BẠN CÓ CƠ ĐƠN KHÔNG?



Tác giả A. W. Tozer nói: Hầu hết những linh hồn vĩ đại của thế giới đều cô đơn. Sự cô đơn dường như là một cái giá mà các thánh nhân phải trả cho sự thánh thiện của mình.
Mỗi lần bạn cô đơn bạn thường làm gì? Với tôi, tôi chọn viết lên một vài dòng tâm sự, làm vài câu thơ hay cũng có thể là đi bộ thầm lặng suy tư, thỉnh thoảng ngước mắt lên trời rồi thưa: A-ba Cha, con đang đi bộ, con đang cô đơn, con muốn trò chuyện với Ngài.
Có Chúa không phải không có cơ đơn, nhưng mình không sợ cô đơn vì nếu thấy mình thiếu thốn, trống vắng trong tâm hồn cũng là lúc mình rất gần với người bạn thiết nghĩa là Chúa Jê-sus.
Đừng nghĩ có Chúa rồi thì không còn cô đơn – vì chính Đức Chúa đã tạo nên con người và để cho con người tự quyền, tự quyết, tự trị về mọi cảm xúc của mình. Dù cho con người có vui đến mấy, thành công ra sao? Nhưng rồi một lúc nào đó, con người ngồi lại bên bờ biển hướng mắt xa xăm, nhìn về phía chân trời có ánh mặt trời vào buổi hoàng hôn với không gian yên tĩnh con người chợt nhận ra mình là một con thuyền trống vắng giữa lòng đại dương bao la.
Pascal nhà bác học vĩ đại người Pháp sau khi đã tin nhận Chúa Jê-sus đã nói: “ Trong tâm hồn của mỗi con người đều có một khoảng trống, và chỉ có Chúa Jê-sus mới lấp đầy khoảng trống ấy được”
Quả thật nhà giải kinh A. W. Tozer đã nói đúng khi ông nhìn về những con người vĩ đại và bức tranh toàn cảnh của những người vĩ đại ấy hiện lên giữa thế giới náo nhiệt nhưng thánh nhân thì phải đi một mình.
Hãy nhìn về Hê-nóc, linh hồn trung kiên đó, đồng đi cùng Ðức Chúa Trời và biến mất, vì Ðức Chúa Trời đã cất người lên. Hê-nóc đã đi trên một con đường hoàn toàn khác với con đường của những người cùng thời.
Nô-ê là người cũng cô đơn lắm lắm, khi mọi người xung quanh cười đùa chế diễu, chúng ta xem phim chúng ta sẽ thấy từ người cha già của làng, đến thanh niên của xóm nhạo cười người khùng người điên của một thành phố sầm uất, tiệc cưới trong ngày đẹp trời. Nhưng Nô-ê lại giảng về cơn đại hồng thủy.
Ai có tai hãy nghe? Người trong làng có nghe không? Có nhưng không tin? Nô-ê là thầy giảng đạo được phước vì cả gia đình ông đều tin. Hãy nhìn sự kiên nhẫn của Nô-ê trong phim: Hai bàn tay nhân ái, với thân người cúi thấp để mời gọi xóm làng bước vào tàu – nhưng giọng điệu cười như lắc lẻ - lắc đầu, lè lưỡi của phố phường chối từ. Đó là người cô đơn, sứ điệp không được chào đón, thầy giảng Tin lành chỉ còn ngậm ngùi chờ đợi.
Thế giới này, có giống như thế không nhỉ? Bạn có nghe Tin Lành không? Nhưng điều quan trọng là bạn có tin sứ điệp của Tin Lành không?
Áp-ra-ham được mệnh danh là người có linh hồn giống như một ngôi sao cô đơn và đứng riêng biệt, đem con trai một hướng đến một ngọn núi, để dâng con như một của tế lễ cho Đức Chúa Trời.  Nếu tôi và bạn trong hoàn cảnh lúc đó chúng ta sẽ có rất nhiều sự tranh chiến, cảm xúc tràn về. Không thể nói với vợ, không thể chia sẻ cho cháu Lót hoặc bất cứ đứa đầy tớ nào trong gia đình. Đau thương, luyến tiếc, nước mắt chảy vào trong, khi chính tay mình trói con, khi chính tay mình đặt nó lên củi, và khi sắp sửa dơ dao tra tay vào con mình.
Sau cùng, Cứu Chúa chính là Đấng cô đơn hơn bất cứ người nào trong thế gian này, một mình bước đi trên con đường đến chỗ thập giá. Sự cô đơn sâu thẳm của Ngài không hề giảm bớt bởi sự hiện diện của đám đông vây quanh.
Không ai là bạn của một người vác thập giá phải không. Thánh Kinh chép: "Mọi người đều bỏ Ngài và trốn đi cả."
Có lời của bài thánh ca: Khuya nay Jêsus lánh xa nhân gian
Cô đơn giao tranh với bao nguy nan
Chính môn sinh thân yêu nay vô tình
Nào hay tâm thương, lụy sầu Thầy mình.
William B. Tappan (Thánh Ca 89)
Chúa không chỉ bị con người bỏ rơi, mà nay trong giờ cô đơn, cùng quẫn nhất, Chúa Giê-xu vì mang tất cả tội lỗi chúng ta trong thân Ngài trên thập tự, còn bị chính Đức Chúa Trời từ bỏ. Chúa Giê-xu đã chịu tất cả những đau thương và phán xét của địa ngục vì bạn và tôi.
Giây phút cô đơn nhất khi Ngài kêu lên lớn tiếng: Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma-sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?
Tại thập tự giá, Ngài đã gánh nỗi cô đơn nhất của nhân loại là bị Đức Chúa Trời từ bỏ vì tội lỗi. Thánh Kinh chép: Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.
Địa ngục là nơi cô đơn nhất trên toàn vũ trụ. Chúa Giê-xu đã chịu tất cả những nỗi thống khổ của địa ngục vì bạn, thế chỗ cho bạn. Vì vậy Đức Chúa Trời bảo bạn ăn năn, đặt đức tin nơí Chúa Cứu Thế, tiếp nhận Ngài, bạn sẽ không không bao giờ nếm trải nỗi thống khổ, cô đơn, đau buồn của địa ngục.
Thánh Augustinô nhận định: “Ngài có đó khi ta tưởng cô đơn, Ngài nghe ta khi chẳng ai đáp lại, Ngài thương ta khi mọi người hững hờ”
Bạn có đang có quá nhiều việc phải làm, bạn đang có quá nhiều mối quan hệ, bạn đang rất nỗ lực để trở nên người đầu nhứt. nhưng nếu bạn và tôi vì bất cứ điều gì đó mà không dành thời gian trò chuyện với Chúa Đấng đã chịu hy sinh, thổng khổ vì bạn tôi và bạn thì quả là điều đáng tiếc nhất trong thế gian này.
Bạn có bao giờ tự hỏi: Chúa có cơ đơn không?
Ngày xưa tôi chưa có gia đình, thì tôi nghĩ khi có vợ rồi mình sẽ chia sẻ mọi điều với vợ là hết cô đơn. Nhưng dù bạn có vợ, có con đi chăng nữa thì trong tâm hồn bạn vẫn thiếu thốn trống vắng, khi và chỉ khi bạn thực sự gặp Chúa, gần Chúa thì nỗi cô đơn trống vắng ấy mới được khỏa lấp mà thôi.
Kính lạy Cha từ ái, trong lúc con cơ đơn nên đã viết lại vài lời cảm xúc, nghĩ suy. Đó không phải là những cảm xúc bông lung băng qua suy nghĩ. Nhưng cảm xúc ấy rất gần, rất thực khi ở bên Cha.
Điều con xin Chúa cho chính con: Hãy biến lòng con thành vườn Ê đen năm xưa để rồi mỗi nối chiều về: Lại được nghe tiếng Cha gọi: Quân Con ở đâu? Rồi con vẫn thưa rằng? Vâng Con vẫn ở đây thưa Chúa. Xin giúp con quyết trí không để cho bóng quân thù hiện diện trong vườn Ê-đen vì nó sẽ phá vỡ mối tương giao giữa thầy với con. A – Men!

Related Posts

0 nhận xét