Sự Cầu Nguyện Thay




Kinh Thánh: Ê-sai 62

I/. Sự cầu thay xuất phát từ tình yêu (62:1; 6,7)
Đọc Kinh Thánh:
Ê-sai đã xuất phát sự cầu nguyện của mình là vì yêu dân tộc, Ê-sai đã cầu nguyện thay vì sự nặng lòng đối với dân tộc.
Ê-sai không ích kỷ chỉ biết lo cầu nguyện cho mình, cho nhu cầu của mình,  nhưng cho toàn thể dân Chúa.
Đôi lúc sự cầu nguyện của chúng ta là một việc làm nhiều khi máy móc, chiếu lệ hay nhàm chán. Chúng ta cầu nguyện khi gặp khó khăn, đau ốm, hay bế tắc trước một tình cảnh nào đó. Và chúng ta chỉ cầu nguyện cho những gì liên quan đến mình mà thôi.
Lòng yêu nước của sứ đồ Phao lô Rô-ma 9:1-3 & Rô-ma 10:1
Phao-lô bày tỏ mối quan tâm của ông đối với các “anh em” là người Do Thái của ông bằng cách bảo rằng ông sẵn sàng nhận lấy sự trừng phạt thay cho họ, nếu điều đó có thể cứu được họ. Phao lô bày tỏ một tình yêu sâu đậm.
Phao lô cầu nguyện không xuất phát từ lòng thù hận, mặc dầu chính quyền thời đó đã gây nhiều áp bức, khống chế, làm tan nát con cái Chúa nhưng ông không cầu nguyện để Chúa tiêu diệt đi mà ngược lại. Đây cũng là tấm lòng yêu thương của tiên tri Ê-sai.
Trên thập tự giá, Chúa cầu nguyện cho những người giết Ngài, "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết điều mình làm."
Vị thánh tử đạo đầu tiên là Ê-tiên trước khi chết đã cầu nguyện cho những người giết ông (Công-vụ các Sứ-đồ 7:60).
Trong phúc âm Mat 5:44   Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi.
Chúng ta cầu nguyện cho kẻ bắt bớ bị tai nạn ư? Bị gãy chân ư? Đi đứng bị ngã ư? Không chúng ta không bao giờ cầu nguyện như vậy cả.
Trong Phúc Âm Lu 6:28   chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình.”
Bằng cách dạy chúng ta đừng ăn miếng trả miếng, Chúa Giê-xu ngăn ngừa chúng ta tự giành quyền cầm lấy cán cân luật pháp. Bằng cách yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù.
Trong sách Rô-ma 12:21 “ Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.”
Chúng ta quan tâm đến mức độ nào đối với những người chưa biết Đấng Cứu Thế? Bạn có sẵn sàng hi sinh thì giờ, tiền bạc, sức lực, tiện nghi và sự an toàn của mình để được thấy họ đến với Chúa Giê-xu và tin Ngài không?
Đức Chúa Trời đã vì yêu chúng ta mà Ngài đã ban Chúa Cứu Thế Giê-xu xuống thế gian, vì cớ Cứu Chúa yêu thương chúng ta mà Ngài đã trở nên của lễ hy sinh chết cách đau đớn trên cây thập tự.
Phao-lô viết trong thư Ro 5:8
   Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.”
Co 1:21-22   21 Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình,
Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên liên tục phạm tội chống nghịch và đi ngược lại ý muốn của Chúa nhưng ông đã không làm thinh. Vì tình yêu dân tộc nên ông đã cầu thay.
Sau khi thi hành xong sứ mạng cứu rỗi con người, Chúa Giê-xu đã thăng thiên về trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cầu thay cho con cái Ngài (Rô-ma 8:34).
Áp-ra-ham đã cầu thay cho Sô đôm và Gô-mô-rơ.
Chúng ta thường cầu nguyện thay cho người mọi người không? Chúng ta có thường cầu nguyện bằng tình yêu thương không?
Thánh Phao lô đã nói với Ti-mô-thê người con thuộc linh của ông rằng: Phải cầu nguyện cho mọi người.
Tiên tri Ê-sai nói lên gánh nặng và sự cưu mang của mình khi ông nói: Es 62:1   1 Vì lòng yêu Si-ôn và mến Giê-ru-sa-lem, nên Ta không ngớt cầu thay và kêu xin cho nó cho đến khi nào nó tỏa rực ánh sáng công chính và vinh quang cứu độ. [HĐ]
“Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, đặng xây lại tường thành, vì đất mà đứng chỗ sứt mẻ trước mặt ta, hầu cho ta không huỷ diệt nó, song ta chẳng tìm được một ai”
(Ê-xê-chi-ên 22:30)
 
Chúng ta không chịu cầu thay vì chúng ta tin rằng sự bận rộn của cuộc sống mỗi ngày quan trọng hơn sự cầu nguyện.
Chúa Giê-xu đã khóc vì thành Giê-ru-sa-lem khi Ngài cầu thay cho nó (Ma-thi-ơ 23:37). Nếu chúng ta thật sự có tình yêu của Chúa trong lòng mình, chúng ta sẽ cảm thấy được thúc giục để cầu xin Đức Chúa Trời thay cho những người sắp đối diện với sự đoán phạt hầu đến của Ngài.
+ vì lòng yêu mến dân tộc cho nên ta không ngớt cầu thay.
Xem Kinh Thánh: Ca Thương 1:16; 2:11;18-19
Hỡi Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Giê-hô-va, chớ có nghỉ ngơi chút nào. 7 Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giê-ru-sa-lem và dùng nó làm sự ngợi khen trong cả đất! ( Ê-sai 62:6-7)
II/. Mục đích của sự cầu thay ( 62: 1b-2)
Chúng ta thường nói đến và cầu thay cho những nhu cầu cơm ăn áo mặc, việc làm, nhà cửa , con cái, hạnh phúc, tài chính. Chúng ta thường cầu nguyện cho sự phồn thịnh và những nhu cầu thuộc thể. Nhưng Chúa Giê-xu đã cảnh báo rằng: dù cho thuộc thể có sáng thì tâm linh họ vẫn tối tăm mà thôi.
Mục đích mà Ê-sai nhắm đến trong sự cầu thay của mình cho dân tộc là: Sự công bình và sự cứu rỗi.
Và đây cũng là điều quan trọng và trước nhất mà Chúa Giê xu đã phán dạy trong Phúc Âm Mat 6:33   33 Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.
Điều mà Ê-sai quan tâm không phải là ăn gì? Uống gì? Mặc gì? Mà sự công bình của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài dân tộc của ông.
+ Công bình là gì? CÔNG BÌNH, hay CÔNG CHÍNH
Tiếng Hy-bá-lai sedeq có thể xuất xứ từ một gốc từ tiếng Arap có nghĩa là “sự ngay thẳng” hoặc không làm Đức Chúa Trời phiền lòng, không bị pha tạp, thuần khiết, tinh sạch (Mat 10:16, Phi 2:15);
Ê-sai nói ông sẽ chẳng an nghỉ, ngừng nghi trong việc cầu thay cho đến chừng dân tộc của mình đem: sự công bình nó rực rỡ như sự sáng, và sự cứu rỗi nó chói lòa như ngọn đèn”
Đây là hành động nghiêm túc, đây là một sự kết ước, đây là thái độ cấp bách và liên tục của tấm lòng vị tiên tri của Đức Chúa Trời.
Trong sách Khải Huyền 14:6-7  Điều ấy đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ khác bay giữa trời, có Tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc.”
Chúng ta thấy ngay cả các thiên sứ cũng bay để rao truyền tin lành, chúng ta đừng trần chừ, do dự, lưỡng lự trong việc rao giảng Tin Lành của Chúa. Đừng an nghỉ cho đến khi sự cứu rỗi được rao báo.
Thánh Phao-lô nói lên tâm trạng và sự nóng lòng, hun đúc trong tâm linh của ông:
ICo 9:16   16 Ví bằng tôi rao truyền Tin lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin lành, thì khốn khó cho tôi thay.
ICo 9:16   16 Tôi chẳng có gì mà khoe khi công bố Phúc âm, vì đó là bổn phận tôi. Không chịu công bố Phúc âm là một thảm hoạ cho tôi. [HĐ]
ICo 9:16   16 Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng ! [GKPV]
Tiên tri Giê-rê-mi cũng có cùng tâm trạng và sự thúc dục mạnh mẽ ở con người bên trong khi ông nói trong Gie 20:9 “Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa.
Khi không rao giảng về Ngài chỉ trong khoảnh khắc thôi thì trong lòng Giê-rê-mi như có lửa đốt bên trong xương, ông không thể nén kìm hãm lại được, ông không thể chịu được khi ông nìn lặng.
Khi nào thông điệp hằng sống về sự tha tội của Đức Chúa Trời trở thành như lửa đốt xương cốt bên trong chúng ta, chắc chắn chúng ta cũng sẽ buộc phải chia sẻ nó với nhiều người khác bất chấp mọi hậu quả.
Ê-sai sẽ chẳng an nghỉ, ngừng nghỉ, yên bình cho đến khi sự cứu rỗi của Chúa được rực rỡ và chiếu sáng chói lòa ra các dân tộc.
Thưa HT, HT đang chết dần chết mòn trong việc im lặng, HT đang chết dần khi không còn có gánh nặng nào về linh hồn tội nhân chưa được cứu? Lúc này, HT cần phải trở lại và hãy kêu to lên đừng rứt, hãy rao bảo tội lỗi dân ta cho đến chừng chúng ta trở lại với tấm lòng mạnh dạn chia sẻ Phúc âm cho Chúa.
HT đang ngủ mê trong thế gian, HT như đèn tắt giữa đêm đen, hãy vùng dậy, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi/. HT như mất mặn của mình rồi, đối với người thế gian nhìn chúng ta như muối đã mất mặn rất nhạt nhẽo.
Trong tân ước nói cho chúng ta việc truyền bá, rao giảng tin lành cứu rỗi của Chúa Giê-xu không chỉ bằng lời nói; ngôn ngữ mà thôi, nhưng điều quan trọng mà Chúa Giê-xu muốn con dân của Chúa chia sẻ, rao giảng phúc âm bằng chính đời sống đạo của mình.
Chúa Giê-xu phán rằng: Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: 15 Cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. 16 Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Mat 5:14)
Chúng ta có thể nào giấu được một thành phố được xây trên một đỉnh đồi không? Đêm đến, đèn đuốc của nó sẽ được nhiều người cách nó nhiều dặm; nhìn thấy. Nếu chúng ta sống cho Chúa Cứu Thế, chúng ta sẽ chiếu sáng như những ánh đèn vậy; chúng ta chứng minh cho nhiều người khác thấy Chúa Cứu Thế như thế nào.
Chúng ta che giấu ánh sáng của chúng ta bằng cách
1. Im lặng khi đáng lẽ phải nói ra. (Mat 10:32 )
2. Chối bỏ ánh sáng. (Gi 12:36;46; Giăng 3:19 )
 3. Để cho tội lỗi làm lu mờ ánh sáng của chúng ta. (Mat 23:3 ; Ro 15:18   Vì tôi chẳng dám nói những sự khác hơn sự mà Đấng Christ cậy tôi làm ra để khiến dân ngoại vâng phục Ngài, bởi lời nói và bởi việc làm, ( chú ý: Lời nói và việc làm)
Phao-lô khẳng định rằng ông không chỉ công bố Phúc âm của Chúa Cứu Thế Giê-xu bằng lời nói của mình thôi đâu mà bởi việc làm của ông nữa. Nếp sống đạo là gương sáng là cách rao giảng Phúc âm tốt nhất, ảnh hưởng nhất.
Nếu đời sống của chúng ta có Phúc Âm mà không sống xứng đáng với đạo Tin Lành thì khác nào lấy thùng úp nên cái đèn, khác nào muối mất mặn bị người ta khinh thường, dẫm đạp.
Chính vì lẽ đó mà Phao lô đã nói cách rất mạnh mẽ cho các con dân Chúa tại thành Phi-líp rằng:   Duy anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với đạo Tin lành của Đấng Christ, để hoặc khi đến thăm anh em, hoặc khi vắng mặt, tôi cũng biết rằng anh em một lòng đứng vững, đồng tâm chống cự vì đức tin của đạo Tin lành, phàm sự chẳng để cho kẻ thù nghịch ngăm dọa mình:”  ( Phi 1:27)
Hãy làm một ngọn đèn báo hiệu cho chân lý - xin đừng che ánh sáng của bạn đối với số người còn lại của thế gian.
Đừng sống mò mẫm trong đêm tối nữa, vì Phao lô cũng kêu gọi: Ro 13:12   12 Đêm đã khuya, ngày gần đến; vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng.
ITi 2:4   4 Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật.
Kh 14:6   6 Điều ấy đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ khác bay giữa trời, có Tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc.
Kh 15:4   4 Lạy Chúa, ai là kẻ không kính sợ và không ngợi khen danh Ngài? Vì một mình Ngài là thánh, mọi dân tộc sẽ đến thờ lạy trước mặt Ngài, vì các sự đoán xét Ngài đã được tỏ ra.
 Chúng ta cứ thường cho rằng: Đạo của Chúa có ít người. Nhưng trên thiên đàng có mọi dân tộc, mọi nước, mọi chi phái, mọi thứ tiếng sẽ đến thờ lạy trước mặt Ngài.
Lời kêu gọi dành cho dân sự ( 62:10)
Es 62:10   10 Hãy đi ra! Đi ra các cổng thành dọn đường cho dân Ta trở về. Hãy đắp các thông lộ cho cao, san bằng các vầng đá chướng ngại, giương cao lá cờ trên các dân tộc. [HĐ]
Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta! 4 Mọi nơi sủng thấp sẽ được cao lên; mọi núi mọi gò sẽ bị hạ xuống: các nơi gập ghềnh sẽ làm cho bằng, các nơi dốc hãm sẽ làm thành đồng nội. 5 Bấy giờ sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra, và mọi xác thịt đều sẽ xem thấy; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán vậy. ( Ê-sai 40:3;)
14 Người sẽ nói rằng: Hãy đắp đường, hãy đắp đường! Hãy ban cho bằng! Hãy cất lấy sự ngăn trở khỏi đường dân ta! ( Ê-sai 57: 14)
+ bỏ hết đá:
Mat 3:3   3 Ấy là về Giăng Báp-tít mà đấng tiên tri Ê-sai đã báo trước rằng:
Có tiếng kêu trong đồng vắng:
Hãy dọn đường Chúa,
Ban bằng các nẻo Ngài.
Cũng như Ê-sai, Giăng là một nhà tiên tri, khuyến giục dân chúng xưng nhận tội lỗi của họ và sống cho Đức Chúa Trời. Cả hai nhà tiên tri này đều dạy rằng bức thông điệp về sự ăn năn là tin mừng, tin lành, cho những ai chịu lắng nghe và muốn được tình yêu thương sẵn sàng tha tội của Đức Chúa Trời chữa lành cho mình;
Chúng ta có thể “dọn đường cho Chúa” bằng cách sửa lại các quan niệm sai lầm có thể ngăn trở người ta đến gần Chúa Cứu Thế. Một người quen biết nào đó của bạn có thể được giới thiệu để liên hệ với Chúa Cứu Thế. Bạn có thể làm gì để dọn đường cho người ấy?
Trong Kinh Thánh
Sự giả hình cũng giống như đá ngăn trở
Mat 23:13   13 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở.
Đá ....là tội lỗi:
ITe 2:16   16 ngăn trở chúng tôi giảng dạy dân ngoại cho được cứu, lại hằng đầy dẫy cái lượng tội lỗi mình. Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sau hết đã đến trên họ.
Ga 5:7   7 Anh em chạy giỏi; ai đã ngăn trở anh em đặng không cho vâng phục lẽ thật?
ITe 2:16   16 ngăn trở chúng tôi giảng dạy dân ngoại cho được cứu, lại hằng đầy dẫy cái lượng tội lỗi mình. Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sau hết đã đến trên họ.
Đá cũng có thể là những rễ đắng
He 12:15   15 Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.
+ dựng cờ xí ( sự chiến thắng)
III/. Kết quả của sự cầu thay
1/.  Được Đức Giê hô và đặt cho tên mới ( 62:2b)
+ người ta đã gọi cơ đốc nhân là cơ rê tiên
+ những người được đổi tên
Mục đích của việc đổi tên nói lên:
Đời sống mới, con người mới, lời nói mới, tâm trí mới.
2/.  Được nhấc cao lên và được làm cho đẹp đẽ mọi người đều nhìn thấy ( 62:3)
Ngày trước khi chưa tin Chúa: Chúng ta là những kẻ chẳng ra chi, bị vùi dập trong nhiều những thói hư và việc làm ác. Nhưng sau khi tin Chúa được Ngài biến đổi và trở thành giống như Mão triều thiên đẹp đẽ.
Ngài nhìn chúng ta hoàn toàn khác.
Trong câu 4 Ngài gọi chúng ta là kẻ ưa thích vậy



Related Posts

0 nhận xét