GIỮ MÌNH KẺO BỊ TRÔI LẠC










Kinh Thánh: Hê-bơ-rơ 2:1-4
Nhập đề:
Thật tạ ơn Chúa, vì sáng nay tôi được cơ hội thờ phượng Chúa chung với Hội Thánh Chúa ở đây, Tôi nhớ câu châm ngôn của người Nhật có nói rằng: " Nếu người ta ngồi ba năm trên một tảng đá thì tảng đá đó cũng sẽ nóng".
Thư tín Hê-bơ-rơ là một quyển sách vô danh. Sự vinh hiển của Đấng Chrits chiếu sáng qua từng trang sách.
Chủ đề trung tâm của sách Hê-bơ-rơ, ấy là Chúa Cứu Thế vô cùng cao trọng và Ngài là con đường duy nhất để con người có thể đến được với Đức Chúa Trời.
Thư tín Hê-bơ-rơ kêu gọi các độc giả phải hướng đức tin vào Chúa Cứu Thế. Chẳng ai thoát được sự trừng phạt của Đức Chúa Trời, nếu người ấy tỏ ra dửng dưng với sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế đã ban cho.
Tác giả của thư tín Hê-bơ-rơ cảnh cáo những Cơ Đốc Nhân trong thế kỉ thứ nhất là: hãy cẩn thận, hãy giữ e kẻo bị trôi dạt khỏi Đấng Christ, hãy bám neo vào Đấng Christ, và đừng để bị lôi kéo đi ra xa khỏi Ngài.
Và đây cũng là lời cảnh cáo cho tất cả chúng ta trong thời đại thời nay, sáng nay chúng ta  nhìn vào chính con người bên trong của mình, tâm linh chúng ta đang mòn mỏi, đầy sự trống rỗng, chúng ta hãy tự hỏi chính mình rằng: Tôi có đang bị trôi dạt khỏi Đấng Christ không?
Vào thế kỷ thứ nhất những tín hữu người Hê-bơ-rơ đã xây khỏi Đấng Christ sau khi đã tin nhận Ngài, vì có nhiều áp lực và bắt bớ chống lại các Cơ Đốc Nhân Do Thái. Họ bị kỳ thị khi đi xin việc và đã không xin được việc làm. Họ đã bị kỳ thị trong nền giáo dục. Con cái họ không được đến trường. Đôi khi họ không được mua hàng hóa từ những cửa hàng địa phương.
Để được nhận lại vào cộng đồng Do Thái, tín đồ Cơ Đốc Hêbơrơ phải vẽ hình thập tự giá trên mặt đất, đổ huyết lên trên rồi dẫm nát dưới chân. Làm vậy chứng tỏ người ấy chối bỏ huyết và thập tự giá của Đấng Christ. Về điều này, sách Hêbơrơ đã viết: “Vậy nên, chúng ta càng phải giữ vững lấy điều mình đã nghe, e kẻo bị trôi lạc chăng.
Ngày nay chúng ta nhìn ra xung quanh, sự trôi dạt khỏi Đấng Christ xảy ra khắp mọi nơi. Trôi dạt khỏi Đấng Christ đang là một sự đe dọa, nguy hiểm của các con cái Chúa. Người ta đang dần lìa bỏ Chúa, lìa bỏ Lời Chúa để đi theo lòng mình muốn và mắt mình ưa thích.
Đây cũng là lời cảnh báo của sứ đồ Phao lô khuyên Mục sư trẻ Ti mô thê rằng: “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, các cơ đốc nhân sẽ ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, 5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó.”
Biết bao người tin theo Chúa nhưng đời sống chẳng có thêm chút gì khác hơn dân ngoại, họ ngã theo bóng dáng xiêu vẹo, đi trong vết đổ của chàng trai trẻ đã hơn một lần bỏ nhà Cha ra đi.
Nhìn vào đời sống của vua Salômôn ngày xưa có chép trong 1 Các Vua 11:1-14 cũng bị trôi lạc dần vào sự đam mê đàn bà và bị dụ dỗ đi theo các tà thần khác – “Ngoài con gái của Pha-ra-ôn, vua Sa-lô-môn lại còn thương mến nhiều người nữ của dân ngoại: tức là người Ê-đôm, Si-đôn, và Hê-tít. 2 Chúng nó thuộc về các dân tộc mà Đức Giê-hô-va có phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng: Các ngươi và chúng nó giao thông với nhau; vì chúng nó hẳn sẽ quyến dụ lòng các ngươi hướng theo các thần chúng nó. Sa-lô-môn trìu mến những người nữ ấy. 3 Người có bảy trăm hoàng hậu, và ba trăm cung nữ; chúng nó bèn làm cho người trở lòng. 4 Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người.”
Ngày này có biết bao nhiêu con cái Chúa bị trôi lạc: họ bỏ nhóm một tuần thấy lòng bị cáo trách nặng nề, bỏ nhóm 2 tuần thấy còn khó chịu một chút, bỏ nhóm 3 tuần thì bắt đầu có những lý do để bào chữa, rồi bỏ nhóm 4 tuần thì lương tâm bị chai lì coi như không có chuyện gì đáng chú tâm nữa.
Phao lô có một bạn đồng công trong khi truyền giáo, người bạn ấy theo gót Phao lô đến thành phố Cô-lô-se, đến Phi líp người đó tên là Đê-ma, nhưng chẳng bao lâu sau Đê ma đã lìa bỏ Phao lô vì cớ ham hố đời này.
Đây chính là hình ảnh của Cơ Đốc Nhân Hê-bơ-rơ thời xưa, và thời nay, ban đầu họ rất yêu mến công việc Chúa, nhưng họ đã không giữ biên cương của tấm lòng khỏi những điều thuộc về thế gian này. Họ đã bị sa ngã, chìm đắm, vội lìa bỏ Đấng Christ.

Theo Louis H. Evans Jr., cụm từ “e kẻo trôi lạc chăng” theo nghĩa bóng trong tiếng Hy lạp nó có nghĩa là: “Trôi lạc” có thể giống như hiện tượng bốc hơi. rò rỉ· chậm chạp, nhỏ từng giọt, nhỏ từng giọt, nhỏ từng giọt, cho tới chừng không còn chi nữa. Những việc thuộc về Đức Chúa Trời mà chúng ta không chịu chú ý đến, chúng từ từ bốc hơi ra khỏi đời sống chúng ta. “Trôi lạc”
Theo tiên tri Ha-ba-cúc cảnh báo, chúng ta không được xem thường những con chồn nhỏ phá hại vườn nho.
Chúng ta phải nhớ sự dâng hiến tiền bạc cũng là thước đo của tấm lòng yêu Chúa, nếu chúng ta trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn, nếu chúng ta bất nghĩa trong việc nhỏ thì cũng sẽ bất nghĩa trong việc lớn.
Câu chuyện về một con chim đại bàng đang bay trên cao kiếm thức ăn, thấy một con thỏ rừng đang bối rối chạy trên một mảng tuyết lớn trôi nhanh trên một bờ suối. Chim liền bay ngay xuống giết và đứng trên mảnh tuyết đó rỉa thịt con thỏ rừng ăn. Nhìn tới phía trước, chim đại bàng thấy một thác nước lớn, nhưng vẫn còn ở đằng xa, và rồi nó cứ đứng yên ở trên tảng tuyết trôi đó thảnh thơi ăn thịt thỏ. Khi tảng tuyết trôi đến gần thác nước, con chim đại bàng muốn tung cánh bay lên, nhưng ngờ đâu 2 bàn chân của nó đã bị lún sâu vào tuyết mà nay đã đông lại thành đá, vì sức ấm của 2 chân đã làm chảy tuyết ra. Thế là chim bay lên cao không được, đành phải cùng với tảng đá tuyết rơi xuống vực thác nước chết mất. Chim đại bàng chết vì không ngờ tuyết đã đóng thành đá, bám chặt vào 2 chân nó, và ỷ y thác nước còn xa, cứ thảnh thơi ăn thịt thỏ trôi lạc trên giòng nước.
Tàu Titanic trước ngày vượt đại dương.
Thuyền trưởng Smith là người đầy kinh nghiệm. Ông từng điều khiển tàu Olympic. Ông có bằng thuyền trưởng cao nhất: Extra Master's Certificate do Hải quân Hoàng Gia Anh cấp. Lúc đó trên thế giới chỉ có 3 người giành được mà thôi.
Cũng vào thời điểm đó, Blanche Marshall, một phụ nữ người Anh cùng chồng đang hưởng tuần trăng mật trên đảo Wight (the Island of Wight). Khi con tàu Titanic đi qua đảo, đôi vợ chồng trẻ quyết định đi xem con tàu. Ngay khi nhìn thấy con tàu Titanic xuất hiện từ xa, Blanche bất ngờ kêu lên: "Con tàu sẽ không đến được Mỹ, nó sẽ bị chìm! Tôi đã trông thấy nó. Hàng trăm người sẽ bị chìm xuống làn nước đóng băng! Đừng để họ chết!". Khi đó, người ta đã cho rằng cô bị điên.
Một con thuyền bị trôi lạc khi vị thuyền trưởng bất cẩn, vô trách nhiệm.
Có vô số những lí do làm chúng ta trôi dạt khỏi Đấng Christ, chúng ta không thể liệt kê, tỉ mỉ, chi tiết những nguy cơ, hiểm họa của một đời sống trôi dạt khỏi Đấng Christ. Nhưng chúng ta dựa vào Lời Chúa sách Hê-bơ-rơ 2.
Chúng rút ra hai nguyên nhân chính khiến một đời sống trôi dạt khỏi Đấng Christ.
I/. Xem thường, thờ ơ, quen thuộc sự cứu rỗi ( Câu số 3)
Chúng ta xem thường sự cứu rỗi, chúng ta không còn thấy sự cứu rỗi là quan trọng nữa.
mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? - là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta,”
Chữ “Trễ nải” khi đem so sánh với với 10 bản Kinh Thánh khác thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn, sáng hơn.
Trễ nải không chỉ là chậm chạp, những bản Kinh Thánh khác dịch là xem thường, thờ ơ.
Khi chúng ta tin Chúa khoảng 20 năm rồi thì chúng ta thấy Lời Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh trở nên nhàm chán,
Mình đã nghe bao nhiêu bài giảng rồi, và mình nói mình biết hết Lời Chúa rồi, và mình thấy không còn nóng cháy nữa, mất sự tin kính.
  • Sáng Chúa nhật hơi lạnh một tý, hơi mưa một tý thì thôi chùm chăn, nằm ngủ sướng hơn.
Khi một người tin Chúa thì mọi sự trở lên mới, hăng hái làm chứng, hăng hái học Lời Chúa, hăng hái đi thờ phượng Chúa.

Mua xe mới chúng ta ngửi mùi áo mới, xe mới nó chạy rất êm, rất thích khoe với mọi người, ba bốn năm sau nó không còn mới nữa, nó không còn háo hức nữa.
Một số cơ đốc nhân cũng vậy, họ trôi lạc không còn háo hức, ham thích đọc Lời Chúa nữa.
Một trong những cuộc hôn nhân đã bị đổ vỡ, vì họ coi thường người bạn đời, họ thấy chán người bạn đời, xem thường, coi thường người bạn đời của mình, thấy người bạn đời không còn hấp dẫn nữa khiến họ lạnh nhạt, xa lánh nhau.
Ngồi ăn mà không biết nói gì với nhau, chỉ có người thôi mà không có tương giao với nhau, không nói chuyện gì hết.
 hôn nhân đổ vỡ vì tình yêu ban đầu họ đã lìa bỏ
Đây là mối quan hệ với God, Ngài vẫn yêu chúng ta như tình yêu ban đầu. Ngài không xa cách chúng ta, Ngài không lạnh nhạt chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy lạnh nhạt là vì chúng ta chứ không phải do Ngài, Chúa vẫn còn đứng đó, Chúa không có trôi lạc , chính con người đã bị trôi lạc. Đó là điều Chúa kêu gọi họ trở lại với Chúa, ăn năn với Chúa, hãy đến gần Ngài, Ngài vẫn yêu chúng ta, làm mới lại tình yêu ban đầu.
Họ thấy sự cứu rỗi cảm thấy không có ý nghĩa nữa, cầu nguyện cũng nhàm chán, đi nhóm thì cảm thấy mệt mỏi và họ nghĩ: Thôi ở nhà cũng có Chúa nên cứ ở nhà khỏi đi nhóm.
Câu chuyện: Mục sư thăm cậu bé bỏ nhóm
Châm ngôn nói: lửa tắt tại thiếu củi.
 Khải 2:14
Bỏ sự kính mền ban đầu, hãy nhớ lại các ngươi sa sút từ đâu
Hãy ăn năn, từ bỏ và làm lại từ đầu, Ngài kêu gọi họ trở lại.
Đừng trôi lạc tình yêu ban đầu
Châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững.
Đây là phần thách thức để chúng ta trở thành một môn đệ...
Đây là sự thách thức để chúng ta theo đuổi Chúa...

II/. Không chú tâm vào Lời Chúa ( Câu số 1)
He 2:1   1 Vì thế, chúng ta càng phải chú tâm hơn nữa vào những lời đã nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất. [GKPV]
Đây là mà tác giả kêu gọi những người đã tin Chúa rồi, chúng ta phải chú tâm, đặt tâm trí vào những gì mình đã nghe.
Trong Kinh Thánh có người chú tâm, chịu, nghe lấy đạo, nhưng ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh. Đó là người Bê-rê.
Công vụ 17:10

Chữ : “ Giữ” ở đây là chỉ tiếp nhận, dấu kín, mà là thực hành, vâng lời, bước đi theo những gì mình đã tin, đã nghe.

 Chúa Giê xu truyền phán sự cứu rỗi, Ngài giảng dạy và Ngài thực hành trên thập tự giá.
Nếu làm Mục sư mà lười biếng trong việc học Lời Chúa thì chúng ta đang bị trôi lạc...
Nếu chúng ta giảng mà không làm gương Phúc âm thì chúng ta đang bị trôi lạc..
Chúng ta để cho tội lỗi len lỏi vào đời sống mình thì chúng ta..
Nếu chúng ta đang ăn trộm, nếu chúng ta đang phạm tội tình dục, nếu chúng ta không thực hành Lời Chúa thì chúng ta đang bị trôi lạc.







Vào thế kỷ thứ tư, tại thành Antioche, có một nhà chí sĩ Jean Chrysostome. Ông này có tài hùng biện, ai cũng khen ngợi. Không những ông được thiên hạ hoan nghênh khen chuộng cái tài hùng biện của ông, mà lại còn cảm phục tâm chí vững vàng và tánh tình cao thượng của ông nữa. Tánh cương trực của ông khiến Hoàng đế ở Constantinople ác cảm với ông, vì ông thường hay khuyên can và cũng chỉ trích những tội lỗi của vua. Hoàng đế Arcadius căm tức ông lắm, thường kiếm phương để báo thù ông cho bỏ ghét. Các triều thần hiệp ý với vua, cũng muốn trừ ông, nên có một người hiến kế rằng: -Xin hãy đem đày hắn ra một nơi u tịch nào đó trong sa mạc Thébaide, thì không còn ai nghe tiếng hắn nói nữa. -Xin tịch biên hết sản nghiệp của nó, để nó phải chịu nghèo đói. Một triều thần khác lại tâu: -Xin hãy giam y vào ngục tối cho y chết rủ. Người thứ ba tâu: -Bệ hạ há chẳng có quyền sanh sát nó sao? Xin phán một lời thì đầu nó sẽ rơi xuống đất, lời tâu của một viên quan rất ghét nhà hùng biện. Sau rốt đến một viên quan cận thần, ra dáng mưu sĩ, đến gần bên vua mà tâu rằng: “Nãy giờ hạ thần nghe các quan hiến kế thảy đều sai lầm hết, vì các quan không biết rõ người nầy. Đem đày chăng? Nhưng đày làm sao cho người đó cách xa Đức Chúa Trời của hắn được? Vì Jêsus là Chúa của người đó thường ở mọi nơi với người. Tịch biên hết sản nghiệp chăng! Chính nó đã lấy hết của cải mà phân phát cho kẻ nghèo từ lâu rồi. Giam nó vào ngục tối chăng? Làm điều đó tức là cho nó có nhiều thì giờ ở riêng mà đến gần Đức Chúa Trời. Mà nếu lên án xử tử nó, thì tức là mở của trời cho nó vào vậy. Kẻ hạ thần xin hiến một kế rất thần diệu là: “Nếu muốn hình phạt người này một cách rất nặng đối với nó, không gì bằng ép nó phạm tội lỗi. Đó là sự hình phạt đau đớn nhất cho nó, vì nó không sợ bị đày, không sợ nghèo cực, không sợ đau khổ mà cũng không sợ chết; song chỉ sợ nhất là sự phạm tội lỗi.” Đó là điều đáng sợ của ông Jean Chrysostome. A. M.
Cách đây 99 năm, tàu Titanic đã chìm dưới lòng Bắc Đại Tây Dương. Kể từ đó, "chỉ có Chúa Jesus và những cuộc nội chiến mới được nhắc đến"- một nhà sử học ở Harvard đã châm biếm. Trong gần 200 đầu sách, những bộ phim và tài liệu, cả một bộ phim cùng tên có doanh thu cao nhất mọi thời đại, các nhà sử học, khoa học và những người say mê tàu Titanic vẫn còn tranh cãi kịch liệt về nguyên nhân thực sự khiến con tàu chở khách lớn nhất này chìm sau 2h40’ vì đâm vào tảng băng trôi làm 1.522 hành khách thiệt mạng.
Có người thuật truyện ngụ ngôn về con dang và con sếu. Con dang mỹ miều đậu ở bên ao, là nơi chim sếu đang lội để mò ốc. Sếu nhìn dang một lúc bằng cặp mắt lạ lùng, bỡ ngỡ, rồi hỏi: -Anh ở đâu đến? -Tôi từ thiên đàng xuống đây. Dang đáp. -Thiên đàng ở đâu? -Thiên đàng! Thiên đàng! Anh không hề nghe nói về Thiên đàng sao? Đoạn, con chim mỹ miều bắt đầu giải tỏ vẻ cao sang của thành phố đời đời. Nào đường bằng vàng, cửa và vách làm bằng đá quí, nào sông nước sống trong như pha-lê, trên bờ mọc cây trổ lá chữa lành muôn dân. Dang dùng những danh từ hùng hồn, cố mô tả những người ở thượng giới, nhưng chẳng gợi cho Sếu ham thích nơi ấy chút nào. Rốt cuộc Sếu hỏi: -Thiên đàng có ốc không? -Ốc à! Không! Chắc hẳn không có. Cứ mò mẫm theo dọc bờ ao bùn lầy, Sếu nói: -Vậy anh cứ ở thiên đàng. Tôi muốn ăn ốc! Truyện cổ tích này bao hàm một chân lý sâu nhiệm. Biết bao bạn thanh niên được Đức Chúa Trời ban đặc ân, là có một gia đình theo đạo Tin Lành. Nhưng họ xây lưng bỏ gia đình, đi tìm ốc. Biết bao bậc nam nhi hi sinh vợ con, nhà cửa và hết trảy mọi sự để được ỐC tội lỗi. Biết bao khách quần thoa cương quyết xây bỏ tình yêu thương của cha mẹ và của gia đình để đến lúc quá muộn mới học biết rằng mình vì ỐC mà mất thiên đàng. -D. L. Moody-

Related Posts

0 nhận xét