Bài 66 Nên Thánh
Bài học hôm nay sẽ bàn đến việc tiến trình của sự cứu rỗi, và trước hết là giáo lý thánh hóa hay nên thánh.
Thánh hóa hay nên thánh là một giáo lý vô cùng quan trọng cũng vì không ý thức được tầm quan trọng của giáo lý thánh hóa mà nhiều người đã tin Chúa những vấn sống trong những thất bại và không thoát ra được khỏi tội lỗi rất sơ đẳng.
Kinh Thánh Tân ước ở Hê-bơ-rơ 12:14 đã chép rằng: “...”
Một bản dịch khác dịch những câu này như sau: “ Hãy cố gắng sống hòa hảo với mọi người và đeo đuổi con đường thánh hóa. Vì nếu không thánh hóa không ai được thấy thượng đế”
Câu Thánh Kinh này không nhấn mạnh đến sự kiện chúng ta phải tuyệt đối thánh hóa trong đời này vì đó là điều không ai có thể đạt được trong cuộc sống trên trần gian này. Nhưng lời Chúa nhấn mạnh đến bổn phận của chúng ta những người tin theo Chúa thì phải tiến bước trên con đường thánh hóa, đeo đuổi con đường thánh hóa.
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ bàn đến ba khía cạnh của vấn đề thánh hóa.
I/. Định nghĩa thánh hóa
II/. Thời gian thánh hóa
III/. Phương cách thánh hóa
Bây giờ chúng ta đi tìm một định nghĩa cho chữ thánh hóa hay nên thánh.
Các nhà thần học đã đưa ra khá nhiều định nghĩa cho sự thánh hóa.
Mục sư Websly ở Anh Quốc cho rằng: Thánh hóa đồng nghĩa với một đời sống toàn vẹn của người tin theo Chúa, tuy nhiên ông cũng cẩn thận giải thích thêm rằng: một người được thánh hóa không có nghĩa là người ấy sẽ không bao giờ có lầm lẫn, khu dốt, đau yếu, hay không bị cám dỗ.
Nếu chúng ta tra cứu từ điển thần học thì thấy rằng từ điển định nghĩa thánh hóa có nghĩa là: Được biệt riêng ra. Vì nguyên nghĩa của từ thánh hóa theo tiếng Hê-bơ-rơ của Thánh kinh Cựu Ước và tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Tân ước đều có nghĩa là được biệt riêng ra.
Thánh Kinh cựu ước không nói đến động từ Thánh hóa nhưng chỉ nói đến sự kiện thánh hóa còn động từ Thánh hóa và nên thánh thì xuất hiện rất nhiều lần trong Thánh Kinh Tân ước.
Rô ma 6:19, 22 chép rằng: “ ...”
I Cô-rinh-tô 1:30 “ ...”
I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3,4,7
II Tê-sa-lô-ni-ca 2:13
Hê-bơ-rơ 12:14
I Phi-e-rơ 1:2
Từ nên thánh hay Thánh Hóa xuất hiện nhiều chỗ khác nữa trong Thánh Kinh nhưng tất cả đều mang một trong ba ý nghĩa sau đây:
1/. Công Nhận hay chúc tụng Chúa là Đức Chúa Trời là Đấng Thánh
2/. Phân rẽ ra khỏi những gì Ô uế để biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời
3/. Thánh Thiện là trong sạch
Tham khảo những chỗ trong Thánh Kinh nói đến sự nên thánh hay Thánh hóa, chúng ta có thể sắp xếp ý nghĩa của sự nên thánh theo bốn quan điểm sau đây:
1/. Được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời
2/. Được thừa hưởng bản tính thánh khiết của Chúa Giê xu
3/. Được tẩy sạch khỏi sự gian ác
4/. Được trở nên giống như hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê xu
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bốn quan điểm của sự Thánh Hóa sau bài hát tiếp theo đây:
Thánh Kinh cho chúng ta biết có bốn quan điểm sau đây về NÊN THÁNH hay THÁNH HÓA:
1/. Được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời
Biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời có nghĩa là NÊN THÁNH vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh, ý nghĩa này thường được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Chi tộc của Lê-vi của người Do Thái ngày xưa được gọi là chi tộc Thánh vì họ được biệt riêng ra để lo việc tế lễ, thờ phượng Đức Chúa Trời, coi sóc đền thờ và các vật dụng khác để tôn thờ Chúa trong đền thờ.
Đền thờ của người Do thái cũng được gọi là đền thờ Thánh trong ý nghĩa đền thờ đó được biệt riêng ra để tôn thờ Chúa cũng trong ý nghĩa này, chúng ta là những người tin theo Chúa Cứu Thế Giê xu cũng được kể là những Thánh đồ hay là những người Thánh. Vì chúng ta được biệt riêng ra để làm con của Đấng Thánh để tôn thờ Đấng Thánh.
Phao lô đã viết thư cho các tín hữu tại Cô rinh tô đã chép rằng: “ Phao-lô, theo ý Đức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, cùng Sốt-then, anh em chúng ta, 2 gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ” ( I Cô-rinh-tô 1:1-2)
Sứ đồ Phi-e-rơ cũng viết như vậy cho các tín hữu tản lạc lúc bấy giờ :
“Phi-e-rơ, sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho những người kiều ngụ rải rác trong xứ Bông, Ga-la-ti, Cáp-ba-đốc, A-si và Bi-thi-ni, là những người được chọn, 2 theo sự biết trước của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh” ( I Phi-e-rơ 1:1-2)
Như vậy chúng ta thấy rằng: trong nghĩa đầu tiên hay trong quan điểm đầu tiên của sự NÊN THÁNH Hay Thánh Hóa là được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời.
Chúng ta được gọi là những Thánh đồ hay là những người Thánh chỉ vì chúng ta được biệt riêng ra để làm con của Đấng Thánh và để tôn thờ Chúa là Đấng Thánh.
Quan điểm thứ hai về chữ Thánh Hóa hay Nên Thánh là:
2/. Được thừa hưởng bản tính thánh khiết của Chúa Giê xu
Khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê xu không phải chúng ta chỉ tiếp nhận một lý thuyết nhưng chúng ta tiếp nhận chính Chúa Giê xu vào tâm hồn chúng ta. Sự có mặt của Chúa Cứu Thế Giê xu trong tâm hồn chúng ta mặc nhiên biến chúng ta thành ra những người Thánh.
Nhờ Chúa Cứu Thế Giê xu mà chẳng những chúng ta được trở nên những người công chính nghĩa là vô tội mà cũng được trở nên những người Thánh nữa.
I Cô-rinh-tô 1:30 chép: Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta
Nhờ có lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Giê xu mà chúng ta được Nên Thánh, chúng ta được Thánh Hóa, người tin Chúa Cứu Thế Giê xu là người được kể là vô tội, công chính và Thánh khiết vì một lý do rất giản dị.
Chúa Cứu Thế Giê xu là Đấng vô tội là Đấng Công Chính và là Đấng Thánh Khiết cũng trong một nghĩa này mà tất cả những người tin Chúa cũng được gọi là Thánh đồ dù có người còn ấu trĩ, có người đã trưởng Thành về phương diện tâm linh.
Tin Chúa Giê xu có nghĩa là chúng ta kết hợp cuộc đời chúng ta với Chúa, chúng ta đồng chết với Chúa và đồng sống lại với Chúa trong một cuộc đời mới vì thế mà khi chúng ta tin theo Chúa Giê xu. Chúng ta được thừa hưởng bản tính Thánh khiết của Chúa Cứu Thế Giê xu.
Quan điểm thứ ba của sự Nên Thánh hay Thánh Hóa là:
3/. Được tẩy sạch khỏi sự gian ác xấu xa
Nên Thánh trong ý nghĩa thứ ba này quan hệ đến địa vị của những người tin theo Chúa. Khi đã tin nhận Chúa Cứu Thế Giê xu rồi thì dù đang sống trong thế gian tội lỗi, xấu xa, ô uế này. Người tin theo Chúa có được quyền năng của Chúa tẩy sạch khỏi mọi sự ô uế của thế gian.
Người tin Chúa sống giữa thế gian này cũng như những bông sen giữa vũng bùn.
Lời Chúa trong II Cô-rinh-tô 6:17-18 chép rằng: “Bởi vậy Chúa phán rằng:
Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó,
Đừng đá động đến đồ ô uế,
Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: [†]
EsIs 52:11
Ta sẽ làm Cha các ngươi,
Các ngươi làm con trai con gái ta,
Chúa Toàn năng phán như vậy. [†]
OsHs 1:10; EsIs 43:6
”
Như vậy chúng ta chẳng những được tẩy sạch khỏi mọi sự ô uế của thế gian, mà chúng ta cũng được tẩy sạch khỏi bản tính độc ác của chính chúng ta nữa. Khỏi những tà thuyết dẫn dắt chúng ta vào con đường lầm lạc.
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta địa vị công chính, thánh khiết. Nhưng chính chúng ta phải quyết định một cách dứt khoát là ra khỏi những điều ô uế của thế gian và sự đòi hỏi của con người cũ của chúng ta.
Chúng ta có bổn phận phải biết chọn lựa đọc gì? Xem gì? Nghe gì? Thấy gì? Để không nộp con người của chúng ta vào sự ô uế của thế gian này.
Người tin theo Chúa phải quyết tâm không đọc các sách báo dâm ô, không xem những hình ảnh đồi bại, không làm những công việc dơ bẩn, để xứng đáng với địa vị người được NÊN THÁNH mà Đức Chúa Trời ban cho khi chúng ta tiếp nhận Ngài.
Quan điểm sau cùng của vấn đề NÊN THÁNH hay THÁNH HÓA
4/. Được trở nên giống như hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê xu
Rô ma 8:29 nói rằng: “...”
Người tin Chúa Giê xu phải trở nên giống như Chúa Giê xu, Phao lô nhấn mạnh rằng: Con cái Chúa phải có những đặc tính của Chúa. Và ông gọi những đặc tính đó là những trái của Thánh Linh.
Chẳng hạn như: Yêu thương, vui mừng, mềm mại, trung tín, tiết độ. Đây cũng là mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong việc cứu chúng ta nữa.
Ngài muốn tái tạo một nhân loại mới mà con người kiểu mẫu là Chúa Cứu Thế Giê xu để thay thế cho nhân loại tội lỗi xấu xa.
Tóm lại, NÊN THÁNH hay THÁNH HÓA bao gồm cả bốn quan niệm vừa kể trên:
1/. Được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời
2/. Được thừa hưởng bản tính thánh khiết của Chúa Giê xu
3/. Được tẩy sạch khỏi sự gian ác
4/. Được trở nên giống như hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê xu
Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần tìm hiểu là Chúa Thánh Hóa chúng ta lúc nào?
Như đã trình bày thì THÁNH HÓA là một hành động và cũng là một tiến trình, Thánh Hóa khác với được xưng công chính là như vậy.
Được xưng công chính là một hành động chỉ xảy ra một lần, nhưng thánh hóa là một tiến trình, hay là tiếp tục kéo dài cho đến toàn vẹn tức là ngày Chúa Giê xu trở lại, và chúng ta được gặp mặt Chúa Cứu Thế Giê xu.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng: khi chúng ta ăn năn tội lỗi và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê xu, thì Đức Chúa Trời lập tức ban cho chúng ta địa vị của một người Thánh được biệt riêng ra cho Ngài.
Nhưng sau đó, Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục Thánh Hóa chúng ta nghĩa là dùng lời của Ngài, dùng hoàn cảnh khác nhau để hướng dẫn chúng ta trên con đường Thánh Hóa, cho đến ngày chúng ta được Thánh Hóa Toàn Vẹn tức là ngày chúng ta gặp Chúa Giê xu.
Phao lô đã nói đến tình yêu thương như là một sự toàn vẹn và ông viết rằng: Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri chưa trọn vẹn, xong lúc sự toàn vẹn đến thì những điều chưa trọn vẹn sẽ bị trừ bỏ.
Giăng cũng viết như vậy: chúng ta biết rằng khi Chúa hiện đến chúng ta sẽ trở nên giống như Ngài. Chính vì thế mà ngày hôm nay chúng ta phải chập nhận sự sửa phạt và huấn luyện của Chúa.
Gia cơ viết rằng: Hỡi anh em hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin sanh cho anh em sự nhịn nhục, nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình ảnh em cũng trọn lành, toàn vẹn không thiếu thốn chút nào. ( Gia cơ 1:2-4)
Tác giả thư Hê-bơ-rơ cũng lý luận rằng: Vì có người nào là con mà Cha không sửa phạt, cha về phần xác sửa phạt mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn thì chúng ta càng há phải vâng phục lắm mới được đến sự sống sao?
Vả cha vể phần xác theo ý mình mà sửa phạt chúng ta tạm thời...nhưng Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta để khiến chúng ta cũng được dự phần trong sự THÁNH Khiết của Ngài. ( Hê-bơ-rơ 11:8-11)
ĐIỂM CHÓT trong vấn đề THÁNH HÓA, là Chúa Thánh Hóa con cái của Ngài bằng phương tiện nào?
Thơ I Cô-rinh-tô 1:30 cho chúng ta biết rằng: “..”
Đức Chúa Trời nhân Chúa Giê xu là Đấng Thánh Khiết mà Thánh Hóa chúng ta.
Hê-bơ-rơ 13:21 thì nói rằng: “///”
Đức Chúa Trời đã Thánh Hóa chúng ta là vì ý định của Ngài và vì đó là điều Chúa đẹp lòng.
Đức Chúa Trời cũng Thánh Hóa chúng ta bằng hình thức sửa phạt, và thử thách đức tin chúng ta.
Chúa Cứu Thế Giê xu chính là nền tảng của sự Thánh Hóa chúng ta, nhờ sự hy sinh của Chúa Giê xu mà chúng ta mới được Đức Chúa Trời ban cho địa vị Thánh Khiết và dùng mọi hoàn cảnh trong cuộc đời để Thánh Hóa chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên vai trò của Chúa Thánh Linh trong tiến trình Thánh Hóa của những người tin nhận Chúa Giê xu.
Rô ma 8:2 nói rằng: “..”
Trong tiến trình Thánh Hóa chúng ta phải bước đi theo Thánh Linh như Phao lô đã thách thức chúng ta trong Ga-la-ti 5:16.
Khi chúng ta thật sự tin nhận Chúa Cứu Thế Giê xu thì Chúa đã kể cho các bạn là người vô tội là người công chính của Ngài.
Trong những ngày chúng ta còn sống trên mặt đất này, thế nào chúng ta cũng có những lúc vấp ngã, lỗi lầm. Nhưng đừng bao giờ thất vọng, vì chúng ta có thể bị Ma quỷ đánh ngã, nhưng nhờ sức mạnh của Chúa chúng ta có thể tiếp tục đứng dạy để tiếp tục đi theo Chúa.
Và tiến bước trên con đường Thánh Hóa cho đến ngày gặp Chúa Cứu Thế Giê xu là ngày mà chúng ta trở nên toàn vẹn. Con đường NÊN THÁNH thật khó khăn, đòi hỏi nhiều kỷ luật và cố gắng của chúng ta. Nhưng cũng nên nhớ rằng: nếu chúng ta vâng phục Chúa thì đó là bí quyết để được Thánh Hóa.
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét