Bài 68 Hội Thánh
Nghiên cứu Thánh Kinh và tìm hiểu sơ kỳ của những con người trên mặt đất, chúng ta thấy không có một tổ chức nào về dấu vết tôn giáo cả, có thể nói hình thức tôn giáo có tổ chức đã được lồng vào khung cảnh của gia đình.
Gia đình theo quan niệm của người xưa không chỉ gồm có cha mẹ và con cái mà còn gồm cả cháu chắt và gia nhân nữa. Trong gia đình người cha đóng vai trò của một thầy tế lễ và là người hướng dẫn cuộc thờ phượng Chúa.
Sáng thế ký 4:25-26 có chép: “...”
Chính Đức Chúa Trời cũng đối xử với Nô-ê như là đối xử với cả một gia đình.
Sáng-thế-ký 6:18 chép: “...”
Sáng 7 : Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu”
Chúng ta thấy rằng chỉ vì Nô-ê là một người công bình trước mặt Chúa mà khi Chúa cứu Nô ê thì Chúa cũng cứu cả gia đình nhà ông ta.
Câu chuyện của ông Gióp là người sống đồng thời với Áp-ra-ham cũng cho chúng ta thấy vai trò của một thầy tế lễ lãnh đạo cuộc thờ phượng Chúa trong gia đình của người Cha.
Gióp 1:5 CHÉP RẰNG: “
Chúng ta có thể nói rằng: trong thời đại đầu tiên của loài người hình thức tổ chức tôn giáo chỉ nằm trong khung cảnh gia đình và người cha lúc nào cũng đóng vai trò của một thầy tế lễ dâng sinh tế thay thế cho cả gia đình.
Chúng ta chưa thấy một bằng chứng nào nói đến nhiều gia đình tụ họp lại với nhau để thờ phượng Chúa theo một tổ chức chặt chẽ.
Đời sống tổ chức tôn giáo theo hình thức gia đình này kéo dài suốt thời đại tổ phụ của dân Do thái như Áp-ra-ham, Y-sác, gia-cốp. Và mười hai người con trai của Gia cốp nữa.
Chúng ta thấy trường hợp của Áp-ra-ham đã làm lễ cắt bì cho các con trai, Áp-ra-ham đã dâng Y-sác làm con sinh tế. Chúng ta thấy trường hợp của Y sác cầu nguyện cho bà vợ của ông ta, và Y sác chúc phước lành cho Gia cốp và Ê sau trước khi qua đời.
Chính Giô-sép về sau cũng chúc phước cho con cháu của mình trước khi qua đời, tất cả đều nói nên vai trò của người cha trong gia đình như là một thầy tế lễ và là người hướng dẫn cuộc thờ phượng Chúa cho cả gia đình.
Một sử gia đã viết rằng: hình thức tổ chức tôn giáo đầu tiên vào thời các vị thánh tổ rất đơn giản người cha dâng sinh tế hay lễ vật cho Chúa với tư cách là chủ gia đình.
Tuy nhiên, khi dân Do thái đã trở thành một nước dưới quyền lãnh đạo của Môi se thì từ đó đời sống tôn giáo của người Do thái đã trải qua một sự thay đổi lớn lao.
Sử gia Giô sê phút đã nhận đình rằng: “ Chế độ thần quyền ra đời khi Môi se bắt đầu lãnh đạo dân tộc Do thái theo Lời của Đức Chúa Trời” từ thời đại Môi se cho đến khi Do thái trở thành một vương quốc hẳn hoi, rồi bị chia ra thành hai vương quốc sau khi vua Sa-lô-môn băng hà cho đến cả đến thời đại về sau dưới thời các lãnh tụ như Ê-xơ-ra, Ma-la-chi v.v...
Người dân Do thái vẫn sống trong sự chặt chẽ về mặt chính trị, xã hội, và tôn giáo. Đức Chúa Trời là Đấng cai trị tối cao, còn các thầy tế lễ, các nhà vua, các vị tiên tri đều chỉ là những người thi hành ý chỉ của Đức Chúa Trời đối với dân tộc Do thái mà thôi.
Tiên tri Ê-sai đã nói về sau: Chúa Cứu Thế Giê xu cũng nhắc đến đền thờ của dân tộc Do thái mà Chúa gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân.
Tuy nhiên, chúng ta thấy ý niệm Hội Thánh hay giáo hội không xuất hiện trong thời Cựu Ước mặc dù hình thức tôn thờ Chúa đã được tổ chức tập thể cho toàn thể dân Do Thái.
Hội Thánh hay giáo hội của Chúa Cứu Thế Giê xu chỉ được thành lập trong thời Tân ước như là một hình thức tôn giáo có tổ chức.
Trong thời Cựu ước chúng ta chưa thấy chữ Hội Thánh hay giáo hôi xuất hiện chúng ta chỉ thấy toàn thể dân Do thái thờ phượng Chúa tập thể theo thể chế của họ là thể chế thần quyền. Trong thể chết thần quyền chính Đức Chúa Trời trực tiếp cai trị nước Do thái qua các vị tiên tri, vua, và các thầy tế lễ.
Hội Thánh hay giáo hội của Chúa Giê xu chỉ được thành lập trong thời Tân ước mà thôi và cũng kể từ đó mới có tổ chức tôn giáo mà chúng ta gọi là Hội Thánh hay giáo Hội.
Thánh kinh Tân Ước nhấn mạnh đến chỗ đứng của Hội Thánh ( Ê-phê-sô 5:25)
Chúa Cứu Thế Giê xu yêu thương Hội Thánh và Hy sinh vì Hội Thánh ( Ma-thi-ơ 16:18 & Công vụ 15:14) nói đến mục đích chính yếu của Đức Chúa Trời trong thời đại này là thành lập Hội Thánh của Ngài.
Ma-thi-ơ 16:18 ghi lời của Chúa Cứu Thế Giê xu nói với ông Phi-e-rơ rằng: “
Còn sách Công vụ 15:14 thì chép lời của ông Gia-cơ như sau: “
Sứ đồ Phao lô cũng tin rằng: khi ông chưa tin Chúa thì tội lỗi nặng nhất của ông là bắt bớ Hội Thánh của Chúa Giê xu. Phao lô viết trong thư I Cô-rinh-tô 15:9 rằng: “
Định nghĩa về Hội Thánh hay giáo Hội, chúng ta không thể nào định nghĩa được Hội Thánh nếu không dựa vào chính quan điểm của Thánh Kinh Tân Ước.
1/. Hội Thánh của Đức Chúa Trời không phải là Do Thái giáo được cải tiến và tiếp tục.
Mặc dù có một mối quan hệ rất mật thiết và chặt chẽ giữa những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi trải qua mọi thời đại. Nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời do Chúa Cứu thế Giê xu thành lập trên mặt đất này, là một giáo hội hoàn toàn riêng biệt và mới không dính gì đến Do Thái Giáo.
Chúa Cứu Thế Giê xu đã từng ví sánh Hội Thánh của Ngài như là rượu mới và không thể nào đựng được vào bầu da cũ vì như thế sẽ làm cho bầu da cũ bị nứt và rượu mới sẽ chảy ra. Vì thế những phong trào tổ chức Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Giê xu dựa trên những tổ chức của Do thái giáo của thời Cựu Ước là điều sai lầm.
2/. Hội Thánh cũng không phải là một thứ giáo phái
Trong Hội Thánh của Chúa ngày nay có thể có nhiều giáo phái, có nhiều khuynh hướng khác nhau v.v... nhưng Hội Thánh thật sự của Chúa Cứu Thế Giê xu là tập thể của những người đã hưởng được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời suốt qua mọi thời đại.
Trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ Hội Thánh của Chúa đã được xưng là một Hội Thánh hoàn vũ.
3/. Hội Thánh của Chúa thường được hiểu theo hai ý nghĩa:
Chung cho toàn thể hoàn vũ và riêng cho từng địa phương.
Trong nghĩa hoàn vũ Hội Thánh bao gồm tất cả những người đã tin nhận Chúa Cứu Thế Giê xu được tái sinh bởi quyền năng của Đức Thánh Linh và được Đức Chúa Trời tiếp nhận làm con cái của Ngài.
Trong bức thư thứ nhất của sứ đồ Phi-e-rơ: ông đã định nghĩa những người thuộc về Hội Thánh của Đức Chúa Trời là những người được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh đặng vâng phục Chúa Cứu Thế Giê xu. ( I Phi-e-rơ 1:2)
Sứ đồ Phao lô định nghĩa Hội Thánh là những người bất luật ở đâu, thuộc thành phần dân tộc xã hội nào. Nhưng đều đã chịu phép báp têm chung một Đức Thánh linh để hợp lại làm một thân thể. ( I Cô-rinh-tô 12:13)
Trong ý nghĩa hoàn vũ này chúng ta thấy Chúa Cứu thế Giê xu khi tuyên bố thành lập Hội Thánh của Ngài, thì chữ Hội Thánh được dùng ở thể số ít không phải ở thể số nhiều. Chẳng hạn như trong ma-thi-ơ 16:18
Chúa nói rằng: Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này. Chữ Hội Thánh ở đây là thuộc về thể ở số ít.
Ê-phê-sô cũng nói rằng: Chúa Giê xu yêu Hội Thánh và chữ Hội Thánh này cũng ở thể số ít. Những chỗ khác trong Tân ước cũng nói đến Hội Thánh của Chúa trong ý nghĩa là Hội Thánh hoàn vũ bào gồm tất cả mọi người tin theo Chúa Cứu Thế Giê xu thuộc mọi thời đại.
Những hình ảnh được dùng trong Kinh Tân Ước được dùng để ví sánh Hội Thánh cũng ở thể số ít. Chẳng hạn như nói đến Hội Thánh là một tòa nhà của Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế Giê xu là đá góc nhà.
Hội Thánh là đền thờ của Đức Thánh Linh ngự, Hội Thánh của Chúa cũng được ví sánh như là một thân thể mà Chúa Cứu Thế Giê xu là cái đầu. Hội Thánh của Chúa cũng được ví sánh như một trinh nữ đính hôn với chàng rể là Chúa Cứu Thế Giê xu.
Trong ý nghĩa địa phương Hội Thánh là một nhóm người tin nhận Chúa Giê xu ở cũng một địa phương và thường họp lại với nhau tại một chỗ để tôn thờ Chúa và rao giảng Phúc Âm.
Tân ước đề cập đến Hội Thánh được thành lập tại Giê-ru-sa-lem, tại An-ti-ốt, tại Ê-phê-sô, tại Xen cơ rê, tại Cô rinh tô, tại Ga-la-ti, tại Lao-đi xê v.v...
Ngày nay Hội Thánh của Chúa cũng được thành lập tại hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới, và được mang tên của địa phương chẳng hạn như Hội Thánh tại Hà nội, Hội Thánh tại Đà lạt, Hội Thánh tại Huế. V.v...
Cũng có những Hội Thánh đã lấy tên các nhân vật trong Thánh kinh như là Hội Thánh Phao lô, Hội Thánh Gia cơ, Hội Thánh Thô ma, Hội Thánh Phi-e-rơ.
Thật ra, để tránh nhầm với các Hội Thánh khác ở cùng một địa phương.
Hội Thánh của Chúa được thành lập lúc nào? Về thời gian thành lập Hội Thánh hoàn vũ thì cho đến nay vẫn chưa được mọi người đồng ý là lúc nào. Một số người thì chủ trương rằng: Khi Chúa Cứu Thế Giê xu chọn và lập mười hai vị sứ đồ đầu tiên thì đó chính là lúc Hội Thánh đầu tiên được thành lập, lúc Hội Thánh hoàn vũ được thành lập. Và Chúa Giê xu là vị giáo chủ còn mười hai người tiên khởi là mười hai môn đệ đầu tiên.
Nhưng cũng có người chủ trương rằng: Hội Thánh của Chúa bắt đầu chính thức trong ngày lễ ngũ tuần khi Chúa Thánh Linh được giáng xuống cho các môn đồ của Chúa tụ họp tại giê-ru-sa-lem để cầu nguyện như được ghi lại trong sách Công vụ 2.
Riêng về các Hội Thánh trong ý nghĩa địa phương thì không có gì khó khăn ngoại trừ Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem được thành lập cùng một lần với Hội Thánh hoàn vũ trong ngày lễ ngũ tuần. Nếu chúng ta chấp nhận lý thuyết này thì có Hội Thánh khác có ngày thành lập khác nhau tùy theo thời gian thành lập.
Có những Hội Thánh được thành lập ngày vào thế kỷ thứ nhất chỉ sau Giê-ru-sa-lem một thời gian ngắn mà thôi như một số Hội Thánh trong vùng xứ Giu-đê và ở vùng Sa-ma-ri.
Và từ đó cho đến nay Hội Thánh của Chúa được thành lập khắp mọi nơi trong ý nghĩa Hội Thánh địa phương.
Trước khi chúng ta bước qua vai trò của Hội Thánh địa phương.
Nghe bài hát: Sống trong quyền năng của Chúa
Thánh Kinh tân ước cho chúng ta biết các Hội Thánh đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất có mục đích để cho các con cái Chúa hội họp lại một chỗ để tôn thờ Chúa, cầu nguyện Chúa và học hỏi Lời Chúa với nhau.
Công vụ 2:42-47
Đây là Hội Thánh mang rất nhiều đặc thù của người Do thái vì dĩ nhiên tất cả các tín đồ trong Hội Thánh Giê ru sa lem lúc ấy đều là người Do Thái cả.
Mỗi ngày họ đến đền thờ và dĩ nhiên đây là đền thờ của Do thái giáo, việc các tín đồ bán gia tài, điền sản để cung cấp sự cần dùng cho mọi người cũng chỉ có tính cách giai đoạn vì lúc ấy có rất nhiều người Do thái ở các nước khác về hành hương ở Giê ru sa lem, và đã tin nhận Chúa Giê xu và ra nhập vào Hội Thánh của Chúa sau khi nghe sứ đồ Phi e rơ giảng.
Để cung cấp nhu cầu thiết yếu cho những người ấy các tín hữu tại Giê ru sa lem đã lấy tình thương yêu trong Chúa mà bán hết gia tài, điền sản để lấy tiền chăm sóc, nuôi nấng những người ở xa về đang có mặt tại đó.
Tuy nhiên, đây không hẳn là điều mà các Hội Thánh địa phương khác làm.
Một đặc điểm khác của Hội Thánh đầu tiên là họ cử người đi truyền giáo.
Hội Thánh An-ti-ốt là một điển hình trong Công vụ 13 cho chúng ta biết Hội Thánh này đã cử hai nhà lãnh đạo là ông Phao lô và ông Ba na ba đi truyền giáo nơi khác.
Sách Công vụ cho chúng ta biết rằng: trước hết họ được Chúa Thánh Linh hướng dẫn đến thành Sê-sa-ri rồi từ đó đi thuyền đến đảo chíp rơ. Sau đó vì bất đồng ý kiến trong vấn đề chọn người phụ tá và Phao lô và Ba na ba đã chia thành hai đoàn truyền giáo khác nhau. Mỗi người đi mỗi nơi.
Hội Thánh tại Giê ru sa lem có lẽ trong giai đoạn đầu tiên vì quá đông tín hữu nên chưa nghĩ đến việc truyền giáo nơi khác nhưng Chúa đã cho một cơn bắt bớ xảy ra tại thành phố Giê ru sa lem và vì vậy mà họ đã phải chạy tán loạn trong các miền Giu đê và Sa ma ri ( Công vụ 8:4)
Chúa cho họ đi truyền giảng Tin lành bằng cách đưa cơn bắt bớ đến Hội Thánh giê ru sa lem.
Việc truyền giảng Tin lành không phải chỉ do các sứ đồ mà do tất cả các tín hữu đầu tiên và các vị chấp sự nữa.
Mặc dù được cử nên trong việc coi sóc các việc hành chánh của Hội Thánh nhưng các chấp sự như ông Phi líp, Ê tiên đều là những nhà truyền giáo cả.
Ê tiên chỉ giảng được một bài giảng trước mặt công chúng rồi bị tử đạo còn Phi líp thì xuống Sa-ma-ri giảng Tin lành tại đó và được Chúa bảo phải ra tận Sa mạc để đón đường truyền giáo cho một hoạn quan nước Ê thi ô pi đi ngang qua.
Tóm lại, hội thánh của Chúa tại từng địa phương đều có hai nhiệm vụ chính:
1/. Thứ nhất là xây dựng cộng đồng tín hữu tại địa phương trong vấn đề tôn thờ Chúa, cầu nguyện Chúa, học hỏi Lời Chúa và tương trợ lẫn nhau.
2/. Thứ hai sai người đi truyền giáo tại những nơi khác
Hội Thánh cũng dấn thân vào những việc tương trợ xã hội khi các hội thánh khác gặp cảnh khó khăn, đói kém. Thói quen dâng hiến tiền bạc cho Hội Thánh mỗi khi nhóm họp để tôn thờ Chúa cũng được Phao lô xác nhận như ở trong I Cô-rinh-tô 16:2 có chép.
Backlinks
URL : |
Code For Forum : |
HTML Code : |
0 nhận xét