Bài 70 Các Thánh Lễ


Các thánh lễ hay nghi lễ trong Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Giê xu là một vấn đề phức tạp, phức tạp không phải vì rườm rà nhưng vì người ta đã có những quan điểm khác nhau về các thánh lễ.
Trong cộng đồng của những người tin theo Chúa Giê xu ngày nay có hai khuynh hướng về thánh lễ: Một là cho rằng: Thánh lễ là những phép bí tích và hai là những nghi lễ có tính cách biểu tượng mà thôi.
Giáo Hội Công Giáo chủ chương có bẩy thánh lễ hay được gọi là bảy phép bí tích gồm:
1/. Phép rửa tội
2/. Phép thêm sức
3/. Phép mình thánh Chúa
4/. Phép giải tội
5/. Phép sức dầu thánh
6/. Phép truyền chức thánh
7/. Phép hôn phối
Sách giáo lý công giáo giải thích các phép bí tích là những dấu bề ngoài mà Chúa Giê xu đã lập để chỉ ý nghĩa và chuyển thông ơn bề trong cho chúng ta được nên thánh.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu Thánh Kinh Tân ước, đặc biệt là bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ Các Sứ Đồ thì chúng ta chỉ thấy có hai Thánh lễ do chính Chúa Giê xu đã thiết lập cho các môn đệ tuân giữ mà thôi.
Đó là: Lễ Báp Tem và Lễ Tiệc Thánh
Chúng ta sẽ cùng nhau dựa trên Thánh Kinh là nền tảng và nguồn của thẩm quyền của tất cả giáo lý để tìm hiểu về hai Thánh Lễ này.
1/. Lễ Báp Tem
Lễ báp tem mà  một số giáo hội gọi là rửa tội hay lễ rửa, là một nghi lễ mà Hội Thánh của Chúa Giê xu bắt buộc phải tuân giữ, vì những lý do sau đây:
a/. Chúa Giê xu đã từng yêu cầu để được chịu lễ báp têm ( Ma-thi-ơ-3:15-)
b/. Chính Chúa Giê xu chấp thuận việc các môn đồ của Ngài làm phép báp tem ( Giăng 4:1-2)
c/. Trong đại sứ mạng truyền giáo khắp thế giới Chúa Giê xu bảo các môn đồ phải làm phép báp tem cho những người tin ( Ma-thi-ơ 28:18-20)
d/. Các vị sứ đồ và môn đồ lúc ban đầu dạy và làm phép báp tem cho người tin theo Chúa Giê xu. ( Công vụ 2:38;41;8:12;)
Chính Phi-líp đã làm phép báp tem cho một hoạn quan nước Ê-thi-ô-pi ngay trong một vũng nước trong Sa-mạc.
Ông Phao lô lúc ban đầu tên là Sau-lơ ông luôn chống lại đạo của Chúa Giê xu, nhưng sau khi đã gặp Chúa Giê xu trên đường đi vào thành Đa-mách ông đã tin Chúa và chịu phép báp tem do một môn đồ của Chúa là ông: A-na-nia làm.
Khi trở thành một nhà truyền giáo, Phao lô đã dạy về lễ báp têm cho những người tin trong thư ( Rô-ma 6:3-4)
Trong thư gửi cho Hội Thánh Ga-la-ti 3:27
Sứ đồ Phi-e-rơ cũng giải thích lễ báp tem của người tin Chúa như sau: ( I Phi-e-rơ 3;21)
Những câu Kinh Thánh mà chúng ta trích đọc cũng đồng thời cho chúng ta biết ý nghĩa của lễ báp têm.
Phép báp tem ngày nay mà Hội Thánh cử hành cho người tin theo Chúa bằng cách dầm mình người ấy xuống nước hay trong nhiều trường hợp đổ nước trên đầu người chịu báp têm, hay rảy nước trên đầu người ấy. Không phải là một bùa phép rửa tội. Mà chỉ là một biểu tượng của người tin được kết hợp mật thiết với Chúa Cứu Thế Giê xu trong sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Ngài.
Điều chúng ta cũng cần chú ý là: Phép báp têm chỉ làm sau khi người tin đã được cứu chứ không phải làm trước, nói cách khác không phải vì chịu phép báp têm mà người ta được cứu rỗi đâu.
Nếu phép báp têm như Thánh Kinh Tân Ước dạy là biểu tượng của người tin đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Ngài thì không thể xảy ra trước khi người ấy tin Chúa được. Không ai chôn người còn sống mà chôn người đã chết.
Cũng vậy, nếu chúng ta bởi đức tin mà tin nhận Chúa Giê xu kết hợp chúng ta với sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài thì mới chịu lễ báp têm.
Còn nếu chưa có niềm tin như vậy thì lễ báp têm không có ý nghĩa gì cả.
Mệnh lệnh của Chúa Giê xu bảo chúng ta đi truyền giáo cũng nhấn mạnh rõ điều này: Chúng ta phải giảng dạy cho người ta tin trước rồi sau đó mới làm phép báp têm cho họ. Và dạy họ giữ những điều mà Chúa đã truyền dạy cho chúng ta.
Thánh Kinh Tân ước dạy rõ Lễ Báp têm chỉ làm cho những người đã tin theo Chúa và cũng không chỗ nào trong Thánh Kinh nói đến trường hợp trẻ con mới sinh chịu lễ báp têm.
Có nhiều giáo hội ngày nay, không làm phép báp têm cho trẻ con sơ sinh mà chỉ làm báp têm cho trẻ em nào đủ trí khôn và hiểu biết đạo Chúa mà thôi
Một câu hỏi mà chúng ta cần phải đặt ra là phép báp têm có cần thiết cho những người tin hay không?
Như chúng ta đã tìm hiểu, thì phép báp têm chỉ xảy ra sau khi tin Chúa và biết chắc mình đã được Chúa tha tội, được Chúa Cứu rỗi. Vì vậy Phép báp têm không phải là điều kiện để được cứu rỗi.
Một trường hợp điển hình mà chúng ta thấy trong Phúc Âm là người ăn cướp đã tin Chúa Giê xu sau khi Ngài bị đóng đinh vào giờ chót, và được Chúa hứa là ngay ngày hôm ấy anh ta sẽ được vào trong nước của Chúa.
Anh ăn cướp này không có thì giờ để chịu phép báp têm và cũng không có cách nào để chịu phép báp têm cả.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta những người tin Chúa Giê xu không cần chịu phép báp têm đâu.
Tại sao chúng ta phải chịu phép báp têm sau khi đã tin nhận Chúa Giê xu?
Tại vì Chúa dạy chúng ta phải chịu phép báp têm, tin Chúa Giê xu có nghĩa là phải vâng Lời Ngài.
Vì vậy khi chúng ta tin Chúa nên phải vâng lời Ngài dạy mà chịu phép báp têm.
Chúa dạy chúng ta chịu phép báp têm hoặc làm phép báp têm cho những người tin theo Chúa để nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng: Chúng ta đã kết hợp cuộc đời của chúng ta với Ngài, chúng ta đã đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Ngài bởi đức tin của chúng ta.
Mặt khác, lễ báp têm cũng là lúc chúng ta công khai xưng nhận đức tin của chúng ta trước mặt mọi người. Nếu chúng ta có lòng thành khẩn và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của lễ báp têm và chịu phép báp têm thì buổi lễ này sẽ để lại một ảnh hưởng và kỷ niệm sâu sắc trong đời của chúng ta.
Giúp chúng ta kiên trì đi theo Chúa, chúng ta không thể xem phép báp têm là phép rửa tội vì các lý do sau đây:
1/. Nếu phép báp têm là phép rửa tội thì Chúa Giê xu chịu phép báp têm làm gì?
Chúa Giê xu là Đấng vô tội, Ngài là Đức Chúa Trời là Đấng tha tội cho chúng ta, không lý gì mà Ngài phải chịu phép rửa tội cả. Sở dĩ Chúa Giê xu bảo nhà tiên tri Giăng làm phép báp têm cho Ngài vì Chúa muốn kết hợp với dòng dõi loài người một cách trọn vẹn.
Hơn nữa, Chúa Giê xu sanh ra đời là một người ở xứ Do Thái thì phép báp têm là một dấu hiệu của người công chính, nên Chúa làm trọn luật pháp của người Do Thái khi Ngài chịu báp têm.
2/. Nếu phép báp têm là phép rửa tội thì chúng ta không cần tin Chúa hay giữ đạo gì cả.
Vì nếu đã chịu phép báp têm và đã hiểu là phép rửa tội thì tội đã được tha rồi cần gì phải tin Chúa, thực tế cho chúng ta thấy có những người vì những lý do nào đó chịu phép báp têm chứ không phải thực sự ăn năn tội lỗi của mình và phải tin nhận Chúa Giê xu để được cứu rỗi.
Thì phép báp têm chẳng có hiệu quả hay ảnh hưởng nào trên đời sống của người ấy cả. Trái lại phép báp tem mà người ấy chịu lại làm cho người ấy khinh lờn đạo Chúa và sống một cuộc đời tội lỗi hơn.
Lịch sử cũng cho chúng ta biết: Khi thấy vua Con căn tin có cảm tình với đạo của Chúa Giê xu vào thế kỷ thứ ba. Nhiều người đã xin chịu phép báp têm để theo đạo hầu  được nhà vua tin dùng vì những lý do này mà đạo của Chúa đã bị nhóm người không tin Chúa nhưng theo đạo này làm cho rơi vào một thời đại ám thế, sa đọa và băng hoại. Đưa đến chỗ buôn thần bán thánh và sai lạc chân lý của Thánh Kinh dạy.
Mặc dù, phép báp têm không phải là phép rửa tội hay không phải nhờ phép báp têm rồi mới được cứu rỗi. Nhưng phép báp têm có ý nghĩa thiên liêng rất sâu sắc.
Và theo lời của một nhà thần học: Phép báp tem có mối quan hệ mật thiết với những điều sau đây:
1/. Phép báp têm quan hệ mật thiết với sự kiện chúng ta được Chúa tha tội khi chúng ta thành khẩn ăn năn tội và tin nhận Chúa Giê xu.
Sứ đồ Phao lô đã thuật lại sự kiện tin Chúa của ông và nhắc lại lời của vị môn đồ A-na-nia nói với Phao lô khi ông tin Chúa Giê xu trong sách ( Công vụ 22:16)
Trong thơ Hê-bơ-rơ 10:12 cũng chép:
2/. Phép báp tem quan hệt mất thiết với sự tái sinh của chúng ta nhờ quyền phép của Chúa Thánh Linh khi chúng ta tin nhận Chúa Giê xu.
Thư Tít 3:5 chép:
Lời Chúa cũng phán trong Giăng 3;5 cũng vậy:
Vì vậy phép báp tem có mối quan hệ mật thiết với sự tái sinh của chúng ta
3/. Phép báp tem quan hệ mất thiết với sự kiện được kết hiệp một cách mầu nhiệm với Chúa Cứu Thế Giê xu như trong thư Ga-la-ti 3:27 chép và Rô ma 6:3-6 cũng chép rằng:
4/. Phép báp tem quan hệ mật thiết với sự kiện chúng ta được trở thành con của Đức Chúa Trời bởi đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê xu. ( Ga-la-ti 3:26)
5/. Phép báp tem cũng quan hệ mất thiết qua việc chúng ta nhận được Chúa Thánh Linh sau khi tin theo Chúa Giê xu. ( I Cô rinh tô 12:13)
6/. Phép báp têm cũng quan hệ  đến vấn đề chúng ta được thuộc vào Hội Thánh của Chúa Giê xu. ( Công 2:41)
7/. Phép báp tem quan hệ mật thiết với ơn cứu rỗi trong ý nghĩa bởi đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê xu.
Và nhờ kết hợp với Chúa bởi đức tin mà chúng ta hưởng được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.


Related Posts

0 nhận xét