Sự Vinh Hiển Không Còn Nữa
Sự Vinh Hiển Không Còn Nữa
Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 4
Đồng
đô-la Mỹ, là tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ, nhưng từ lâu, cũng đã trở
thành tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong các công việc giao dịch và
chuyển ngân quốc tế. Trong năm 1995, có trên $380 tỷ đô-la Mỹ được luân
chuyển khắp thế giới, với khoảng 2/3 món tiền này nằm ngoài nước Mỹ.
Mười năm sau đó, tức năm 2005, số lượng Mỹ kim tăng gấp đôi, lên đến
$760 tỷ, với khoảng 2/3 nằm ngoài Mỹ.
Bên
cạnh vị trí đương kim vô địch trên thị trường đang được toàn cầu hóa,
thì đồng đô-la Mỹ có một đặc điểm khác nổi bật. Đó là trên tất cả những
tiền kim loại hay tiền giấy của Hoa kỳ, luôn luôn có ghi một hàng chữ
vô cùng nổi tiếng “In God We Trust”,
xin được tạm dịch là “Chúng Tôi Tin Cậy Vào Thượng Đế”. Người dân Mỹ
muốn bày tỏ lòng tin tưởng của họ vào Thượng Đế, ủy thác vận mệnh quốc
gia vào tay của Thiên Chúa toàn năng. Vì sự tin cậy này mà Hiệp Chủng
Quốc Hoa Kỳ, kể từ ngày chính thức lập quốc 4.7.1776 cho tới ngày nay,
mặc dầu trải qua bao nhiêu thử thách, vẫn đương là một siêu cường quốc
bậc nhất thế giới.
Sau
khi cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ chấm dứt vào năm 1865, nhiều công dân
Hoa Kỳ đã đề đạt với bộ Ngân Khố Quốc Gia công nhận Thiên Chúa trên
những đồng tiền. Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ, ông Chase đã gởi văn thư
chính thức đến Tổng Giám Đốc Sở Đúc Tiền, ông James Pollock, vào ngày
20.11.1861 với những lời như sau:
“Kính thưa ông Tổng Giám Đốc,
Không
quốc gia nào có thể vững mạnh, trừ khi được núp dưới sức mạnh của
Thiên Chúa. Không quốc gia nào có thể an ninh trừ khi được Thượng Đế
che chở. Sự tin cậy của toàn dân vào Thiên Chúa cần phải được thể hiện
trên đồng tiền của quốc gia chúng ta.
Mong
ông đừng chậm trễ tìm kiếm một khẩu hiệu thật ngắn gọn và súc tích, để
in trên các đồng tiền, hầu thể hiện cho niềm tin của quốc gia chúng
ta.”
Sau đó, vào ngày 22.04.1864, quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận khẩu hiệu “In God We Trust”
do ông James Pollock, Tổng Giám Đốc Sở Đúc Tiền, đưa ra và khẩu hiệu
này đã được in lần tiên trên đồng tiền 2 xu của Hoa Kỳ, được phát hành
vào năm 1864. Quốc hội Hoa Kỳ sau đó cũng thông qua một số đạo luật bắt
buộc phải in khẩu hiệu “In God We Trust” trên các đồng tiền vàng và đồng tiền bạc.
Người dân mỹ ngày nay đã đào thải, đẩy Đức Chúa Trời ra khỏi nước mỹ,
Tác giả: Bill brigh sự phục hưng hầu đến.
Nước Mỹ đang ở dưới sự vây hãm. Hàng chục triệu người dân Hoa Kỳ dường như đang bị lưới bẫy bởi một hệ thống tư tưởng độc hại. Chúng ta đang nhìn thấy những bằng chứng ấy hiện diện ở khắp mọi nơi.
Tội phạm, phá thai, li dị, bạo động, tự tử, tệ nạn ma túy, nghiện rượu, thiếu niên mang thai, sự dâm dật, văn hóa phẩm khiêu dâm, quan hệ tình dục bừa bãi, ngoại tình, xu hướng kê gian lan tràn.
Làn sóng phát thanh đã đưa tình dục bẩn thỉu vào phòng khách. Bao cao su được phân phát cho các con em chúng ta trong các trường công. Những người đồng tính luyến ái gần như trần truồng diễu hành ngoài các đường phố của thủ đô đất nước chúng ta, họ đòi được chấp nhận và đòi những quyền lợi đặc biệt như một tộc người thiểu số.
Nước Mỹ đang giết chết hàng chục triệu hài nhi của họ còn nằm trong tử cung và đang bắt giữ những người chấm dứt đổ máu bằng đường lối ôn hòa.
Các viên chức chính phủ đấu tranh quyết liệt để loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi các trường họ. Thậm chí người ta còn không được treo các bảng Mười điều răn trên tường của các lớp học.
Nước Mỹ đang ở dưới sự vây hãm. Hàng chục triệu người dân Hoa Kỳ dường như đang bị lưới bẫy bởi một hệ thống tư tưởng độc hại. Chúng ta đang nhìn thấy những bằng chứng ấy hiện diện ở khắp mọi nơi.
Tội phạm, phá thai, li dị, bạo động, tự tử, tệ nạn ma túy, nghiện rượu, thiếu niên mang thai, sự dâm dật, văn hóa phẩm khiêu dâm, quan hệ tình dục bừa bãi, ngoại tình, xu hướng kê gian lan tràn.
Làn sóng phát thanh đã đưa tình dục bẩn thỉu vào phòng khách. Bao cao su được phân phát cho các con em chúng ta trong các trường công. Những người đồng tính luyến ái gần như trần truồng diễu hành ngoài các đường phố của thủ đô đất nước chúng ta, họ đòi được chấp nhận và đòi những quyền lợi đặc biệt như một tộc người thiểu số.
Nước Mỹ đang giết chết hàng chục triệu hài nhi của họ còn nằm trong tử cung và đang bắt giữ những người chấm dứt đổ máu bằng đường lối ôn hòa.
Các viên chức chính phủ đấu tranh quyết liệt để loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi các trường họ. Thậm chí người ta còn không được treo các bảng Mười điều răn trên tường của các lớp học.
Trong đời các quan xét, tác giả của sách các quan xét kết luận rằng: “ Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải.” ( Cac 21:25 )
Bối
cảnh trong I Sa-mu-ên 2 cũng giống như thế. Đó cũng là nguyên nhân đã
khiến dân Y-sơ-ra-ên hai lần bị bại trận thê thảm, nhục nhã dưới tay
của người Philitin trong I Su-mu-ên đoạn 4 này.
Gia đình nhà thầy tế lễ đã mang danh chức thầy tế lễ nhưng họ đã đào thải Đức Chúa Trời ra khỏi cuộc đời và đền thờ.
Họ
mang danh phục vụ Chúa nhưng họ đã bị Kinh Thánh kết tội là: I
Sa-mu-en 2 Câu 12 cho chúng ta biết rằng "hai con trai của Hêli là
người gian tà", họ là những người gian ác. Nếu dịch theo nghĩa đen có
thể dịch là "con của Belial", nghĩa là con của sự gian tà, của ma quỷ,
của sự gian ác.
Kinh
Thánh nói họ "chẳng nhận biết Đức Giêhôva". Điều này hoàn toàn trái
ngược với điều chúng ta mong đợi nơi một thầy tế lễ hằng ngày hầu việc
trước mặt Đức Chúa Trời trong đền thờ, dâng tế lễ trước mặt Ngài.
Làm
sao sự vinh hiển và vinh quang của Chúa còn đọng lại cho một đời sống
vô luân, tội lỗi gian tà thế được, làm sao Chúa lại ngự tại một nơi mà
họ khinh bỉ Ngài, lấy danh Chúa ra làm chơi được.
A
Can chỉ là một công dân, con của Cạt mi thuộc dòng họ Xê rách và đã
tham gia cuộc tấn công Giê-ri-cô, nhưng đã vi phạm vì ăn cắp vàng bạc và
quần áo đẹp, là vật Đức Giê hô và ra lệnh phải tuyệt giệt.
Điều
này đã khiến cả dân sự bị bại trận trước thành A hi với một ít người. A
Can và cả gia đình bị ném đá và người ta đã đem thiêu ở trũng A Cô.
Huống
chi gia đình nhà Hê-li là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, nếu phạm tội
trọng như thế mà Đức Chúa Trời không sửa phạt sao được.
Kết quả chúng ta thấy trong I Sa-mu-ên 4: 1-2 dân Y-sơ-ra-ên bị người Philitin giàn trận đánh chiếm. Dân Y-sơ-ra-ên cũng giàn trận và đóng trại gần Ê-bên-Ê-xe ( trong tiếng Hê-bơ-rơ Ê-bên-ê-xe có nghĩa là hòn đá cứu giúp)
Tại
sao? Dân sự đã đóng trại và giàn trận gần Ê-bên-Ê-xe hòn đá cứu giúp
mà bị thất bại. Có đến bốn ngàn binh lính của Y-sơ-ra-ên bị giết tại
chiến trường.
Chúng ta tìm thấy câu trả lời Trong đoạn 2: 30 “Giê-hô-va
Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Ta có phán rằng nhà ngươi
và nhà cha ngươi sẽ đời đời hầu việc trước mặt ta. Nhưng bây giờ, Đức
Giê-hô-va phán, điều đó chẳng hề được như vậy! Vì phàm ai tôn kính ta, ta sẽ làm cho được tôn trọng, còn ai khinh bỉ ta, tất sẽ bị khinh bỉ lại. 31 Kìa, thì giờ đến, ta sẽ hủy hại sự mạnh mẽ [†của người và sự mạnh mẽ của nhà cha ngươi, đến đỗi chẳng còn một người già trong họ hàng ngươi nữa.”
Chúa phán: “ phàm ai tôn kính ta, ta sẽ làm cho được tôn trọng, còn ai khinh bỉ ta, tất sẽ bị khinh bỉ lại.”
Gia đình thầy tế lễ và cả một dân tộc đã khinh bỉ Chúa, không còn tôn kính Chúa nữa lên vinh quang đã lìa khỏi họ. Chúa đã lìa khỏi họ rồi, mọi việc sau này họ làm như chiếc thùng giỗng kêu to mà thôi.
Họ
có hình thức chạy đến đóng trại gần hòn đá, nhưng chính đời sống họ đã
bày tỏ việc họ chối bỏ hòn đá cứu giúp ấy. Họ đã loại hòn đá góc nhà
ra khỏi cuộc đời họ. Thánh Phao lô nói với các con cái Chúa tại thành
Rô ma rằng: Ro 1:21 “ vì
họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa
Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không,
và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm.”
Cuộc đời của họ thật giống như tác giả sách Châm 25:14 “Tợ như có mây có gió, mà không mưa.”
Chúa Giê xu phán: “Chẳng
phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được
vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên
trời mà thôi. 22 Ngày
đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi
chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ
quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? 23 Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” [ Mat 7:21]
Câu chuyện 3 người qua đời cùng gặp Phi-e-rơ.
Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền ma-quỉ.
I Giăng 5: 19
Trong
suốt I Sa-mu-ên 4. Họ im lặng, họ không một lời kêu xin Chúa, họ không
làm giống như tổ phụ họ đã làm cho mỗi cuộc chiến: đó là hạ lòng, cầu
hỏi ý Chúa. Họ đã không bước đi bằng đầu gối, và nước mắt. Họ không còn
sống cho cái đức tin của thời cha ông, tổ phụ họ nữa.
Khi
tôi đọc đoạn KT này, Tôi đã đặt câu hỏi: Họ đã để Đức Chúa Trời ở đâu,
tại sao họ không cất cao, la lớn, lấy lời than thở, quỳ mọp xuống đất
để cầu khẩn với Ngài.
Và điều tôi kết luận rằng: Chính tội lỗi của họ đã ngăn cách họ không thể đến gần Ngài và cất lên lời khẩn cầu với Chúa.
Trong Ê-xê-chi-ên 39:29 Lời Chúa phán:“
Bấy giờ các dân tộc sẽ biết rằng nhà Y-sơ-ra-ên đã bị đem đi làm phu
tù vì cớ tội lỗi nó, vì cớ nó đã phạm tội nghịch cùng ta. Ấy vì vậy mà ta dấu mặt ta khỏi chúng nó, mà ta đã phó chúng nó trong tay những kẻ nghịch thù, và chúng nó chết hết thảy bởi gươm.”
Chúng
ta cũng vậy mỗi khi chúng ta sống trong tội lỗi, chúng ta khó đến gần
Chúa, khó cầu nguyện với Ngài. Dẫu chúng ta đang hiện diện trong đền
thờ, dẫu chúng ta đang hát thánh ca, dẫu chúng ta đang CN. Nhưng không
thể đến gần Ngài được.
+ Câu chuyện: quen với tội lỗi “ Ăn tỏi”
Chúng ta có đang giống như dân Y-sơ-ra-ên không, chúng ta hô hào tuyên bố rằng: Đức Chúa Trời đang hiện diện ở đây với chúng ta.
Nhưng
chúng ta uể oải, chán nản, chúng ta có khi ngồi trong HT mà dùng điện
thoại nhắn tin cho nhau, chạy ra chạy vào, chúng ta cố gắng ngồi rồi
nhìn đồng hồ chờ giờ phút vinh quang đứng dậy.
Sự
vinh quang của chúng ta không phải là Chúa hiện diện hay ở trong sự
thờ phượng nữa, nhưng khi nào chúng ta hết giờ là sự vinh quang của
chúng ta.
Trân
chiến thứ nhất với bốn ngàn binh sĩ tử trận tại chiến trường, dân sự
và các trưởng lão đi về với đầu tóc bơ phờ, mặt mày ủ rũ họ ngồi đặt ra
câu hỏi:
Câu 3. “ Cớ sao ngày nay Đức Giê-hô-va để cho dân Phi-li-tin đánh bại chúng ta?
Họ
đặt câu hỏi chỉ vì đổ lỗi cho Đức Chúa Trời chứ không phải để hạ lòng
xuống tìm nguyên nhân. Có nhiều khi chúng ta cũng thất bại và đặt câu
hỏi, chúng ta đổ lỗi cho Đức Chúa Trời.
Tại
sao tôi tin Chúa mà bị nhiều nan đề hơn, tại sao tôi tin Chúa mà Ngài
không bảo vệ tôi, khiến tôi bị xe tông, hết hơi giữa đường, tại sao tôi
tin Chúa mà bị mất việc làm, tại sao tôi bị bệnh. Tại sao gia đình tôi
ngày càng trở lên tệ hơn, khó khăn hơn.
Khoảng 700 năm về trước dân Y-sơ-ra-ên cũng đã câu đặt hỏi trong đời tiên tri Ê sai:
“
Sao chúng tôi kiêng ăn mà Chúa chẳng đoái xem? sao chúng tôi chịu dằn
lòng mà Chúa chẳng biết đến? Nầy, trong ngày các ngươi kiêng ăn, cũng
cứ tìm sự đẹp ý mình, và làm khổ cho kẻ làm thuê. 4 Thật,
các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh
nhau cộc cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi
chẳng được nghe thấu nơi cao. ( Ê-sai 58)
Chúng ta thích đổ lỗi cho thế giới ở trên, ở giữa, ở xung quanh chúng ta, chứ chúng ta không nhìn vào trong chính chúng ta
Trong
câu số 3: Họ đặt câu hỏi nhưng không phải để tìm câu trả lời từ nơi
Chúa mà họ vội đi đến quyết định và kết luận rằng: họ cần đem hòm giao
ước từ Si lô về giữa trại quân, họ tin rằng: khi có hòm giao ước ở đây
thì mọi sự sẽ được chiến thắng.
Hòm
giao ước là biểu tượng của sự hiện diện của Chúa. Khi nói đến hòm giao
ước thì họ cầm chắc phần thắng trong tay. Người Y sơ ra ên đã quen với
sự hiện diện của Hòm giao ước.Với hòm giao ước đi trước sông giô đanh
đã rẽ ra.Với hòm giao ước đi trước thì thành Giê rê cô sụp đổ.
Tại
sao họ đã đem hòm giao ước vào trại quân rồi, họ cầm chắc phần thắng
trong tay, thế mà bây giờ họ hoàn toàn tiếp tục bại trận cách nặng nề
hơn gấp bội cuộc chiến thứ nhất. Kết quả chúng ta đã biết.
Câu 9-10 dân Y sơ ra ên chết 3 chục ngàn người,
Biểu tượng bị lấy cắp.
Hai con trai Hê li bị chết.
Hê li ngã gẫy cổ chết.
Biểu tượng bị cướp đi.
Dân
Y-sơ-ra-ên chỉ có biểu tượng, núp dưới biểu tượng, lấy hòm có bốn bức
làm bóng che, có biểu tượng, có hình thức nhưng không có Chúa. Hòm giao
ước của Đức Chúa Trời có thật, chỉ có biểu tượng nhưng không có năng
lực. Việc gì xảy ra chúng ta có danh, có tiếng rằng: Đức Chúa Trời ở với
mình.
Chúng
ta không thể lấy những nghi thức để thay thế cho sự hiện diện của Chúa
được, HT không cần gì khác hơn đó chính là sự hiện diện của Chúa, HT
không cần bất cứ nghi thức nào mà vẫn sống nếu HT đó quay trở về với sự
hiện diện của Ngài.
Chúng ta không thể núp dưới hình thức bề ngoài, thánh Phao lô nói: IITi 3:5 “ bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi.”
Dân
Y-sơ-ra-ên cần có hòm giao ước ngự trị, có biểu tượng hiện diện nhưng
Chúa đã không còn ngự trị trong lòng của họ nữa, ngày nay Chúa không
ngự với chúng ta không phải qua những hình thức bề ngoài, mà là Chúa
ngự và hiện diện trong tấm lòng chúng ta.
Môi
se được Chúa sai đi để dẫn dân sự rời xuất khải ai cập: Chúa đã trang
bị cho Môi se ban quyền năng, cây gậy uy quyền, thiên sứ đi cùng. Tuy
nhiên Môi se khẳng quyết: nếu Chúa không đi cùng lên với tôi, tôi sẽ
không lên.
Chúa đã nhậm lời Ngài đã nhận lời, Ngài đã hiện diện qua đám mây và trụ lửa.
Thánh Kinh nói: trụ mây che chở cái nắng ban ngày, còn trụ lửa sưởi ấm ban đêm.
Chúa
mà không hiện diện thì không điều gì có thể che chở được cuộc đời
chúng ta, Chỉ có Chúa mới sưởi ấm sự cô đơn lạnh lẽo của cuộc đời chúng
ta mà thôi.
Có
bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao
tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm; 37 rồi
thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ
đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện. ( Lu ca 2: )
Bà đã chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày HVC, qua sự kiêng ăn cầu nguyện.
Chúng
ta không giống như bà đó là suốt mấy trục năm không ra khỏi đền thờ,
nhưng chúng ta học tinh thần của bà đó là trọn đời sống trong sự hiện
diện của Chúa. Ai bảo già không còn HVC nữa. Bà An ne là gương mẫu của
một người phụ nữ trung kiên.
+
Hêli ngã ngữa khỏi ghế bên phía cửa: "người già yếu và nặng nề". Thế
thì tại đây "nặng nề" có liên quan gì đến "vinh hiển"? Sự "nặng nề" liên
hệ đến sự "đè nặng". Trong nhiều phương diện Hêli đã lấy bụng mình làm
Chúa mình. Vì thế "sự vinh hiển" của ông là ở nơi bụng ông, ở nơi việc
ông ăn cho thỏa dạ mình. Trong đoạn 2 có nói đến các con trai Hêli ăn
cắp mỡ dâng lên ở bàn thờ và Hêli cũng ăn những mỡ đó với họ. Thế thì
ông dự phần vào sự gian ác của họ.
HT
chúng ta nhóm lại có tinh thần nặng nề, khô cứng vì cớ thiếu sự hiện
diện của Chúa, tấm lòng chúng ta có đang nặng nề khô cứng không? Đó là
dấu hiệu sự hiện diện của Chúa không còn trong đời sống mình nữa.
Kinh nghiệm của Đa vít qua Thi thiên 3: 3
“Đức Giê-hô-va ôi! Kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao!
Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay!
2 Biết bao kẻ nói về linh hồn tôi rằng:
Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó.
(Sê-la) [†] 3 Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi;
Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên.
Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay!
2 Biết bao kẻ nói về linh hồn tôi rằng:
Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó.
(Sê-la) [†] 3 Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi;
Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên.
Đa
vít đã ở giữa vòng vây của kẻ thù, ông không xin Chúa lấy cái khiên (
một phương tiện) để che chở cho ông, Đa vít đã xin chính Chúa là cái
khiên che chở cho ông.
Chúng ta không thể nhờ cậy bất cứ điều gì, một phương tiện nào để thay thế cho Chúa được.
+ Câu chuyện: có một tín đồ đi lính được ông Mục sư tặng một quyển KT nhỏ, loại bỏ túi.
Chúng
ta cần cái khiên hay cần chính Chúa? Chúng ta cần hòm giao ước đi cùng
hay cần Chúa, chúng ta cần cây gậy hay cần chính Chúa?
Người
con dâu của Hê-li đến ngày sắp sinh nở, khi nghe tin hòm giao ước bị
đánh cắp, cha chết, chồng chết liền khụy xuống đẻ đứng.
Khi nàng đã sinh và gần chết, các người đàn bà báo tin cho nàng rằng: nàng chớ sợ chi, vì nàng đã sanh một con trai. Nhưng nàng không đáp lại, chẳng đếm xỉa chi các lời đó.
Có niềm vui nào cho bằng niềm vui khi mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày mà bây giờ đã con vuông mẹ thì không được tròn.
Đáng lẽ nàng phải vui mừng chứ, nhưng nàng đã nặng thinh khi nghe tin con mình ra đời.
Chẳng người mẹ nào lại chọn đặt cho con cái tên mà ý nghĩa tiêu cực cả: Y –Ca-Bốt sự vinh hiển không còn nữa.
Nếu ai đó gọi chúng ta! Y ca bốt chúng ta có tức giận, có buồn không?
HT
Lao đi xê đã để Chúa đứng ngoài cửa, một HT vẫn sinh hoạt nhưng không
có Chúa, có khi nào chúng ta cũng như thế không? Chúng ta vẫn làm mọi
điều núp bóng những hình thức bề ngoài. Nhưng Chúa đứng ngoài cửa.
Thưa
quý HT, trên một phương diện nào đó nói lên: Đức Chúa Trời cùng đã
xoay lưng khỏi con trai mình là dân Y-sơ-ra-ên vì cớ tội lỗi và sự
ngang nghịch của họ.
Sự
vinh hiển đã lìa khỏi dân Ysơraên. Đức Chúa Trời đã lìa khỏi họ. Sự
hiện diện Ngài không còn ở giữa họ nữa. Hòm của Đức Giêhôva biểu tượng
cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã bị cất đi khỏi họ.
Đừng nhốt Đức Chúa Trời vào rương gỗ, cái chỗ Đức Chúa Trời ngự chính là tấm lòng của chúng ta.
Chúng ta đừng đứng đằng sau bóng che.
Có người nói: được uống rượu, cấm uống rượu. Đó là bóng che.
Giống như dân Y sơ ra ên nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang ở đây nhưng thực sự sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã lìa khỏi rồi.
“Hạnh phúc thay quốc gia được CHÚA làm Chúa Tể,
Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp.” (Thánh Thi 33:12)
Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp.” (Thánh Thi 33:12)
Chúng ta đang lúp ở dưới cái tên nào đó: Cơ Đốc Nhân là cái tên của chúng ta.
Để phân biệt cái này với cái khác, người này với người khác.
Khi
Đức Chúa Trời gọi chúng ta rằng: Cơ Đốc Nhân, Cơ Đốc Nhân, nhưng liệu
chúng ta có phân biệt với thế giới xung quanh hay chúng ta đồng hóa,
chúng ta quên đi danh hiệu đó: và không còn sống tin kính với Chúa nữa.
Một
tên chộm: hay đi ăn cưới và lấy thịt bỏ túi mang về, và một ngày kia
nhà ông cũng mở tiệc đãi khách và ông cũng lấy thịt bỏ vào túi áo, bà vợ
bảo nhà mình đãi tiệc mà sao ông bỏ thịt vào túi làm gì? Ông nói: tôi
quen rồi.
Chúng
ta thấy Chúa Giê-xu mong đợi đời sống của các môn đồ năm xưa và mỗi
chúng ta ngày hôm nay rằng: Ở đất cũng như ở trời/ còn chúng ta thì
sống.
Cũng là một động từ vươn đến, hướng đến, là một sự đồng dạng “ ở đất cũng như ở trời”
Nếu
chúng ta ở đất mà cũng như ở đất thì chỉ thành đất mà thôi, không có
giá trị gì, không muối mặn mà cũng chẳng chiếu sáng được ai.
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét