Chẳng Sự Gì Quá Sức






Đ tài: Chng S Gì Quá Sc.
Kinh Thánh:Xuat 3


Nhập đề:
ICo 10:13 Không một thử thách nào xảy đến với anh chị em là quá sức của loài người. Đức Chúa Trời là Đấng thành tín. Ngài không để cho anh chị em bị thử thách quá sức của mình đâu, nhưng trong sự thử thách, Ngài sẽ mở đường cho ra khỏi, để anh chị em có thể chịu đựng được.”
[ĐNB]
I/. Chẳng Sự Gì Quá Sức Cho Dân Của Ngài.
“ Thời gian người Y-sơ-ra-ên ở Ai Cập là 430 năm. Đúng vào hôm chót của năm thứ 430, toàn thể quân đội của Chúa Hằng Hữu bắt đầu rời Ai Cập. 42 Vào đêm ấy, chính Chúa Hằng Hữu đã giải thoát Y-sơ-ra-ên khỏi Ai Cập. Vậy mỗi năm cứ đến đêm này, dân Y-sơ-ra-ên tổ chức cuộc lễ tri ân Chúa Hằng Hữu.” ( Xuất 12: 40-42)
Chúa đã để cho dân Y-sơ-ra-ên chịu cùng cực, khổ đau, nô lệ suốt 430 năm, một thời gian dài vô tận, trải qua bao thế kỷ, biết bao thế hệ nối tiếp, biết bao sự than thở, kêu van, biết bao những con người ngậm đắng, luốt cay, Có biết bao nhiêu những giọt nước mắt ngắn dài đã đổ lệ, nuôi dưỡng phục quốc, họ mong chờ ngày độc lập, ngày tự do trên chính quê hương của mình.
Sống trong cảnh kiếp người nô lệ, làm mà không được trả công đòi giá, những thế hệ tre già măng mọc, nhưng nổi đắng cay, chua xót nhất đó là những con người đã gần trời xa đất vẫn hằng nhìn thấy đàn con cháu, thay nhau đi đóng gạch, kiếm rớm dạ, phục dịch một đất nước mà mình không hề mong muốn.
Có nổi đau nào hơn lỗi đau ấy, có sự thử thách nào lớn hơn, lâu hơn và đau hơn nổi đau mà dân Y-sơ-ra-ên đã từng trải qua.
Có thể có những người đã tin kính Chúa cũng phải thốt lên trong đêm khuya rằng: “ Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi? ”
Đa vít rất nhiều lần nguy đến trong rừng, nguy trong cung vua, nguy với chính con mình, ông có cảm nhận Chúa quên ông? Ông nói:
Thi 42:9 Tôi sẽ thưa cùng Đức Chúa Trời, là hòn đá tôi, rằng: Cớ sao Chúa quên tôi?
Nhân sao tôi phải buồn thảm
Vì cớ kẻ thù nghịch hà hiếp tôi?”

Thi 44:24 Cớ sao Chúa giấu mặt đi,
Quên nỗi hoạn nạn và sự hà hiếp chúng tôi?”

Trong cả Kinh Thánh có tới 114 từ “ quên” được dùng trong những bối cảnh khác nhau. Nhưng có tới 151 từ “ yêu”.
Dù hoạn nạn, khổ đau có nhiều nhưng không gì lớn hơn được tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, dù cho mọi sự dường như đang bủa vây bởi những suy tư, khổ đau thì tình yêu của Đức Chúa Trời vẫn bủa vây chúng ta nhiều hơn bất cứ điều gì khác.
Phao lô liệt kê những hoạn nạn, thử thách, khổ đau, cùng cực. Ông thách thức mọi thứ không thể so với tình yêu cao sâu của Đức Chúa Trời.
“ Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? 36 Như có chép rằng:
Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày;
Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. [†]


37 Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. 38 Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, 39 bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
( Rô ma 8:35-39)
Năm thứ 430 vào đêm cuối cùng của năm ấy, thì tiếng kêu rêu, và sự cùng cực, khổ đau của dân Ngài mới được giải quyết.
+ Tại sao không phải là thời gian 100 năm, 200 năm, hoặc 300 năm hay ngắn hơn là vài năm?
+ Chúng ta có thể đang từng trải những tháng ngày cùng cực, khổ đau bởi điều gì đó, chúng ta mong mỏi xin Chúa kíp, sớm và mau mau đến.
Chúng ta có tâm trạng, nóng nảy giống như hai chị em Ma thê và Ma ri, khi La xa rơ người anh đã chết, họ cho người mời Chúa Giê xu về để chữa lành. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã không đến ngay, Ngài còn ở lại thêm hai ngày nữa nơi Ngài đương ở, Ngài chưa đến Bê-tha-ni ngay.
Riêng trong Kinh Thánh có tất cả 33 từ “ mau mau đến ” rất nhiều lần trong những bài ca ngợi thờ phượng. Đa vít đã có tâm trạng nóng lòng muốn xin Chúa cứu mình ra khỏi hoạn nạn, khổ đau.
Thánh đồ Giăng đang ở trên đảo Bát Mô ông nghe thấy trong khải tượng, Chúa Giê-xu xác nhận rằng: “ Đấng làm chứng cho những điều ấy, phán rằng: Phải, ta đến mau chóng. - _A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến! ( Khải 22:20).
Trong Thi thiên 70: 1 Đa vít đã thảng thốt, cấp bách,trong thi thiên này rất nhiều lần cá nhân ông bị kẻ thù đe dọa, cho lên ông đã khẩn thiết xin Chúa “ mau mau” “ mau mau”
Thi 70:1 1 Đức Chúa Trời ôi! Xin mau mau giải cứu tôi;
Đức Giê-hô-va ôi! Xin mau mau giúp đỡ tôi.
Dân Y-sơ-ra-ên đã mong chờ và có thể kêu cầu, khẩn thiết nài xin suốt 430 năm, tôi nghĩ rằng: họ đã kêu xin Chúa “ mau mau” “ mau mau”
Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. 8 Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít ở. 9 Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào; ( Xuất 3:
+ Trong Mat 20:29-334) có ghi lại câu chuyện người mù Ba-ti-mê.
Ngài thấy rõ tình cảnh tồi tệ, đau khổ của người mù Ba ti-mê, họ nghe Đức Chúa Giê-xu sẽ đi ngang qua, họ đã ngồi chờ sẵn ở bên đường, khi Ngài đi qua, họ bắt đầu kêu cầu, nài xin, khẩn nguyện, tuy nhiên. Chúa Giê-xu vẫn yên lặng đi qua, họ không thấy Ngài dừng lại, họ tiếp tục kêu xin lớn hơn, vừa theo vừa kêu, có nhiều người khó chịu, đã rầy hai người: biểu nín đi, nhưng không làm càng to hơn.
Thưa quý vị! Chúa Giê-xu đã biết rõ họ đã biết rõ tình trạng của họ là mù, Ngài cũng đã nghe thấy tiếng kêu xin của họ, thế nhưng Ngài đã đi qua, Ngài đi qua, nhưng Ngài không làm thinh. Cuối cùng Ngài đã dừng lại.
Tại sao giờ Ngài mới nghe thấy sự than thở của chúng con?
Tại sao giờ Ngài mới đến, dân ngoại nói rằng: Đức Giê- Hô Va đã không còn tiếc dân Ngài nữa, nghĩa là không còn thương dân Ngài nữa?
Nhưng tình yêu thương của Ngài chẳng bao giờ chuyển nay?
Khi chúng ta ở trong hoạn nạn, cùng cực khổ đau, chúng ta thường có khuynh hướng nghi ngờ về sự toàn tại, và sự thành tín của Ngài.
Khi Ngài chậm đến, lời cầu nguyện chậm trả lời chúng ta đã vội vàng kết luận: Đức Chúa Trời đã thuộc về quá khứ rồi, không phải của hiện tại và tương lai nữa.
Chúng ta có thời điểm của chúng ta, nhưng Ngài có thời điểm của riêng Ngài, chúng ta có kế hoạch cho chúng ta nhưng kế hoạch của Ngài có trước chúng ta muôn đời.
Có người nói: Đức Chúa Giê xu chậm nhưng không trễ
Ngài đã giải cứu dân Y-sơ-ra-ên không phải là ban ngày mà là ban đêm, sự tối tăm mờ mịt đối với chúng ta, nhưng không tối đen đối với Ngài. Làm sao có thể cuộc hành trình sau 430 năm một cách dập ràng theo đội, theo giờ được.
Có thể chúng ta đang ở trong tình trạng xứ Ê-díp-tô hay chúng ta đang có những ngày đêm đen của đời mình: đó là sự cô đơn, tủi hờn, đó có thể là sự hãnh diện, có thể nữa là tự thương hại, hay bất cứ một điều nào đó khó khăn, khốn cùng, mệt mỏi. Chúa sẽ giải cứu.
Ngài đã giải cứu cả một dân tộc trong thời điểm cùng cực khốn khổ nhất thì Ngài cũng có thể làm điều đó cho bạn và tôi.
Cả bẩy HT trong sách khải huyền: Chúa không quở trách và tiêu diệt ngay, Chúa cho họ cơ hội, thời gian để ăn năn.
Chúng ta muốn Chúa mau kíp thăm viếng, phục hưng HT của Ngài, tình trạng khô hạn của HT, sự khô khan của người HVC, khiến chúng ta thật buồn chán, thất vọng. Tuy nhiên, Ngài vẫn là đầu của HT Ngài, Ngài vẫn đang điều khiển lịch sử này đi theo cách trật tự, và Ngài cũng lèo lái con thuyền là HT của Ngài đến bến bờ bình an, tràn trề hy vọng.
Hãy chuẩn bị cho mình sức lực, hãy chuẩn bị lên đường, hãy chuẩn bị khăn gói, hãy có kế hoạch để dời khỏi Ê-díp-tô. Đừng nghĩ mãi đến ngày mai mình phải đóng gạch, nhặt dạ nữa. Đừng suy nghĩ cách tiêu cực. Hãy nghĩ đến Ca na an, vùng đất tít, xít màu mỡ phía trước.
Hãy tiến lên phía trước, hãy chuẩn bị cho mùa gặt mới, cho cánh đồng mới. Đừng ngồi mãi mà kêu rêu nữa, than phiền nữa.
Vì tin chắc rằng: Đức Giê Hô Va đã nghe, đã thấy và Ngài sẽ ngự xuống để thăm viếng, giải cứu dân Ngài./
+ trong Xuất Ê-díp-tô-ký....
Có thể chúng ta đang ở trong khoảng thời gian đen tối nào đó, hoàn cảnh cùng cực, khổ đau nào đó, sự sỉ nhục nào đó của 430 năm giống như dân Y-sơ-ra-ên, sứ điệp cho chúng ta ngày nay là: Chúa phán: Ta đã thấy, Ta đã nghe, Ta ngự xuống. Ngài sẽ giải cứu cho chúng ta, chúng ta có quyền mơ đến một ngày tự do, tươi sáng.
Gương mẫu của Giô sép
- Xuất 13:19
- Chắc chắn Ngài sẽ cứu dân Ngài, và ước mơ được đem hài cốt về miền đất hứa.
- Ước mơ thật cao đẹp – không muốn nằm nơi đất khách quê người, chúng ta có đang hướng đến chốn miền đất hứa, hay thỏa lòng với chốn đất khách quê người.
- Niềm tin của Giô sép nơi miền đất hứa đã làm cho dân Chúa thêm nghị lực, thêm niềm tin, thêm hy vọng cho một dân bị nô lệ suốt 430 năm.
+ khi dân Y – sơ- ra ên được giải cứu ra khỏi tối tăm tội lỗi, sự chết thì họ đã tỏ lòng cảm tạ, tri ân Chúa, nhớ đến ơn Chúa là hành động của người quân tử, thanh cao.
Tri ân Ngài không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng đời sống, cung cách sống của chúng ta.
II/. Áp Lực Nhưng Không Áp Lực Nào Quá Sức.
Liệt kê bao nhiêu lần dân sự lằm bằm, có gần hai mươi lần dân sự đã lằm bằm, than phiền, và đổ lỗi cho Môi se.
Tuy nhiên, trong những lần dân sự lằm bằm, đổ lỗi, vu oan cho Môi se dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào Sa mạc để chôn thây họ, thì không một lần nào Môi se than phiền và trách móc họ, không có sự đối thoại xung đột giữa các cuộc lằm bằm.
Môi se đã học biết được bí quyết: đó là không để cho kẻ thù thút hết sức lực của mình, ông không bận tâm, vướng mắc vào những chuyện làm ông kiệt sức.
Lời phàn nàn của dân Y-sơ-ra-ên và Môi-se
19 Vậy, các phái viên của dân Y-sơ-ra-ên lấy làm bối rối, vì người ta có nói cùng mình rằng: Các ngươi chẳng được trừ số gạch đã định cho mình ngày nào rồi ngày nấy. 20 Khi lui ra khỏi Pha-ra-ôn thì họ gặp Môi-se và A-rôn đợi tại đó, 21 bèn nói rằng: Hai ngươi đã làm cho chúng tôi ra mùi hôi hám trước mặt Pha-ra-ôn và quần thần, mà trao thanh gươm vào tay họ đặng giết chúng tôi. Cầu xin Đức Giê-hô-va xem xét và xử đoán hai ngươi! 22 Môi-se bèn trở về cùng Đức Giê-hô-va mà thưa rằng: Lạy Chúa! Sao Chúa đã làm hại cho dân sự nầy? Chúa sai tôi đến mà chi? 23 Từ khi tôi đi yết kiến Pha-ra-ôn đặng nhân danh Chúa mà nói, thì người lại ngược đãi dân nầy, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa. ( Xuất 5: )
Ông đã nghe những lời than phiền, trách móc, đổ lỗi của dân sự nhưng ông đã làm một điều khôn ngoan: Môi-se bèn trở về cùng Đức Giê-hô-va mà thưa rằng:
Một nghệ thuật lãnh đạo thuộc linh đó là: lắng nghe, lắng nghe cả những điều không có thuận tai từ phía dân sự. Nhưng chúng ta phải làm như Môi se đó là: trở về cùng Đức Giê Hô Va mà thưa rằng.
Khổ nối ngày nay là chúng ta nghe nhưng, trong thời chúng ta lại phải nghe lắm điều tiêu cực, chướng tai gai mắt, nhưng chúng ta phải trở về thưa cùng Chúa.
Môi se đã nước mắt ngắn dài dưới chân Chúa, môi se đã thở than trước mặt Chúa, Môi se đã dâng trình nổi băn khoăn, sự bất lực của mình lên cho Chúa.
Chúng ta thấy đặc tính của Chiên Con Đức Chúa Trời là; Ngài bị rủa mà chẳng hề rủa lại, chịu nạn mà không hề bị ngăm dọa. Nhưng cứ phó mình cho Đấng Công bình xử đoán.
Môi se Chúa là quan án công bình sẽ bênh vực kẻ công bình và người công chính.
Đã rất nhiều lần kẻ thù muốn công kích chúng ta khiến chúng ta đánh trận cùng thịt và huyết. Nhưng lời Chúa lại nhủ khuyên: hãy lấy điều lành để thắng điều giữ, đừng lấy ác để trả ác cho ai.
Nhiều lần kẻ thù nó làm cho Môi se phải kiệt quệ sức lực, nó muốn Môi se bỏ cuộc, nó muốn Môi se không được nhìn thấy đất hứa, và chẳng ai trong thế hệ tương lai sẽ được đặt chân đến miền đất hứa.
Ma quỷ không muốn chúng ta được phước, nó muốn chúng ta quên đi cuộc đua và mục đích của chúng ta, nó muốn chúng ta đánh gió, chạy bá vơ không đạt được gì cả.
Môi se bất lực, và bị mất lực nhưng ông học được bài học để cho sức lực của Chúa được tiếp thêm.
Chúng ta thấy nổi khổ của Môi se, phải cáng đáng đương đầu với hàng trăm nghìn gánh nặng, trọng trách của Môi se là rất lớn,
Với đoàn quân Dan 11:21 21 Môi-se thưa rằng: Trong dân sự tôi đương ở đây, có sáu trăm ngàn người đàn ông, mà Ngài có phán rằng: Ta sẽ phát thịt cho dân nầy ăn trong một tháng trọn.
Đã có lần ông phải thốt lên rằng: Tôi há có thọ thai dân nầy sao? há có sanh đẻ nó sao? mà Ngài lại phán biểu tôi rằng: Hãy ẵm dân nầy trong lòng ngươi, như người cha nuôi bồng đứa trẻ bú, cho đến xứ mà Ngài có thề hứa ban cho tổ phụ của chúng nó.” ( Dân số 11: 12)
Dan 14:2 2 Hết thảy dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Môi-se và A-rôn; cả hội chúng nói cùng hai người rằng: Chớ chi chúng tôi đã chết trong xứ Ê-díp-tô, hay là đã chết trong đồng vắng nầy!
ICo 10:10 10 Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt.
Phi 2:14 14 Phàm làm việc gì chớ nên lằm bằm và lưỡng lự,
Giu 1:16 16 Ấy đều là những kẻ hay lằm bằm, hay phàn nàn luôn về số phận mình, làm theo sự ham muốn mình, miệng đầy những lời kiêu căng, và vì lợi mà nịnh hót người ta.
Gi 6:61 61 Nhưng Đức Chúa Jêsus tự mình biết môn đồ lằm bằm về việc đó, bèn phán rằng: Điều đó xui các ngươi vấp phạm sao?
Dan 16:41 41 Ngày mai, cả hội dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Môi-se và A-rôn mà rằng: Hai người đã làm chết dân của Đức Giê-hô-va.
Dan 17:5 5 Hễ người nào ta chọn lấy, thì cây gậy người đó sẽ trổ hoa; vậy ta sẽ làm cho nín đi trước mặt ta những lời lằm bằm của dân Y-sơ-ra-ên đã phát ra đối nghịch cùng các ngươi.
ISa 1:6 6 Kẻ phân bì nàng khôn xiết trêu ghẹo nàng, để giục nàng lằm bằm vì Đức Giê-hô-va đã khiến nàng son sẻ.
Es 59:3 3 Vì tay các ngươi đã ô uế bởi máu, ngón tay các ngươi đã ô uế bởi tội ác; môi các ngươi nói dối, lưỡi các ngươi lằm bằm sự xấu xa.
*
+ suýt ném đá ông
+ A rôn và Mi-ri-am là Anh của ông và Chị của ông thế mà họ cũng lằm bằm, ganh tỵ, đố kỵ, so bì với ông.
Dân số ký 11:
Dan 12:7 7 Tôi tớ Môi-se ta không có như vậy, người thật trung tín trong cả nhà ta.
+ khi Môi se bất lực, với đám đông không sao đếm được – Chúa đã mở con đường, cánh cửa mới, phương cách lãnh đạo mới cho Môi se.
bây giờ có bẩy mươi trưởng lão cùng gánh vác, chia sẻ công việc, nặng nhọc của dân sự.
ngày trước Môi se phải ngồi từ sáng sớm đến tối để nghe và giải quyết mọi công việc. nhưng bây giờ ông đã được vơi nhẹ đi phần nào? các trưởng lão đã sắn tay, vén quần, cùng làm việc với Môi se vì ích lợi của nhà dân Y sơ-ra ên.
vì ích lợi của nhà Chúa, chúng ta cần biết chia sẻ, gánh vác gánh nặng cho người HVC, có thể chúng ta làm một việc nhỏ nào đó, sắp ghế, chuẩn bị bài hát, hướng dẫn chương trình, thăm viếng chăm sóc....
đó là chúng ta đang đỡ tay của nhà lãnh đạo lên, chúng ta nhớ đến câu chuyện trong
Xuất 17: 11


Related Posts

0 nhận xét