Kết Thúc Để Lại Di Sản ( phần 2)
Đề tài: Kết Thúc Để Lại Di Sản ( phần 2)
Kinh Thánh: IITi-mô-thê 4:7
“ Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.”
Giới thiệu:
Lời nói được ghi lại đầu tiên của Ngài là: “ Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao? ( Lu 2:49)
Nữ Hoàng Elirabeth nói với Sir Walter một người luôn căng buồm mỗi khi lên đường rằng: “ Khanh lấy công việc của Ta trở thành công việc của Khanh, thì ta sẽ đem công việc của Khanh trở thành công việc của Ta.”
Công việc vĩ đại nhất trên đất này chính là công việc của Đức Chúa Trời.
Chưa
có một dân tộc nào chịu nhiều thương tích liên tục như dân tộc VN. Nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn đã ghi lại nỗi đau đó trong bài thơ Gia Tài Của Mẹ
những lời như sau:
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
Sau
năm 1975 đất nước VN có nhiều chuyển mình, Hội Thánh Chúa Việt Nam – đã
không chuẩn bị cho sự thay đổi này lên Hội Thánh đã loạng choạng,
nghiêng ngả và khập khiễng.
Tháng
6 năm 1975 nhiều Mục sư truyền đạo đã bỏ sang nước ngoài, họ đã bỏ lại
nhà thờ, tư thất, họ đã bỏ lại những con chiên mà được chuộc mua bởi giá
rất cao của Chúa Cứu Thế để mong chờ một địa đàng ở bên kia bờ biển đại
dương.
Những
lúc đau thương, đầy nguy hiểm, họ đứng giữa danh giới cái sống và sự
chết, họ đã sẵn sàng chịu trăm ngàn đắng cay, khổ đau để bảo vệ Hội
Thánh của Chúa và giữ đức tin của họ. Nhưng khi thế thời – thời thế đổi
thay – lòng người cũng chuyển lay theo thời.
Trong
lúc ấy, một nhân vật quan trọng ( dấu tên) trong hàng ngũ MS đem bán
295 ngàn quyển Kinh Thánh Tân Ước Ghê-đê-ôn cho nhà máy Biên Hòa làm
giấy vụn, Mục sư Quan hay kịp đã xin lại số KT trên.
Nhìn
lại lịch sử chúng ta học được những bài học đắt giá, đau thương cho
cuộc đời theo Chúa, hầu việc và phục vụ Ngài, có rất nhiều người đã khởi
sự huy hoàng nhưng lịm tắt trong đêm đen, có những người như ngọn đèn
trong giông bão nhưng lại tàn lụi giữa cảnh thanh bình.
Vua
Sau lơ là vị vua được Chúa xức dầu và chọn lựa, Ông có phong thái của
một vị vua, hào hiệp đối với kẻ thù. Khởi đầu rất thành công và đầy vinh
quang, nhưng kết thúc cuộc đời bằng cách tự sát trên ngọn đồi Ghinh bô -
a và hơn thế nữa cả dòng họ cũng không còn lưu truyền.
Vua
Sau lơ đã khởi sự cách huy hoàng nhưng lịm tắt trong đêm đen, Ông bắt
đầu từ chỗ được Đức Chúa Trời xức dầu trở thành kẻ bị Đức Chúa Trời từ
bỏ, Ông khởi sự cầu hỏi Chúa nhưng chẳng bao lâu sau ông đã cầu bà bóng ở
Ê-đô-rơ. Có thể nói hai địa danh đã đánh dấu cho sự thất bại của vị Vua
tài năng này.
Vua
Sa-lô-môn là vị vua đầy khôn ngoan, giàu có và vinh hiển đến lỗi trước
ông và sau ông cũng không có ai sánh được. Thế nhưng cuối đời đã không
giữ được đất nước, để bị chia cắt làm hai. Bản thân thì thờ lạy hình
tượng và chối bỏ Chúa là Đấng đã ban cho mình mọi sự. Ông không còn
chung thủy với Đức Chúa Trời nữa.
Ngược
lại, Giô-sép bắt đầu cuộc sống rất tủi nhục, bị bán làm nô lệ, bị tù
đày nhưng cuối cùng làm đến tể tướng cai trị toàn xứ Ai-cập và cứu cả
gia tộc, là tuyển dân của Đức Chúa Trời.
Vua
Đa-vít, khởi đầu là một đứa chăn chiên không địa vị, tuy nhiên đã trở
thành vị vua hùng mạnh và được ơn đến nổi Chúa nói rằng Đa-vít là vị vua
của lòng Ngài.
Cuộc
đời của Giu đa ích ca ri ốt đã kết thúc cách nhục nhã, ông có khởi đầu
tốt nhưng lại có kết thúc nhục nhã cho đến ngày tận thế, cái chết của
người tầm thường cũng được chôn cất tử tế, nhưng sự chết của Giu đa nứt
bụng, ruột bể ra.
A-na-nia
và Saphira cũng vậy, họ đã có mặt trong Hội Thánh đầu tiên mỗi khi nhóm
họp, họ thường ngồi dưới chân các sứ đồ để nghe giảng dạy, họ thậm chí
còn có ý dâng hiến cho công việc nhà Chúa - nhưng kết thúc của cuộc đời
cũng là lời thức tỉnh cho bất cứ ai tưởng mình đứng hãy giữ kẻo ngã, sự
dối trá đã cướp đi tấm lòng liêm chính, giết chết con người ngay thẳng.
Chúng
ta quay trở về với Lời Chúa để nhìn thấy một con người đã dốc đổ mạng
sống của mình ra vì Chúa Cứu Thế. Một vị sứ đồ sau chót từ khi bắt đầu
gặp Đấng phục sinh trên con đường Đa mách, đã vững bước đi trên những
khổ đau. Ông đã coi mọi sự như là nỗ cốt để được Đấng Christ. Có thể nói
từ ngày gặp được Chúa phục sinh Thánh Phao lô đã chưa một giây phút nào
trễ nải tiến bước theo Ngài, tận hiến, hy sinh phục vụ cho đến phút
cuối cuộc đời.
Và
bây giờ, sau hơn ba mươi năm lao khổ của Phao-lô nhìn lại mình với
cương vị một sứ đồ (khoảng năm 36-66 S.C). Một vị sứ đồ tận trung phục
vụ cho Chúa Cứu Thế, trong câu 6 chúng ta thấy Phao lô nói với học trò
rằng: Ta không chỉ dốc đổ mạng sống và tận trung phục vụ cho Đấng Christ
và“ kỳ qua đời của ta gần rồi.” “ Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.”
Ở
đây Phao lô thường dùng từ ngữ “ chiến đấu, hay đánh trận” là từ ngữ
của quân sự, ông muốn mượn từ ngữ này để nói lên đời sống của Cơ Đốc
Nhân luôn luôn có những trận chiến thuộc linh
I/. Đánh Trận Tốt Lành.
Chúng ta thường nói rằng: Ta đã chán trận – chứ không phải là đánh trận.
Ta
đã đánh trận tốt lành Phao lô muốn nói rằng: mặc dù ông phải đối diện
và chịu nhiều khó khăn trong khi phục vụ Đức Chúa Trời, kẻ thù là là Ma
quỷ và bè lũ, tay sai của chúng nhiều lần làm hại ông, ngăn trở ông để
ông bỏ cuộc, thối lui, sờn lòng trong khi phía trước trăm bề hoạn nạn.
Nhưng
Ông luôn nêu gương là người anh cả của đức tin, dương cao cờ xí nít si
trước những giông tố ập đến. Ông đã ông luôn phục vụ cách tốt đẹp, ông
chưa một lần nào thất bại và nhường bước trước kẻ thù của sự công nghĩa.
Ông đã chu toàn nhiệm vụ và làm xong công việc Cha giao cho làm.
Đây
không phải là những trận đánh một sớm một chiều mà suốt cả cuộc đời,
đánh cho đến khi nào và chỉ khi nào thực sự gặp Cha Công Nghĩa của chúng
ta thì mới hoàn thành chiến thắng.
Có
thể ý phao lô muốn nhắn nhủ cho học trò mình rằng: Suốt mấy mươi năm
qua ta đã lao khổ, chịu đủ khinh khi, đói khổ. Nhưng cho đến bây giờ ta
nhìn lại cuộc đời, quả thật, ta đã không đánh gió và cũng chẳng chạy bá
vơ. Nhưng nhắm mục đích mà chạy, cốt giựt được giải là sự sống đời đời
trong Đức Chúa Giê-xu Christ.
Ngày
nay có nhiều người đã không đánh trận tốt lành được họ đã bỏ cuộc và
dang dỡ giữa đường, họ bị sa lầy vào lối đi của Đê ma mà Phao lô đã cảnh
báo: Đê ma vì đã ham hố đời này mà bỏ cuộc, đi giữa đường, gặp khó khăn
bỏ cuộc, bị thế gian, bị kẻ thù nôi kéo, cám dỗ rời bỏ đức tin và chức
vụ.
Mục
sư Tozer nói rằng: Đừng để ma quỷ nó cám dỗ nó cho tuyền tuyến mà để nó
lấy cắp đi hậu phương, tôi xin nhắc lại rằng: đừng để Ma quỷ nó cho
tuyền tuyến mà nó lấy cắp đi hậu phương.
Nhiều
người đã có khởi đầu rất tốt, họ trung tín với Chúa, yêu mến Hội Thánh
nhưng vì cớ nó cho bận rộn ngoài tuyền tuyến bằng cách làm ăn, buôn bán
và rồi ngày nay đã rời bỏ đức tin của mình.
VD:
Đi
với Chúa là con đường hẹp, con đường khó đi, thậm chí ai muốn đi luôn
trong đường ấy Chúa Giê-xu nói hãy gắng sức mà vào cửa hẹp.
Trong thư gửi cho Hội Thánh tại thành Cô rinh tô Phao lô viết như sau: “ Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; 24 năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; 25 ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. 26 Lại
nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy
với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong
các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; 27 chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. 28 Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh.
Đến
đây, các con cái Chúa tại thành Cô-rinh-tô có thể nói rằng: Ông Phao lô
ơi, ông là người mạnh mẽ, đầy quyền năng và đầy đức tin thì làm sao ông
lại không vượt qua được. Ông là người mạnh mẽ còn chúng tôi chỉ là
người yếu đuối thôi.
Nhưng trong thư Phao lô viết tiếp:
29 Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư? ( II Cor 11:24-29)
Một người yếu đuối đã đánh trận tốt lành, một người thường hay vấp ngã đã chạy xong.
Làm
sao một người yếu đuối lại làm được những việc phi thường như thế? Vượt
qua những gian khổ đau thương vì Chúa Cứu Thế vì Phúc Âm của Ngài. Phao
lô đưa ra một câu hỏi cho Hội Thánh tại thành Cô-rinh-tô rằng: “ nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư?”
Trong
câu II Ti-mô-thê 4: 16 Phao lô bị người La mã cầm tù lần thứ nhất –
trong những lúc như thế ông kinh nghiệm được Chúa đã giúp đỡ ông, thêm
sức cho ông, và thậm chí người La mã đã đem ông đến trước mặt những bầy
sư tử nhưng Chúa đã cứu ông khỏi hàm sư tử.
Và
lần này trong câu 18 Phao lô đang nói đến bối cảnh hiện tại của mình,
tù lần cuối cùng này người La mã chỉ còn chờ đem ông ra chặt đầu mà
thôi. Phao lô đă bị tra tấn và sau đó bỉ chặt đầu theo lệnh của hoàng đế
ác độc là Nero vào năm 67 S.C.
Nhưng Phao lô nói trong 2 Ti-mô-thê 4: 18 Ông nói: “ Chúa
sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt ta vào trong nước trên
trời của Ngài. Nguyền xin sự vinh hiển về nơi Ngài muôn đời không cùng!
A-men.”
Thưa
Hội Thánh! Hoàn cảnh của chúng ta ra sao? Hiện tại chúng ta thế nào?
Chúng ta đang có gánh nặng, và có những sự mệt mỏi, đau thương, mất mát
và tổn thương khiến chúng ta trùn chân, đuối sức, muốn bỏ cuộc, những
điều ấy khiến chúng ta không đánh trận tốt lành được, không chạy xong
được. Nhưng giữa lúc bóng đêm canh tàn, Chúa Ngài nghe tiếng chúng ta
kêu Van. Chúng ta sẽ được Ngài thêm sức, giúp đỡ và giải cứu chúng ta
khỏi những hoạn nạn, tổn thương khổ đau rồi một mai Ngài hiện đến lần
thứ hai, Ngài sẽ đem chúng ta vào nước trên trời vinh hiển của Ngài.
Ma
quỷ nó tưởng đánh gục Chúa Giê-xu khi Ngài bị treo lên thập tự giá,
Nhưng nó không nghờ rằng: tại trên thập tự giá, tại nơi đau thương,
thống khổ đó, tại nơi của cái gọi là đồi sọ đó: Ngài đã kêu một tiếng
kêu đắc thắng: Một tiếng kêu của sự chiến thắng, một tiếng kêu của sự
vinh quang trong một nơi tối tăm nhất.
Tiếng
kêu “ mọi sự đã được chọn” năm xưa vẫn như một bài trường ca vĩnh hằng:
kêu gọi những ai đang bối dối, ngã lòng và thất vọng rằng: Chúng ta nhờ
Đấng yêu thương mình mà thắng hơn mọi sự.
Ngài
đã đi chọn con đường đau khổ, sỉ nhục, họ nhổ vào mặt Ngài, đấm vào mặt
Ngài, lấy giáo đâm Ngài. Nhưng Ngài vẫn khinh điều sỉ nhục để vâng theo
ý Đức Chúa Cha.
Andrew
Đã
bị đóng đinh trên thập giá hình chữ X tại Patras, Hi lạp. Sau khi bị 7
tên lính quất roi cách dã man, họ dùng dây thừng cột thân thể ông vào
thập giá để léo dài nỗi khổ hình của ông. Các môn đệ của ông tường thuật
lại điều đó, rằng khi chúng dẫn ông đến thập tự giá, Andrew đã chào
thập giá và nói như sau: “tôi đã khao khát trông chờ giờ phút sung sướng
nầy. Thập giá đã được thánh hóa vì có thân thể của Christ tren trên
đó”. Ông đã tiếp tục rao giảng cho những kẻ hành hình ông cho đên khi
tắt hơi
Họ
đánh trận tốt lành, đối với thế gian thì đó là sự điên dồ, dồ dại nhưng
đối với Chúa Ngài gọi họ là những người lính Tin Lành anh dũng. Họ đã
đánh trận tốt lành, họ đã làm cho Ma quỷ phải run sợ.
II/. Xong Sự Chạy
Gia
cơ bảo rằng: Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta. Người ta vẽ bức
chân dung của ông là một người gầy gò ốm yếu, nhưng con người yếu đuối
ấy lại được cất lên trời.
Êli
là một chiến binh đánh trận cho Đức Chúa Trời. Đây là một dấu hiệu và
là một biểu tượng cho thấy đã có một sự cuồng nộ chiến tranh trong tấm
lòng của dân sự Israel. Nó có ý nói rằng một chiến binh sắp sửa về quê
hương với Đức Chúa Trời. Đây là một dấu hiệu nói tới loại sự sống mà Êli
đã nhắm tới. “Êli lên trời trong một cơn gió lốc” (câu 11). Đời sống
của Êli là một sinh hoạt giống như cơn gió lốc. Ông rất hăng hái, năng
động, kiên quyết, tự mình lăn xả vào cung điện của các vị vua bất kỉnh,
thổi qua Israel giống như một trận cuồng phong đến từ Đức Chúa Trời. Ông
rời trần gian giống như khi ông đã sống trên đó – trong một cơn gió
lốc.
Có nhiều người xông pha nơi trận mạc nhưng bị gục ngã ngay trong gia đình, Đừng
để ma quỷ nó dụ dỗ chúng ta, nó cho tuyền tuyến mà lấy cắp đi hậu
phương. Nhiều người hầu việc Chúa chỉ tính đi ra, chỉ lo tuyền tuyến
cuối cùng là hậu phương tan nát, lụi bại.
Quý anh chị em đang đánh trận hay đang chán trận.
Phao lô nói với Mục sư trẻ Ti mô thê rằng: “ Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ”
Chính vì vậy mà phao lô nói rằng: “ tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi.” ( Cong 20:19 )
II/. Xong Sự Chạy
"Ta
đã xong cuộc chạy " (câu 7). Ông đã tham gia cuộc chạy, và ông không
chạy lòng vòng ở những chỗ khó khăn. Ông cũng không quay nhìn lại (Lu 9:61, 62). Ông đã xong cuộc đua với đôi mắt chăm xem Đấng Christ (Phil 1:6).
Chạy
là nói đến sự nhiệt thành, sự sốt sắng, năng động, không ù lì, không
nao sờn, đời sống cơ đốc nhân không phải là đi nữa, bởi vì kẻ đi bộ
không phải là kẻ chiến trận, kẻ đi bộ không ý thức được tầm quan trọng
của cuộc đua, kẻ đi bộ không biết rằng: Có một kẻ thù đang dụ dỗ mình,
lấy đi và ăn mòn lòng nhiệt thành của người ấy.
Gia
cơ bảo rằng: Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta. Người ta vẽ bức
chân dung của ông là một người gầy gò ốm yếu, nhưng con người yếu đuối
ấy lại được cất lên trời.
Êli
là một chiến binh đánh trận cho Đức Chúa Trời. Đây là một dấu hiệu và
là một biểu tượng cho thấy đã có một sự cuồng nộ chiến tranh trong tấm
lòng của dân sự Israel. Nó có ý nói rằng một chiến binh sắp sửa về quê
hương với Đức Chúa Trời. Đây là một dấu hiệu nói tới loại sự sống mà Êli
đã nhắm tới. “Êli lên trời trong một cơn gió lốc” (câu 11). Đời sống
của Êli là một sinh hoạt giống như cơn gió lốc. Ông rất hăng hái, năng
động, kiên quyết, tự mình lăn xả vào cung điện của các vị vua bất kỉnh,
thổi qua Israel giống như một trận cuồng phong đến từ Đức Chúa Trời. Ông
rời trần gian giống như khi ông đã sống trên đó – trong một cơn gió
lốc.
IITi 4:10 10 vì
Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành
Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-la-ti, còn Tít thì đi xứ
Đa-ma-ti rồi.
Nhiều
khi chúng ta muốn rời bỏ cuộc đua, để rồi sống một cuộc đời thong dong,
dong duổi với những ý thích, với những đam mê theo trần tục, ham hố đời
này.
Tác giả thư Hêbơrơ 12:1 cho chúng ta biết phải “lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua” đã đặt trước mặt chúng ta. “Lòng nhịn nhục” là sự quyết định chắc chắn phải giữ cuộc chạy.
Quý
vị và tôi không thể nào đánh trận dang dở được, không thể nào chạy giữa
đường rồi bỏ cuộc, có biết bao cuộc đời đã từng liều lĩnh, dấn thân,
tận hiến cho Chúa trong những ngày đầu, nhưng chẳng bao lâu sau họ đã
đứt gánh giữa đường. Có biết bao người vẫn vui hưởng niềm vui và sự
chiến thắng của những ngày đầu nhưng bây giờ thì đang nguội lạnh, hâm
hẩm.
Hôm nay quý anh chị em hãy nhớ lời Chúa Giê-xu phán rằng: kẻ nào đã tra tay cầm cày còn ngó lại đằng sau thì không xứng đáng làm môn đồ của Đấng Christ.
Thư
Giu-đe chú trọng vào sự bội đạo - khi người ta xây bỏ chân lý của Đức
Chúa Trời và tiếp thu các tà thuyết. Giu-đe nhắc nhở các độc giả của ông
về sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với những người chối bỏ đức tin
trong quá khứ.
Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhân Đức Thánh Linh mà cầu nguyện, 21 hãy
giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời, và trông đợi sự thương xót của
Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta cho được sự sống đời đời. 22 Hãy trách phạt những kẻ nầy, là kẻ trù trừ, 23 hãy cứu vớt những kẻ kia, rút họ ra khỏi lửa;
Những kẻ phân tâm, giao động, hồ nghi và lưỡng lự phải trách phạt, thức tỉnh, thúc dục trở lại.
Tác giả thư Hêbơrơ 12:1 cho chúng ta biết phải “lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua” đã đặt trước mặt chúng ta. “Lòng nhịn nhục” là sự quyết định chắc chắn phải giữ cuộc chạy.
IITi 1:15 15 Con biết rằng mọi người ở xứ A-si đã lìa bỏ ta; trong số ấy có Phy-ghen và Hẹt-mô-ghen.
IITi 4:10 10 vì
Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành
Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-la-ti, còn Tít thì đi xứ
Đa-ma-ti rồi.
II/. Di Sản:
Khi
Mẹ Tê-rê-sa chết cả thế giới vẫn yêu mến về phẩm hạnh và sự phục vụ của
bà, nhưng khi Hitle chết thì cả thế giới vẫn còn dư âm sự tàn độc.
Khi
bà Đô Ca chết người ta đã nhớ đến cây kim và bàn tay của bà, người ta
khóc thương luyến tiếc về cuộc đời đã chịu nhiều khó khăn để lo cho
người khác được ấm lại.
Nhà
văn khôi hài người Mỹ Mark Twain đã tóm tắt ý tưởng về sự để lại di sản
sau cùng bằng câu nầy: "Chúng ta hãy nổ lực sống để khi chúng ta sắp
chết thậm chí kẻ lo tang sự sẽ lấy làm tiếc".
Câu 8 chép: "Dân Y-sơ-ra-ên khóc Môi-se trong ba mươi ngày tại đồng bằng Mô-áp.
Môise trung tín chạy xong cuộc chạy (Phục truyền luật lệ ký 34.1-12).
Di
sản của Môise không phải là một vận mệnh lớn lao, không phải là một
đống của cải mà là một đời sống hầu việc Đức Chúa Trời, một bằng chứng
còn mãi cho đến đời đời.
Đức
Chúa Trời sai ông lên "nơi đỉnh Phích-ga, đối ngang Giê-ri-cô". Ông đã
trèo lên đỉnh của nó cao gần 4.500 feet. Đây là kỳ công hoàn toàn dành
cho một người đã 120 tuổi. Ông biết rõ mình sắp lìa đời. Gánh nặng lãnh
đạo dân tộc đã được cất ra khỏi hai bờ vai người. Đây là bước chân cuối
cùng của chuyến hành trình của ông.
Một lẽ thật mầu nhiệm về Môise, ấy là một mình Đức Chúa Trời đã chủ trì cho tang lễ của ông. Câu 6 chép: "Đức Chúa Trời bèn chôn người trong trũng tại xứ Mô-áp".
Câu nầy cũng chép: "… cho đến ngày nay không có ai biết được mộ của người". Tại sao Đức Chúa Trời lại che giấu mộ địa của ông chứ? Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì Ngài không muốn dân Hêbơrơ lập một Mecca trên ngôi mộ đó. Ngài không muốn dân sự thực hiện những cuộc hành hương ở đó.
Một lẽ thật mầu nhiệm về Môise, ấy là một mình Đức Chúa Trời đã chủ trì cho tang lễ của ông. Câu 6 chép: "Đức Chúa Trời bèn chôn người trong trũng tại xứ Mô-áp".
Câu nầy cũng chép: "… cho đến ngày nay không có ai biết được mộ của người". Tại sao Đức Chúa Trời lại che giấu mộ địa của ông chứ? Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì Ngài không muốn dân Hêbơrơ lập một Mecca trên ngôi mộ đó. Ngài không muốn dân sự thực hiện những cuộc hành hương ở đó.
Chrysostom đã nói về Phao lô thế này: “ Cao ba cubit ( đơn vị đo ngày xưa, 1 cubit = 45,72cm) ông đã đụng đến bầu trời”
Dầu vóc người thấp, Phao lô là người khổng lồ về mặt thuộc linh.
Ti mô thê đã được bà ngoại, bà nội và mẹ mình để lại một di sản vô giá đó chính là đức tin.
Nếu
quí vị là cha mẹ và muốn để lại một di sản cho con cháu mình, quí vị sẽ
để lại điều gì? Tiền bạc, của cải? Hay điều gì khác? Phần lớn các bậc
cha mẹ đều muốn để lại một di sản cho con cái mình;
di
sản lớn nhất quí vị có thể để lại cho con cháu mình không phải là tiền
bạc hay tài sản. Di sản lớn nhất quí vị có thể để lại cho con cháu là
gương mẫu về sự tin kính.
* Phao lô đã để lại di sản của mình là 13 thư tín hai Mục sư trẻ và nhiều HT được Thành Lập
Phao
lô không nói ta đã giữ được căn hộ đẹp, với những tài sản giá trị, Phao
lô cũng là người đi ra thành lập Hội Thánh nhiều nhất – nhưng Phao lô
cũng không nói ta đã để lại nhiều HT nhất, ông cũng viết nhiều thư tín
nhất – nhưng Phao lô không nói ta đã để lại nhiều thư tín nhất.
Điều chúng ta cần để ý ở đây là: Ta đã giữ được đức tin.
Có
thể chúng ta cho rằng: một vị sứ đồ lẫy lừng như Phao lô mà chỉ nói
khiêm tốn rằng: giữ được đức tin sao? Ông là người làm cho người khác
lớn lên trong đức tin thì việc ông giữ đức tin thì có gì đâu mà khó.
Đây
là bài học nhắc nhở chúng ta rằng: Chúng ta cần rất cẩn thận để đánh
giá đức tin của mình, rất có thể chúng ta khiến người khác lớn lên trong
đức tin mà đức tin của mình thì bị mất mỗi ngày. Chúng ta hãy nghe Phao
lô nói: “e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng.” (ICo 9:27).
Phao
lô cảnh báo cho Ti-mô-thê về một số kẻ đã không cầm giữ đức tin và rồi
cuộc đời họ bị chìm đắm, bỏ Chúa, đánh mất Chúa: “ trong số ấy có
Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ” (ITi 1:19 )
Bạn
sẽ nói với một người khác nữa: “Xin trao cho tôi công việc làm ăn của
ông” “Xin trao công ty của ông cho tôi” “Xin trao mạng lưới của ông cho
tôi” “Hãy đưa cho tôi chiếc xe của ông” “Hãy trao ngôi nhà của ông cho
tôi” “Hãy trao bộ quần áo của ông cho tôi” “Hãy trao thị trường chứng
khoán của ông cho tôi” “Hãy trao bầy gia súc của ông cho tôi” “Hãy trao
nông trại của ông cho tôi” “Hãy trao gia đình ông cho tôi” “Hãy trao
những quyển sách của ông cho tôi”.
Bây
giờ, chúng ta đến với phần cuối của đời sống Êli ở trên đất: “Hai người
cứ vừa đi vừa nói với nhau, kìa, có một cái xe lửa và ngựa lửa” (câu
11). Đấy là những hình ảnh có tính cách quân sự. Mấy con ngựa và chiếc
xe là biểu tượng của chiến tranh.
Chúa Giê-xu khi về trời Ngài đã để lại 12 môn đồ, và thế giới được thay đổi từ 12 người ít ỏi này.
Điều
quan trọng là: chúng ta luôn có một gương để chúng ta học tập noi theo,
có điều chúng ta có phải là những con người nối liền giữa quá khứ và
tương lai không? Anh chị em có phải là những người thực sự đang tìm kiếm
những giá trị mang lại những thay đổi trong cộng đồng của mình không?
Bà ngoại và mẹ của Ti mô thê đã truyền cảm một đức tin sâu đậm vào đứa con và đứa cháu của mình.
Êtiên
đã có một sự hiện thấy về thiên đàng (Công Vụ các Sứ Đồ 7:55-56). Tôi
tin rằng đôi khi Đức Chúa Trời để cho chúng ta nghe được âm thanh của xe
ngựa đang chạy chậm đến để đưa chúng ta về quê hương.
Có nhớ phần tổng hợp của sứ đồ Phaolô không? Ông "lúc còn sống, làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời" (Công Vụ các Sứ Đồ 13.36).
ITi 6:12 12 Hãy vì đức tin mà đánh trận
tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì
đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến.
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét