Bài 10 Hội Thánh và Các Thánh Lễ


 Câu gốc của bài học:
"Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chắc thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Ðức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Ðấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài" (1 Phi-e-rơ 2:9).
I. Hội Thánh
1. Hội Thánh là gì?
Hội thánh là cộng đồng của những người được Ðức Chúa Trời kêu gọi biệt riêng ra khỏi thế gian, được cứu chuộc bởi Chúa Giê-xu qua sự tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa của mình để trở nên dân thánh cho Ðức Chúa Trời.

2. Hội thánh Ðấng Christ thành lập như thế nào?
a.  Chúa Giê-xu tuyên bố thành lập Hội thánh.
"Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó" (Ma-thi-ơ 16:18).
b.  Ðức Thánh Linh giáng lâm vào ngày lễ Ngũ tuần và thành lập Hội Thánh.
"Ðến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Ðức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Ðức Chúa Trời cho mình nói" (Công vụ 2:1-4).
"Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-tem; và trong này ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh" (Công vụ 2:41).

3. Hội Thánh được Kinh Thánh mô tả ra sao?
a.  Hội Thánh là thân thể của Ðấng Christ mà chính Ngài là đầu.
"Vì chồng là đầu vợ, khác nào Ðấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh" (Ê-phê-sô 5:23).
b.   Hội thánh là Tân Phụ của Ðấng Christ.
"Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn,
c.  Hội thánh là bầy chiên của Ðức Chúa Trời" (Khải huyền 19:7).
"Anh em hãy giữ lấy mình, mà luôn cả bầy mà Ðức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình" (Công vụ 20:28).
d.  Hội thánh là dân của Ðức Chúa Trời
"Nhưng chúng ta là công-dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Ðức Chúa Jêsus Christ" (Phi-líp 3:20),
e.  Hội thánh là nhà của Ðức Chúa Trời
"Phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Ðức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Ðức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy" (1 Ti-mô-thê 3:15).
f.  Hội thánh là đền thờ của Ðức Chúa Trời
"Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Ðức Chúa Trời, và Thánh Linh Ðức Chúa Trờiởtrong anh em sao" (1 Cô-rinh-tô 3:16)?
g.  Hội thánh là đền thờ của Ðức Chúa Trời
"Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chắc thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Ðức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Ðấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài" (1 Phi-e-rơ 2:9);

4. Thế nào là Hội thánh hữu hình và Hội thánh vô hình?
a.  Hội thánh hữu hình hay Hội thánh địa phương là cộng đồng tín hữu nhóm lại tại một nơi để thờ phượng Chúa.
b.  Hội thánh vô hình hay Hội thánh phổ thông là cộng đồng tín hữu thật của Chúa trên khắp thế giới, suốt mọi thời đại.
"Ðặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài" (Ê-phê-sô 5:27).
5. Sứ mạng của Hội thánh là gì?
Sứ mạng của Hội thánh là:
a.  Tôn thờ Ðức Chúa Trời
"Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; cònởnhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Ðức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh" (Công vụ 2:42-47).
b.  Gây dựng nhau
"Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Ðấng Christ, cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Ðức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Ðấng Christ" (Ê-phê-sô 4:11-13).
c.  Truyền giảng để cứu người khác
"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Ma-thi-ơ 28:19-20).

II Các Thánh Lễ

A. Lễ Báp Têm

1. Chịu Báp-tem là thế nào?
Chịu Báp-tem là chịu nhận chìm xuống nước và sau đó ra khỏi nước.
"Và khi họ đã xưng tội mình rồi, thì chịu người làm phép báp tem dưới sông Giô-đanh" (Ma-thi-ơ 3:6).
"Vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Ðức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Ðức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài" (Ma-thi-ơ 3:16).

2. Lễ Báp-tem có nghĩa gì?
a.  Lễ Báp-tem của Giăng là ăn năn để tiếp nhận Ðấng Cứu Thế sắp đến.
"Phao-lô bèn nói rằng: Giăng đã làm phép báp-tem về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Ðấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Ðức Chúa Jêsus" (Công vụ 19:4).
b.  Lễ Báp-tem nhân danh Chúa Giê-xu là nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình và khi được dìm trong nước là kể mình đã đồng chết và đồng chôn với Chúa về đời sống cũ rồi từ nước lên là kể mình đã đồng sống lại với Chúa trong đời sống mới.
"Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp tem trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy" (Rô-ma 6:4).

3. Chịu phép Báp-tem có ích lợi gì?
Có ích lợi lớn lắm:
a.  Ðược làm trọn mệnh lệnh Chúa dạy.
"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Ma-thi-ơ 28:19-20).
b.  Ðược hiệp nhất với Chúa trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài.
"Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp tem trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy" (Rô-ma 6:4).

4. Ðiều kiện để được thọ lễ Báp-tem là gì?
a.  Ðã thật lòng tin nhận Chúa Giê-xu.
b.  Ðời sống đã thật sự đổi mới trở nên con cái Ðức Chúa Trời.
c.  Biết và tin các giáo lý căn bản

5. Nếu một người đã tin Chúa, chưa chịu báp-tem mà đã qua đời thì được cứu hay không?
Ðược!
    "Ðoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi" (Lu-ca 23:42-43).

B.  Lễ Tiệc Thánh
1. Ai đã lập Lễ Tiệc Thánh?
Ðức Chúa Giê-xu
"Khi đương ăn, Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội" (Ma-thi-ơ 26:26-28).

2. Ý nghĩa của Tiệc Thánh là gì?
Dùng miếng bánh và chén rượu nho để chỉ về thân Chúa vì chúng ta mà tan nát, huyết Chúa vì chúng ta mà đổ ra, để tưởng niệm sự đau đớn của Ngài.
"Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sai khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta" (1 Cô-rinh-tô 11:23-25).

3. Trách nhiệm của người dự tiệc thánh là gì?
Phải truyền ra sự chết của Chúa cho đến khi Ngài trở lại.
"Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến" (1 Cô-rinh-tô 11:26).
4. Phước hạnh của kẻ được dự tiệc thánh là gì?
a.  Ðể nhớ và thông công trong sự thương khó của Chúa.
"Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài" (Phi-líp 3:10).
b.  Ðể bảo đảm một tiệc mới trên trời, gọi là tiệc cưới Chiên Con.
"Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta" (Ma-thi-ơ 26:29).
"Thiên sứ phải cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con! Người lại tiếp rằng: Ðó là những lời chơn thật của Ðức Chúa Trời" (Khải huyền 19:9).

5. Tại sao mọi người dầu mới tin hay theo Chúa đã lâu dầu đã thọ lễ báp-tem hay chưa chịu báp-tem đều được dự tiệc thánh?
Vì bánh và chén tượng trưng cho thân và huyết Chúa dành cho tất cả những ai đáp ứng lời mời của Chúa và tìm đến tin nhận Ngài. Người nào chưa ăn năn đầu phục Chúa thì phải chờ cho đến khi có đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.
"Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát" (Giăng 6:35).
"Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người" (Giăng 6:54-56).
"Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa" (1 Cô-rinh-tô 11:27).

C. Lễ Thành Hôn

1. Ai lập lễ thành hôn và khi nào?
Ðức Chúa Trời lập lễ thành hôn, sau khi đã dựng nên tổ tông loài người.
"Ngài trả lời rằng: Các ngươi há chưa đọc lời chép về Ðấng Tạo Hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao?" (Ma-thi-ơ 19:4-5)

2. Ðức Chúa Trời lập lễ hôn nhân với mục đích gì?
a.  Ðể vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau.
"Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúpđỡgiống như nó" (Sáng Thế Ký 2:18).
b.  Ðể sanh sản thêm nhiều trên đất.
"Ðức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất" (Sáng Thế Ký 1:28).
c.  Ðể chung hưởng mối tương thông tuyệt diệu như Ðấng Christ và Hội Thánh.
"Vậy nên người đờn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt. Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Ðấng Christ và Hội thánh vậy" (Ê-phê-sô 5:31-32).

3. Thế nào là một hôn nhân đẹp ý Ðức Chúa Trời?
a.  Cả hai đều là con cái của Chúa.
"Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hòa hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng" (2 Cô-rinh-tô 6:14)?
b.  Người nam có một vợ và người nữ có một chồng mà thôi.
"Vả, hơi sống của Ðức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ" (Ma-la-chi 2:15).

4. Tín đồ phải kết hôn với tín đồ thì có phải là kỳ thị tôn giáo không?
Không! Vì Chúa biết muốn có một gia đình hạnh phúc thì vợ chồng phải đồng một tâm tình đồng tư tưởng, đồng tín ngưỡng.
"Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao" (A-mốt 3:3)?
Thí dụ:
a.  Công bình và gian ác không thể kết hợp với nhau được.
b.  Ánh sáng và bóng tối không thể hòa đồng với nhau được.
c.  Cứu Chúa và ma quỉ không thể hòa hợp với nhau được.
d.  Người tin Chúa không có phần gì với người không tin Chúa.
e.  Ðền thờ Ðức Chúa Trời không có tương quan gì với hình tượng.
Vậy đừng mang ách chung với kẻ chẳng tin, như con bò và con lừa không thể mang một ách.
"Chớ cày bằng một con bò thắng chung với một con lừa" (Phục Truyền luật lệ ký 22:10).
"Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hòa hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng? Ðấng Christ và Bê-li-an nào có hòa hiệp chi, hay là kẻ tin có phần gì với kẻ chẳng tin? Có thể nào hiệp đền thờ Ðức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Ðức Chúa Trời hằng sống, như Ðức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽởvà đi lại giữa họ; ta sẽ làm Ðức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta. Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá động đến đồ ô uế, Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Chúa các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy" (2 Cô-rinh-tô 6:14-18).

5. Quyền hạn của chồng và vợ đến đâu?
Chồng làm gì phải được sự đồng ý của vợ, vợ làm gì phải được sự đồng ý của chồng, vì cả hai đã trở nên một.
"Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ, và đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng; chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình bèn là vợ" (1 Cô-rinh-tô 7:3-4).

6. Bổn phận của vợ là gì?
Bổn phận của vợ là phục tùng chồng.
"Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Ðấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Ðấng Christ, thì đờn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự" (Ê-phê-sô 5:22-24).

7. Bổn phận của chồng là gì?
Bổn phận của chồng là yêu vợ như Ðấng Christ yêu Hội Thánh.
"Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Ðấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh" (Ê-phê-sô 5:25),
"Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó như Ðấng Christ đối với Hội thánh" (Ê-phê-sô 5:28-29),
"Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em" (1 Phi-e-rơ 3:7).
D. Lễ Dâng Con

1. Tại sao tín hữu phải đem con mình dâng lên Chúa?
a.  Vì nhận rằng con mình là cơ nghiệp đời đời của Chúa cho, nó quí hơn bất cứ cơ nghiệp nào tại trần gian.
"Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Ðức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng" (Thi Thiên 127:3).
b.  Vì xưa nay những người yêu mến Chúa đều dâng con mình cho Ngài, để
chúng được Ngài trọng dụng trong công việc cao cả, như bà Anne:
"Vì vậy, tôi cũng dâng nó cho Ðức Giê-hô-va; tôi cho Ðức Giê-hô-va mượn nó trọn đời nó. Ðoạn mẹ con đều thờ lạy tại đó trước mặt Ðức Giê-hô-va" (1 Sa-mu-ên 1:28).
Như Ma-ri:
"Khi đã hết những ngày tinh sạch rồi, theo luật pháp Môi-se, Giô-sép và Ma-ri đem con trẻ lên thành Giê-ru-sa-lem để dâng cho Chúa" (Lu-ca 2:22),
Ước ao chúng ta đều nói được như Giô-suê:
"Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Ðức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươiở;nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Ðức Giê-hô-va" (Giô-suê 24:15).

2. Một người đã dâng con cho Chúa thì còn có trách nhiệm đối với con ấy không?
Xưa nay Chúa dùng cha mẹ để đào tạo con cái đắc dụng cho Ngài:
a.  Chúa đã dùng Áp-ra-ham sanh ra một tuyển dân cho Ngài. Qua dân đó, Ngài ban sự khải thị cho nhân loại. Cũng qua dân đó, Ngài ban Ðấng Cứu Thế cho nhân loại. Hai việc nầy quan trọng nhất trong lịch sử loài người.
"Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Ðức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham" (Sáng Thế Ký 18:19).
b.  Ðể có những bậc vĩ nhân, Chúa đã chuẩn bị các bận cha mẹ như Am-ram và Giô-kê-bết, cha mẹ của Môi-se (Xuất Ê-díp-tô ký 2:1-10 & Hê-bơ-rơ 11:23-28 & Dân số ký 26:59); An-ne, mẹ của Sa-mu-ên (1 Sa-mu-ên 1) Ơ-nít, mẹ của Ti-mô-thê (2 Ti-mô-thê 1:5).
c.   Cha mẹ có trách nhiệm:
                      1.  Nuôi con cái
"Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó" (Ê-phê-sô 6:4).
                      2.  Dạy dỗ con cái
"Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó" (Châm ngôn 22:6).
"Hãy dạy nó lại cho con cái mình, nói đến hoặc khi ngươi ngồiởtrong nhà hay là đi đường, hoặc khi ngươi nằm hay là khi chổi dậy. Cũng phải ghi các lời ấy trên cột nhà và trên cửa mình" (Phục Truyền luật lệ ký 11:19-20).
                      3.  Làm gương cho con cái
"Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòngtinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra" (1 Ti-mô-thê 1:5).

3. Có phải cha mẹ có quyền tuyệt đối trên con cái không?
Không? Ai hành động như vậy là sai lầm:
                a.  Vì chúng ta biết con cái là cơ nghiệp của Chúa cho, chính chúng ta và mọi sự chúng ta có cũng vậy.
                b.  Vì chúng ta đã dâng con mình cho Chúa, chúng nó đã hoàn toàn thuộc về Ngài. Vô luận lúc nào, việc gì Chúa muốn dùng nó, chúng ta phải cúi đầu. Ðó là quyền tuyệt đối của Ngài, thậm chí Chúa muốn đem chúng nó về trước với Ngài trên trời cũng vậy.

E. Lễ An Táng

1. Có phải nhờ làm lễ an táng mà người chết được cứu không?
Không! Ai tin Chúa Jêsus thì được cứu, ai không tin Chúa Jêsus thì bị hư mất. Kẻ tin Chúa dù chết cách nào không có không được làm lễ, không được an táng cũng được cứu. Hãy xem sự chết của người trộm cướp bên cạnh Chúa Jêsus (Lu-ca 23:40-43).
"Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Ðức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng ngươi nầy không hề làm một điều gì ác. Ðoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi" (Lu-ca 23:40-43).

2. Thế thì tại sao mỗi lần có người chết, tang gia phải mời Mục Sư hay Truyền đạo làm lễ an táng?
Làm lễ an táng không phải lo cho người chết mà lo cho người sống:
a.  An ủi tang gia
"Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy" (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13).
b.  Cảnh cáo mọi người chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mình qua đời.
"Hỡi Y-sơ-ra-ên, vậy nên ta sẽ đãi ngươi dường ấy; hỡi Y-sơ-ra-ên, vì ta sẽ đãi ngươi dường ấy, nên ngươi khá sửa soạn mà gặp Ðức Chúa Trời ngươi" (A-mốt 4:12).
c.  Kêu gọi tội nhân ăn năn.
"Người giàu ở nơi âm phủ đang bị đau đớn, ngước mắt lên, xa thấy Áp-ra-ham, và La-xa-rơ trong lòng người" (Lu-ca 16:23);
d.  Khích lệ mọi người theo Chúa
1.  Ước ao được chết như người công nghĩa "Ai đếm được bụi cát của Gia-cốp, Ai tu bộ được phần tư của Y-sơ-ra-ên? Người công chánh thác thể nào, tôi nguyện thác thể ấy; Cuối cùng người nghĩa làm sao, tôi nguyện cuối cùng tôi làm vậy" (Dân số Ký 23:10)!
2.  Ước ao được chết như người thánh của Ðức Chúa Trời
"Sự chết của các người thánh. Là quí báu trước mặt Ðức Giê-hô-va" (Thi Thiên 116:15).
3.  Ước ao được chết cách nào để tôn vinh Chúa
"Ngài nói điều đó để chỉ về Phi-e-rơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Ðức Chúa Jêsus. Và sau khi đã phán như vậy, Ngài lại rằng: Hãy theo ta" (Giăng 21:19).
4.  Ước ao được Chúa Giê-xu đứng dậy tiếp linh hồn mình như Ê-tiên.
"Nhưng người, được đầy dẫy Ðức Thánh Linh, mắt ngó chăm lên trời, thấy sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời, và Ðức Chúa Jêsus đứng bên hữu Ðức Chúa Trời" (Công vụ 7:55);
5.  Ước ao được như Phao-lô khi sắp tắt hơi.
"Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, những cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài" (2 Ti-mô-thê 4:7-8).
6.  Ước ao như La-xa-rơ, dầu phải nghèo khó.
"Vả, người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn" (Lu-ca 16:22).
7.  Ước ao trung tín với Chúa cho đến chết.
"Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống" (Khải huyền 2:10).
8.  Ước ao trọn đời sống trong Chúa để được chết trong Chúa.
"Tôi nghe có tiếng đến từ trên trời rằng: Hãy viết lấy: Từ rày, phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Ðức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghĩ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau" (Khải huyền 14:13).

3. Có nên làm lễ an táng cho tín đồ yếu đuối không?
Nên làm! Nếu được tang gia mời, như trên đã nói, chúng ta không làm lễ cho ai được cứu, mà chỉ để an ủi, cảnh cáo, khích lệ tang gia. Trong trường hợp này người hành lễ không nên đề cập đến sự cứu rỗi linh hồn của người đã chết. Vì đó là việc riêng giữa Ðức Chúa Trời và kẻ ấy, mà chỉ nên có sứ mạng trực tiếp cho những người đang đứng trước mặt mình. Nhiều trường hợp như vậy đã thức tỉnh tang gia và đem họ đến sự ăn năn.

4. Tại sao người tin Chúa cũng chết như người không tin Chúa?
Theo như đã định cho loài người phải chết một lần (vô luận thiện ác), rồi chịu phán xét (Hê-bơ-rơ 9:27).
Sự chết không phải là điểm tận cùng của một người, nó là điểm tận cùng của cuộc đời tạm thời tại trần gian song là khởi điểm của cuộc đời vĩnh viễn trên thiên đàng hay dưới địa ngục như La-xa-rơ và người giàu có. Vì thế, chúng ta gọi chết là qua đời hay từ trần.

Related Posts

0 nhận xét