Bài 67 Phương Tiện Ban Ơn Cứu Rỗi



Nhà thần học Host ( Hốt) nói rằng: khi Đức Chúa Trời trù hoạch chương trình cứu rỗi nhân loại, thì Ngài cũng đã định sẵn những phương tiện để đem ơn cứu rỗi của Ngài đến cho loài người.
Hai phương tiện quan trọng nhất là: Lời của Đức Chúa Trời và Sự Cầu Nguyện. Trước hết chúng ta sẽ xem phương tiện thứ nhất mà Đức Chúa Trời đã sử dụng để đem ơn cứu rỗi cho loài người đó là:
1/. Lời Của Đức Chúa Trời.
Lời của Đức Chúa Trời tức là Thánh Kinh gồm hai phần: CỰu Ước và Tân Ước, Thánh Kinh là sự mặc khải bằng chữ viết của Đức Chúa Trời để chúng ta có thể đọc, tìm hiểu, nghiên cứu về chính Đức Chúa Trời và về Ân sủng của Ngài đối với loài người.
Như II Ti-mô-thê 3:16 đã giải thích: “ ...”
Thánh Kinh đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa chúng ta đến với Chúa, để tiếp nhận ơn cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế Giê xu.
Nhà thần học Sít-li-cô-nét đã dùng những biểu tượng sau đây, để nói đến tầm quan trọng của Thánh Kinh như là một phương của Ân sủng cứu rỗi.
Thánh Kinh được ví như cái búa đập vỡ những tấm lòng cứng cỏi ( Giê-rê-mi 23:29)
Thánh Kinh được ví như gươm đâm thấu tâm tư, ý tưởng con người ( Hê-bơ-rơ 4:12)
Thánh Kinh cũng được ví sánh như tấm gương soi phản chiếu con người thật chúng ta ( Gia-cơ 1:23-25)
Thánh Kinh được ví sánh như nước rửa sạch tâm hồn chúng ta ( Giăng 15:3)
Thánh Kinh cũng được ví như những hạt giống gieo xuống đất và được mọc nên ( I Phi-e-rơ 1:23)
Thánh Kinh cũng được ví như mưa và tuyết tưới xuống cho hạt giống mọc nên ( Ê-sai55:10-11)
Thánh Kinh cũng được ví như sữa để nuôi trẻ con lớn nên ( I phi-e-rơ 2:2)
Thánh Kinh cũng được ví như thức ăn cứng cho những người lớn  ( I Cô-rinh-tô 3:2)
Thánh Kinh cũng được ví như vàng dòng quý giá ( Thi-thiên 19:10)
Thánh Kinh được ví như mật ong bổ dưỡng cho con người ( Thi-thiên19:10)
Thánh Kinh được ví như ngọn đèn soi sáng cho người đi đường ( Thi-thiên 119:115)
Thánh Kinh được như gươm thiêng để chúng ta chống trả kẻ thù ( Ê-phê-sô 6:17-18)
Thánh Kinh cũng được ví như lửa nung nấu tâm can chúng ta để chúng ta sốt sắng nói về ân sủng của Chúa cho người khác ( Giê-rê-mi19:9)
Vì Lời của Đức Chúa Trời hay Thánh Kinh có những tác dụng như vậy, nên đã được Đức Chúa Trời đã sử dụng để đem ân sủng cứu rỗi của Ngài đến với chúng ta.
Thánh Phao lô đã nhấn mạnh rằng: “ thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin.” ( Rô-ma 1:16)
Phao lô cũng đã nhấn mạnh đến nội dung của lời giảng dạy của ông đã giảng về Chúa Cứu Thế Giê xu bị đóng đinh trên cây thập tự. Và như trong thơ II Ti-mô-thê 3:15 Phao lô quả quyết rằng: “...”
Sứ đồ Phi-e-rơ nhấn mạnh đến tác dụng của Lời Chúa trong việc khiến chúng ta tái sanh I Phi-e-rơ 1:23; Vua Đa vít cũng nói như vậy trong Thi-thiên 19:7
Bổ lại linh hồn tôi là một thành ngữ tương đương với ý nghĩa cứu rỗi linh hồn tôi.
Một nhà thần học cũng nhận định rằng: Ông chưa thấy chỗ nào người được cứu mà lời Chúa lại không được rao giảng ra và Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Giê xu phát triển tùy theo nhịp độ Lời Chúa được phổ biến.
Nhà thần học này cũng nhận xét rằng: Cộng đồng nào biết dùng Thánh Kinh để dạy dỗ con em, thì cộng đồng đó lành mạnh hơn về mặt luân lý, đạo đức và cả về vật chất nữa.
Các nhà kinh tế học thế giới, cũng đồng ý về một lý thuyết kinh tế, mà họ gọi là đạo đức Tin Lành. Theo đó những nước chịu ảnh hưởng của Thánh Kinh nhiều chừng nào thì kinh tế của nước đó sự phát triển phồn thịnh nhiều chừng đó.
Cũng vì Lời Chúa có tác dụng như chúng ta vừa mới tìm hiểu nên Đức Chúa Trời đã dùng lời Chúa hay Thánh Kinh để thánh hóa con dân của Ngài nữa.
Như những hình ảnh của Lời Chúa mà chúng ta đã đề cập đến là gương soi, là nước rửa sạch là đèn soi sáng và là gươm hai lưỡi đâm thấu tâm hồn. Nên nhờ Lời Chúa mà chúng ta được thánh hóa.
Chính Chúa Cứu Thế Giê xu đã cầu nguyện cho những người theo Chúa rằng: Lạy Cha, xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh, vì Lời Cha tức là Lẽ thật. ( Giăng 17:17)
Kinh nghiệm sống đạo của nhiều con dân Chúa, cũng chứng minh rằng: người nào siêng năng học tập Lời Chúa thì người ấy lại càng tiến bộ hơn trên con đường thánh hóa.
Đi sâu vào những nhân vật nổi tiếng trong Hội Thánh xưa nay, chúng ta thấy những người ấy đều là những người yêu mến Thánh Kinh, học tập Thánh Kinh và áp dụng Thánh Kinh vào đời sống.
Đức Chúa Trời cũng khuyên lãnh tụ Giô-suê ngày xưa rằng: ( Giô-suê 1:8)
Thi-thiên 1 cũng chép rằng: ( Thi-thiên 1)
Chúng ta đã xét Lời Chúa là phương tiện mà Đức Chúa Trời đã sử dụng để đem ơn cứu rỗi của Ngài đến cho chúng ta.
Bây giờ chúng ta xét xem phương tiện thứ hai là:
2/. Sự Cầu Nguyện Của Chính Chúng ta.
Không một người nào đọc Thánh Kinh mà lại không thấy Thánh Kinh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cầu nguyện.
Ông Ê-xơ-ra nói rằng: cầu nguyện còn quan trọng hơn là đi cầu viện một đạo quân mạnh mẽ, còn Chúa Cứu Thế Giê xu xem sự cầu nguyện hơn là thức ăn và giấc ngủ.
Bằng cớ là Chúa đã kiêng ăn bốn mươi ngày đêm để cầu nguyện trước khi chức vụ rao giảng Tin Lành về Nước Đức Chúa Trời.
Các vị sứ đồ của Chúa Giê xu cũng đã dành nhiều thì giờ để cầu nguyện trước khi đi ra rao giảng Chân lý cứu rỗi.
Nhà thần học Hốt nói rằng: cầu nguyện là hòa nhập linh hồn của chúng ta với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện không phải chỉ đến với Chúa xin điều này điều nọ như một số người tưởng:
Nhưng cầu nguyện phải gồm các yếu tố sau đây:
1/. Xưng tội với Chúa
2/. Tôn thờ Chúa
3/. Cảm tạ Chúa
4/. Cầu thay cho người khác
5/. Cầu nguyện cho chính mình
6/. Hứa nguyện vâng theo Lời Chúa dạy
Sáu yếu tố này đưa chúng ta vào mối tâm giao mật thiết với Chúa, và khiến chúng ta phản chiếu được vinh quang phản chiếu của Chúa trong đời sống chúng ta.
Thánh Kinh cho chúng ta thấy trường hợp lãnh tụ Môi se ngày xưa, sau mấy ngày cầu nguyện với Đức Chúa Trời trên núi Si-nai. Khi ông xuống núi thì mọi người đều thấy gương mặt của ông sáng rực, phản chiếu vinh quang của Đức Chúa Trời.
Trong vấn đề áp dụng ơn cứu rỗi của Chúa, chúng ta thấy sự cầu nguyện là yếu tố đầu tiên và từ đó chúng ta thực hành suốt cuộc đời theo Chúa.
Một tội nhân sau khi đã nghe về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Giê xu rồi, thì muốn nhận được ơn cứu rỗi ấy thì phải cầu nguyện với Chúa. Phải thành khẩn ăn năn tội lỗi và phải tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê xu vào lòng.
Khi chân thành cầu nguyện như vậy, người ấy ngay tức khắc được Đức Chúa Trời tha tội, và ban cho quyền phép trở nên con cái của Ngài.
Và kể từ giờ phút ấy, người ấy cứ tiếp tục cầu nguyện để được lớn nên trong Chúa. Và đứng vững trong niềm tin.
Cầu nguyện không phải là đọc những bài kinh đã được người khác viết sẵn ra, mặc dù đó không có gì là sai lầm, nhưng cầu nguyện là thổ lộ tâm tình của chúng ta với Chúa.
Cầu nguyện là nói cho Chúa nghe những tâm sự của chúng ta, cũng như học tập Thánh Kinh để nghe Chúa dạy bảo chúng ta, cầu nguyện cũng không đòi hỏi chúng ta phải có một chỗ đặc biệt. Chẳng hạn như vào nhà thờ thì mới cầu nguyện với Chúa được, nhưng bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện với Chúa.
Như Phao lô đã khuyên trong thơ I Ti-mô-thê 2:8 rằng: “ ...”
Cầu nguyện cũng không phải tùy thuộc vào thì giờ nào đó thì mới có hiệu lực. Vì Chúa bảo chúng ta hãy vui mừng mãi mãi và cầu nguyện không thôi. Nghĩa là chúng ta lúc nào cũng giao tiếp thân mật và thường trực với Chúa.
Thánh Kinh cũng gợi ý cho chúng ta phải dành một thì giờ đặc biệt nào đó trong ngày để cầu nguyện riêng với Chúa.
Hội Thánh của Chúa vào thế kỷ đầu tiên đã noi gương Chúa Giê xu, cầu nguyện với Chúa trước bừa ăn và từ đó cho đến nay  đây là một thói quen tốt cho những người tin theo Chúa.
Một số người thường cầu nguyện mỗi khi thức dậy hay trước khi đi ngủ đó cũng là một thói tốt mà con cái Chúa nên đặc biệt lưu ý.
Tóm lại, Lời Chúa và Cầu nguyện là hai yếu tố vô cùng quan trọng, trong vấn đề áp dụng ân sủng ơn cứu rỗi của Chúa, chính vì những lý do đó mà trong chương trình thờ phượng Chúa tại trong các nhà thờ. Cũng như các buổi họp tại nhà riêng trong gia đình vấn đề cầu nguyện, đọc hay giảng Lời Thánh Kinh không thể nào thiếu được.
Bạn và tôi đã được Chúa cứu, đã là con cái Chúa rồi đều biết rằng: chúng ta bắt đầu bằng một lời cầu nguyện và chúng ta cũng lớn nên bằng Lời của Chúa.
Ân sủng và ơn cứu rỗi của Chúa đến với chúng ta bằng Lời của Ngài và được nuôi dưỡng bằng sự cầu nguyện.
Vì vậy là con cái của Chúa chúng ta phải siêng năng học Thánh Kinh và sốt sắng cầu nguyện, chúng ta phải để cho Lời Chúa trở thành những nguyên tắc sống cho linh hồn chúng ta, cho cuộc đời chúng ta.
Và chúng ta phải để thì giờ cầu nguyện đặc biệt với Chúa, để tiếp nhận sức mạnh tâm linh của Ngài, hầu chúng ta có thể sống một cuộc đời nên thánh. Sống một cuộc đời chiến thắng cho Chúa. Chẳng những chỉ đem lại những lợi ích riêng cho cá nhân chúng ta, mà cũng đem Phúc Âm cứu rỗi của Chúa đến cho nhiều người khác.
Hội Thánh của Chúa hơn bao giờ hết, cần những con người cầu nguyện và học tập lời Chúa, khi Hội Thánh của Chúa cầu nguyện thì đất này sẽ rung chuyển, bao nhiêu tấm lòng sẽ tan vỡ. Và chạy đến với Chúa.
Khi Lời Chúa được chúng ta chung thành rao giảng, và chia sẻ cho người khác. Thì người ta sẽ tiếp nhận được ơn cứu rỗi của Ngài, vì như Phao lô đã nói: Lời Chúa hay Tin lành là quyền năng của Chúa để cứu những kẻ tin.


Related Posts

0 nhận xét