danh đáng tôn của Ngài .
  Ngài sẽ được Cha tôn cao và “ngồi bên hữu Ta cho đến chừng Ta đặc kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chơn cho ngươi”. (Thi Thiên 110:1)
6 ) Sự Tái Lâm : (His Advent)
   Đây là niềm hy vọng sống của Hội Thánh .chữ “Maranatha” là khẩu hiệu của Hội Thánh đầu tiên có nghĩa là “Chúa Chúng Ta Đến” thể hiện niềm tin vững chắc vào sự hiện đến lần thứ hai đầy vinh quang của Chúa Jêsus .
  Sự Phục Lâm của Chúa Jêsus phải được bao gồm trong công tác chuộc tội của Ngài ,vì cớ đây là sự trông đợi của con cái Ngài được gặp lại Cứu Chúa và được cứu khỏi đời tạm này.
??? Xin tìm 2 câu Kinh Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước nói về sự tái lâm của Chúa Jêsus .
7) Sự Phán Xét Chung Cuộc : (His Final Judgement)
  Đây là diễn biến sau cùng trong trương trình chuộc tội của Đức Chúa Trời .Chúa Jêsus cùng với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sẽ phán xét thế gian .Sự phán xét không chỉ dành cho kẻ ác ,mà còn là tuyên bố sự cứu rỗi và phần thưởng cho con cái Ngài . (Giăng 5:24-29 ;3:36 / Hêb 10:30)
  1. VỀ PHƯƠNG DIỆN GIÁO LÝ :
Như chúng ta đã đề cập ở trên (Côr I  15:3) công tác chuộc tội gồm sự kiện lịch sử (“Đấng Christ Chịu Chết”) và ý nghĩa của sự kiện đó (“Vì Tội Chúng Ta”) hay là phương diện giáo lý của sự chuộc tội.
 Ở mặt này ,trong Tân Ước dùng một số từ ngữ diễn tả công tác chuộc tội bao gồm các ý nghĩa sau :
  1)Sự Ban Phát Ân Điển : (Grace)
  Sự chuộc tội là sự ban phát ân điển của Đức Chúa Trời cho tội nhân.
 Ân-điển mô tả sự ban ơn mà không đòi hỏi phải có sự hoàn trả nào .Một hành động có động cơ hoàn toàn do sự nhân từ của Đấng ban cho . Ân-điển hàm ý một sự không xứng đáng ở phía người nhận ơn phước.(Rôma 3:23-25 ; 9:22 ; 11:32 /Êphêsô 2:1-9 / Tit 3:4-7 )

  2) Sự Cứu Chuộc/Mua Chuộc : (Redemption)
 Chỉ về sự chuộc lại ,mua lại ở một giá nào đó . Đây là “hành động chuộc lại, chuộc ra khỏi tình trạng nô lệ ,phu tù hay sự chết ,bởi giá là sự đoán phạt” (1Phierơ 1:18 / Hêb 9:12 )
  3) Sự Thay Thế : (Substitution)
  Trong công tác chuộc tội , Đấng Christ chết thay cho tội nhân ,nhận lãnh án phạt mà ra nhân loại phải chịu. (2 Côr 5:21 / Rôma 5:6-8 / Êsai 53:5-6).
  4) Sự Giải Hoà / Phục Hoà : (Reconciliation)
                                                                      ( Bởi sự tắc thở của Ngài )
  Trong Tân Ước phục hoà hay giải hoà có nghĩa là “đưa những kẻ thù nghịch làm bạn lại với nhau”. Trong ý nghĩa đó ,công tác chuộc tội của bởi Đấng Christ đưa con người tội lỗi làm hoà lại với Đức Chúa Trời bởi sự chết Ngài chịu.(Rôma 5:10 / II Côr 5:18-19)
 5 ) Sự Nguôi Giận : (Propitiation)
  Trong Ý nghĩa này ,từ ngữ mà Tân Ước có ý nói về “Hành động dùng làm món quà (ở đây là sinh tế )hay một điều gì có giá trị khiến cho một người nguôi cơn giận của mình”.(Rôma 3:25 / IGiăng 2:2 ; 4:10 / Hêb 2:17).
 6 ) Một Giá Chộc (Ransom)-> đời đời
  Tương tự như ý niệm về sự mua chuộc hay sự cứu chuộc (redemption)nhưng trong Kinh Thánh dùng từ mang tính cách cụ thể hơn : “một số tiền hay một giá trị nào đó đủ dể chuộc một nô lệ” về lại với sự tự do .Công tác chuộc tội bao hàm ý nghĩa này .(Mat 20:28 / Mac 10:45).
 7 )Sự Chuộc Tội : (Atonement).
  Và sau cùng là chính từ ngữ mà chúng ta dịch là “Sự Chuộc Tội” Như đã đề cập , chữ này có nghĩa rất rộng .Nhưng một ý nghĩa chính yếu la “che đậy ,khoả lấp ,làm thành một”-(huyết Ngài bọc lại mũi giáo, đinh).
 Trong dòng huyết của Chúa Jêsus , Đức Chúa Trời không nhìn thấy tội lỗi của chúng ta nữa .
Rôma 3:25 / IGiăng 1: 5-7).
???   Theo bạn ,có những phương diện ý nghĩa nào mới có thể diễn tả được công tác chuộc tội được thực hiện bởi Chúa Jêsus ,hay từng phương diện riêng biệt ?
???  Ý niệm “Sự Cứu Chuộc” và “Giá Chuộc” giống nhau và khác nhau như thế nào ?
???  Ý niệm “Sự Phục Hoà” và “Sự Nguôi Giận”giống nhau và khác nhau như thế nào ?

(Sự chuộc  tội của Chúa Jêsus giống như một viên kim cương so với một đống sạn )
(Giá chuộc tội sẽ trả cho luật pháp của sự công bình Đức Chúa Trời )
                                                               
                                                          BÀI 4
                          SỰ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUỘC TỘI
Như chúng ta đã thấy ,sự chuộc tội đã dược hoàn tất bởi Đấng Christ.Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi :sự chuộc tội dành cho mọi người hay giới hạn cho một số người nào đó? Nói cách khác :Mọi người đều được cứu hay sự chuộc tội chỉ dành cho một số người được chọn .
  1. CUNG ỨNG-QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Việc cung ứng sự chuộc tội như thế nào là quyền tối thượng của Đức Chúa Trời . Không tạo vật nào có quyền can thiệp vào điều này .
 Tuy nhiên Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta những điều sau :
*    II Côr 5:15 (Đấng Christ chịu chết cho mọi người )
*    Hêb 2:9      ( Ngài vì mọi người mà nếm trải sự chết )
*    Giăng 3:16 (Đức Chúa Trời yêu thương cả thế gian )
*    Giăng 1 :29( Chiên con của Đức Chúa Trời cất tội lỗi thế gian đi )
*    Rôma  5:18-20 (Sự xưng công nghĩa đựơc Đấng Christ thực hiện cho mọi người )
*    Mác 16: 15  (Tin Lành được giảng cho mọi người )
*   I Timôth  2:4    
                                             Đức Chúa Trời không muốn ai hư mất    
*    II Phierơ 3:9          
 *    Rôma 2:11         (Đức Chúa Trời không thiên ai )
- Kinh Thánh cho biết rằng sự cung ứng sự cứu rỗi được thực hiện cho con người . Đấng Christ thực hiện sự cứu rỗi cho con người ,nhưng không fải mọi người đều được cứu ,vì cớ sự không tin và sự khước từ sự cứu rỗi của họ  (Tit 2 :11 / Êxêchi 33:11 /Giăng 5:40 / II Côr 5:18-20).

   B )         NHẬN LÃNH – PHẦN CỦA CON NGƯỜI
- Con người được ban cho ý chí tự do để đáp ứng với sự cáo trách của Đức Thánh Linh trong lòng mình . Con người được tự do chấp nhận hay từ chối sự cứu rỗi mà họ hoàn toàn không xứng đáng được có .
- Như vậy , để nhận lãnh sự chuộc tội đã hoàn tất , được áp dụng vào đời sống mình ,phần trách nhiệm của con người bao gồm một số phương diện sau:
 1) Ăn Năn :
- Ăn Năn là hành động qua đó một người nhìn biết mình có tội , cảm thấy mình xấu xa và từ bỏ nó .
- Như vậy Ăn Năn bao gồm cả ba phương diện ( Lý Trí ► nhìn biết tội ),( Tình Cảm ►cảm thấy mình xấu xa), (Ý Chí ►quyết định từ bỏ )
- Kinh Thánh có mạng lệnh cho mọi người phải Ăn Năn ( Mác 1:15 / Công Vụ 17: 30 )
 2 ) Đức Tin :
 - Ăn Năn tội chưa đủ ,con người phải có đức tin  nơi Đức Chúa Trời . Đức Tin nơi Đức Chúa Trời có nghĩa đơn giản là tin vào sự thực hữu của Ngài , đặc lòng tin cậy vào lời Ngài ,lời đó là thật và Ngài sẽ giữ lời Ngài đã phán .(Mác 1:15  / Hêb 11:6  ).
3 ) Các Phương Tiện Của Ân Điển :
 - Ngoài ra , để nhận hưởng sự chuộc tội con người còn có trách nhiệm sử dụng các phương tiện của Ân Điển ,gồm có hai điều quan trọng nhất là:
  a ) Lời Đức Chúa Trời :
 - Kinh Thánh là lời thành văn của Đức Chúa Trời là một phương tiện để đem Ân Điển cứu rổi đến cho con người .
 - ( Hêb 4:12  nêu rỏ tác động của lời Chúa )
 b ) Đời Sống Cầu Nguyện :
  - Cầu Nguyện cũng là một phương tiện của Ân Điển nhằm để duy trì chúng ta trong sự cứu rỗi đã nhận được .
  - Kinh Thánh nhấn mạnh rất nhiều về sự Cầu Nguyện trong đời sống Cơ Đốc Nhân , đến mức có thể hiểu rằng một Cơ Đốc Nhân mà không Cầu Nguyện thì chưa đích thực là một Cơ Đốc Nhân.
??? Kinh Thánh dạy rằng phải Ăn Năn và phải có Đức Tin thì mới được cứu   (Giăng 3:16 ) như vậy sự cứu rỗi có điều kiện không ? như vậy co mâu thuẫn với được cứu hoàn toàn bởi Ân Điển không ?
??? Xin tìm 10 câu Kinh Thánh trong Tân Ước nói về sự Cầu Nguyện bạn cho biết học được gì qua những câu này.?
                                                                   
                                                                      Bài 5
                                              HIỆU QUẢ CỦA SỰ CHUỘC TỘI
  • Bài này xem xét những hiệu quả hay là các lợi ích của sự chuộc tội . Nói cách khác ,khi một người Ăn Năn tội và bởi Đức Tin nhận hưởng công tác chuộc tội mà Chúa Jêsus Christ đã thực hiện, thì người đó nhận được những gì cho đời sống mình ?
  • Dù có một số khác biệt , nhưng nói chung các nhà thần học thường liệt kê 7 lợi ích (hay hiệu quả ) của sự chuộc tội như sau :
 A  ) SỰ XƯNG NGHĨA : ( Justification)
    - Đức Chúa Trời với tư cách là Quan Án công bình tuyên bố tội nhân đã được tha thứ và gọi là công nghĩa . Đây là một  từ ngữ thuộc lãnh vực luật pháp để nói rằng …là không có tội .
  - Rôma (3:10 /  8:1 , 33-34 ) Công (13:38-39 ) Côr (2: 13-14 )
B ) SỰ TÁI SANH ( Regeneration).
  - Người tin Chúa Jêsus được tha thứ , được tuyên bố là công nghĩa . và được ban cho sự sống mới .
 ( Luận về sự biến đổi bản tánh )
 - Việc ban cho sự sống mới như vậy được gọi là tái sanh ( hay sự sanh lại ) .Thời khắc sự Tái Sanh diễn ra nơi một người khó xác định, nhưng có thể nói rằng khi một người tin nhận Chúa Jêsus thì người đó được Tái Sanh, và trở nên con cái Đức Chúa Trời .( Giăng 3:3-8 / I Phierơ 1-23 / I Giăng 5 :4 , 3:9 ,14 , 4:7 ) “ sự Nên Thánh là một quá trình tăng trưởng – còn Tái Sanh là một thời điểm nhất thời ”
SỰ NHẬN LÀM CON : (Adoption )
 - Được Kinh Thánh mô tả là hành động của Đức Chúa Trời công nhận một tội nhân đã được tha thứ , đã được xưng nghĩa và được sanh lại , làm con trong gia đình của Ngài .
-  Được nhận làm con tức là được hưởng mọi quyền lợi của con cái trong gia đình .( Êphêsô 1 :4-5 / Giăng 1:12 / Rôma 8:14-15 / Galati 3 :26 / I Giăng 3:2 )
 D ) SỰ NÊN THÁNH : (Sanctification )
 - Nên Thánh là sự biệt riêng của một người hay một vật thể để sử dụng cho một công việc hay cho một phục vụ đặc biệt nào đó . Khi đã trở thành con cái trong gia đình của Đức Chúa Trời , Ngài còn muốn biệt riêng chúng ta cho Ngài , chúng ta không còn để dành cho những mục tiêu ….thuộc về xác thịt ,thế gian ,ma quỉ nữa .
- Sự Nên Thánh như vậy bao gồm sự biệt riêng , sự dâng  hiến , sự tẩy sạch ,sự thánh hoá ,sự phục vụ . (II Côr 6:17 ; 7 :1 / Tit 2:14 / I phierơ 1 :15 ).
E ) SỰ TRỌN VẸN: ( Perfection )
     “ luận về sự biến đổi tánh hạnh chúng ta ”
- Ý định của Đức Chúa Trời là làm cho chúng ta Nên Thánh hoàn toàn , “ khiến chúng ta không chỗ trách được trước mặt Ngài trong ngày Đấng Christ hiện ra ” ( I Tê 5:23 )
 - Sự trọn vẹn trong hiện tại có thể hiểu là sự biệt riêng đời sống và nhất là tấm lòng cho Đức Chúa Trời cách hoàn toàn .Như trường hợp của Nô-ê ( sáng 6:9 )của ( Gióp 1:1-8 , 2:3)….
-  Sự trọn vẹn trong tương lai là sự trọn vẹn được ban cho bởi Đức Chúa Trời khi cứu Chúa trở lại ( I Phierơ 5:10 / Giăng 17 :23 / Hêb 13:20 ) .
F ) SỰ VINH HIỂN: (Glorification )
 - Sự vinh hiển là lợi ích cuối cùng của công tác chuộc tội ,xuất phát từ sự trọn vẹn của các thánh đồ. Khi tổ phụ của chúng ta phạm tội ,thì con người trở nên không đạt tiêu chuẩn vinh hiển của Ngài ( Rôma 3:23 , 8:30 ) Đức Chúa Trời Phục hồi con người trở lại với sự vinh hiển của Ngài.
G ) SỰ CỨU RỖI: ( Salvation )

 - Sự cứu rỗi bao hàm quá khứ , hiện tại và tương lai .Người tin Chúa Jêsus đã được cứu ( Rôma 10:9-10 / Mác 

Related Posts

0 nhận xét